Kết quả nghiên cứu giả thiết 1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa chiều sâu tài chính và tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đang phát triển ở châu á , luận văn thạc sĩ (Trang 35 - 39)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1Kết quả nghiên cứu giả thiết 1

Bảng 4.2: Kiểm định tương quan của giả thuyết 1

Y M2 EXPORT GOV INF POP

Y 1.000000 M2 -0.043768 1.000000 EXPORT -0.053156 0.660225 1.000000 GOV -0.245676 -0.064131 -0.094251 1.000000 INF -0.104849 -0.071911 -0.033846 0.000967 1.000000 POP -0.197141 0.038677 0.164152 0.083369 -0.208339 1.000000

Từ kết quả kiểm định tương quan ở bảng 4.1, ta thấy khơng có hiện tượng tự tương quan giữa các biến độc lập trong mơ hình của giả thiết 1. Giá trị tương quan lớn nhất là 0.66 giữa M2 và EXPORT nhưng vẫn chấp nhận được (nhỏ hơn 80%). Tuy nhiên lưu ý hệ số tương quan giữa Y và M2 là -0.0437, hệ số tương quan giữa Y và EXPORT là -0.0532 thể hiện mối tương quan âm, nghĩa là trái với kỳ vọng ban đầu của tác giả. Liệu vấn đề này có lặp lại trong mơ hình nghiên cứu hay khơng?

Đầu tiên tác giả sử dụng phương pháp hồi quy Pooled OLS để ước lượng giả thiết 1. Đồng thời tác giả cũng lần lượt sử dụng:

 Phương pháp hiệu ứng cố định và hiệu ứng ngẫu nhiên tác động theo thời gian: xem xét ảnh hưởng của sự thay đổi theo thời gian (năm) đối với hàm tăng trưởng GDP.

 Phương pháp hiệu ứng cố định và hiệu ứng ngẫu nhiên tác động theo quốc gia: xem xét ảnh hưởng của sự khác biệt giữa các quốc gia đối với hàm tăng trưởng GDP.

Tác giả sẽ dùng kiểm định Hausman, kiểm định Durbin-Watson, hệ số xác định R2

để chọn mơ hình hồi quy phù hợp nhất. Tóm tắt kết quả hồi quy ở bảng 4.3.

Bảng 4.3: Kết quả hồi quy giả thuyết 1

Biến hồi quy

Biến phụ thuộc Y Pooled

OLS

Hiệu ứng cố định Hiệu ứng ngẫu nhiên

Thời gian Quốc gia Thời gian Quốc gia

(1) (2) (3) (4) (5) M2 Hệ số -0.0054 -0.0049 -0.0443** -0.0051 -0.0165* Prob 0.3153 0.3438 0.0011 0.3242 0.0577 EXPORT Hệ số -0.0012 -0.0045 0.1181** -0.0032 0.0236** Prob 0.8531 0.4637 0.0000 0.6006 0.0302 GOV Hệ số -0.1888** -0.1847** -0.0599 -0.1863** -0.1588** Prob 0.0000 0.0000 0.4557 0.0000 0.0028 INF Hệ số -0.0034** -0.0032** -0.0038** -0.0033** -0.0038** Prob 0.0003 0.0006 0.0000 0.0003 0.0000 POP Hệ số -1.058** -0.9488** -0.4369 -0.9922** -0.8443** Prob 0.0000 0.0000 0.1745 0.0000 0.0022 R2 0.1166 0.2231 0.3395 0.2339 0.1536 Hệ số d của kiểm định Durbin-Watson 0.8890 0.8295 1.1766 0.8543 1.0615

Giá trị Prob của

kiểm định Hausman 0.0084 0.0000

(*): có ý nghĩa thống kê ở mức 10% (**): có ý nghĩa thống kê ở mức 5%

Tại tất cả các kết quả hồi quy, tác giả thấy rằng hệ số của biến M2 đều mang giá trị âm. Kết quả trái ngược với kỳ vọng ban đầu của tác giả về mối quan hệ giữa biến chiều sâu tài chính và tăng trưởng kinh tế. Mặc dù, hệ số của M2 gần về bằng 0, tuy nhiên như vậy tác giả đã khơng quan sát được ảnh hưởng tích cực của M2 đối với GDP. Việc đưa vào các biến giả thời gian của mơ hình FEM hoặc cho phép thành phần sai số của tung độ gốc biến thiên theo thời gian của mơ hình REM khơng tạo ra ảnh hưởng khác biệt so với mơ hình Pooled OLS. Điều đó cho thấy yếu tố thay đổi thời gian không tác động nhiều đến hàm tăng trưởng GDP.

Hệ số của các biến GOV, INF, POP đều âm, nhưng điều này phù hợp với giả định ban đầu của tác giả về tác động tiêu cực của việc gia tăng chi tiêu chính phủ, lạm phát và dân số đến tăng trưởng kinh tế. Hệ số của biến EXPORT trong một số trường hợp mang giá trị âm, nhưng đều khơng có mức ý nghĩa, các trường hợp còn lại thể hiện tác động thuận chiều lên tăng trưởng kinh tế, phù hợp với giả định ban đầu của tác giả.

Để lựa chọn hồi quy phù hợp, tác giả đánh giá lần lượt các yêu cầu sau:

 Về hệ số xác định R2: kết quả hồi quy số 3 có mức độ giải thích được cao nhất, với R2 = 33.95%.

 Về kiểm định DW: chỉ có kết quả hồi quy số 3 và số 5 đạt u cầu vì khơng có sự tương quan trong mơ hình (1<d<3).

 Về kiểm định Hausman đối với hiệu ứng tác động theo thời gian hoặc theo quốc gia đều cho giá trị p-value < 5%, nghĩa là nên chọn mơ hình FEM, hay nên chọn kết quả 2 hoặc 3.

Qua đó, kết quả hồi quy số 3 là kết quả hồi quy được tác giả lựa chọn do có hệ số R2 tốt nhất, đáp ứng điều kiện khơng có sự tương quan trong mơ hình và phù hợp với kết quả kiểm định cho rằng nên lựa chọn mơ hình FEM khi xem xét yếu tố tác động theo quốc gia.

Yit = – 0.0443*M2it + 0.1181*EXPORTit – 0.0599*GOVit – 0.0038*INFit – 0.4369*POPit + 2.1082 (4.1)

Bảng 4.4: Kết quả hồi quy giả thiết 1 bằng mơ hình FEM (tác động quốc gia)

Dependent Variable: Y Method: Panel Least Squares Date: 09/23/13 Time: 19:55 Sample: 1994 2011

Periods included: 18 Cross-sections included: 30

Total panel (balanced) observations: 540 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

M2 -0.044349 0.013535 -3.276688 0.0011 EXPORT 0.118128 0.020433 5.781304 0.0000 GOV -0.059924 0.080272 -0.746504 0.4557 INF -0.003817 0.000848 -4.503398 0.0000 POP -0.436909 0.321324 -1.359715 0.1745 C 2.108242 1.488290 1.416553 0.1572 Effects Specification Cross-section fixed (dummy variables)

R-squared 0.339525 Mean dependent var 3.719972

Adjusted R-squared 0.295057 S.D. dependent var 4.924577

S.E. of regression 4.134719 Akaike info criterion 5.739335

Sum squared resid 8633.429 Schwarz criterion 6.017492

Log likelihood -1514.620 Hannan-Quinn criter. 5.848121

F-statistic 7.635317 Durbin-Watson stat 1.176581

Prob(F-statistic) 0.000000

Trong kết quả hồi quy này hệ số của GOV và POP khơng có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%. Trong khi đó, hệ số M2 là -0.0443 tại mức ý nghĩa 0.11% cho thấy có tồn tại mối quan hệ nghịch biến giữa tăng trưởng kinh tế và chiều sâu tài chính. Nghĩa là các quốc gia Châu Á trong giai đoạn 1994-2012 khơng có được ảnh hưởng tích cực từ chiều sâu tài chính. Việc gia tăng cung tiền mở rộng trên GDP đã không mang lại hiệu quả như kỳ vọng ban đầu của tác giả. Kết quả này phù hợp với

Rousseau và Wachtel (2005, 2007)4, Loayza và Ranciere (2006), Hasan, Koetter, Lensink và Meesters (2009), Dabos và Gantman (2010). Tuy nhiên, lưu ý trong cung tiền mở rộng M2 có bao gồm tiền mặt, nếu lượng tiền mặt trong M2 chiếm tỷ lệ cao thì dẫn đến khả năng xảy ra lạm phát, lượng tiền lưu thông trong dân cư nhiều hơn được đầu tư vào các tài sản tài chính nên có thể chỉ mang lại tác động tiêu cực cho tăng trưởng kinh tế. Để có cái nhìn đầy đủ hơn về vấn đề này, chúng ta tiếp tục nghiên cứu kết quả giả thiết 2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa chiều sâu tài chính và tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đang phát triển ở châu á , luận văn thạc sĩ (Trang 35 - 39)