Mơ hình cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa chiều sâu tài chính và tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đang phát triển ở châu á , luận văn thạc sĩ (Trang 32 - 34)

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4.3Mơ hình cụ thể

3.4 Mô tả các biến

3.4.3Mơ hình cụ thể

Với tập các biến và mơ hình tổng qt ở (3.1) như trên, tác giả diễn giải thành 3 mơ hình chi tiết như sau:

 Giả thiết 1: nhằm xem xét mức độ tác động của cung tiền mở rộng M2 đến tăng trưởng kinh tế.

Yit = α +β*M2it1*EXPORTit2*GOVit3*INFit4*POPitit (3.2)

 Giả thiết 2: nhằm xem xét mức độ tác động của cung tiền (M2-M1) đến tăng trưởng kinh tế.

Yit = α +β*QUASIit +µ1*EXPORTit +µ2*GOVit +µ3*INFit +µ4*POPit +εit (3.3)

 Giả thiết 3: nhằm xem xét mức độ tác động của tỷ lệ tín dụng tư nhân đến tăng trưởng kinh tế

Yit = α +β*PRIVATEit1*EXPORTit2*GOVit3*INFit4*POPitit (3.4)

Mối quan hệ tích cực giữa chiều sâu tài chính đã được nhiều tác giả chứng minh như King và Levine (1993), Murinde và Eng (1994), Klein và Olivei (1999), Levine, Loayza, Beck (2000), Chang và Caudill (2005), Gries, Kraft và Meierrieks (2009), Sangjoon (2012)… Các quốc gia có tỷ lệ cung tiền mở rộng cao tức chiều sâu tài chính gia tăng thì tạo điều kiện cho tăng trưởng tốt hơn. Thậm chí King và Levine (1993) còn kiểm chứng được rằng phát triển tài chính là một chỉ số tốt để dự đoán sự tăng trưởng kinh tế dài hạn trong vòng từ 10 đến 30 năm tiếp theo. Một quốc gia có nền tài chính phát triển được kỳ vọng sẽ mang lại tăng trưởng cao do

các thúc đẩy về lưu thông nguồn vốn, gia tăng tiếp cận nguồn vốn cho sản xuất và tiêu dùng, đa dạng các dịch vụ tài chính hỗ trợ như bảo hiểm, quản lý tài sản, đánh giá rủi ro, thẩm định hoặc các cơ hội đầu tư, đầu cơ sinh lời.

Tuy nhiên các tác giả như Demetriades và Hussein (1996), Rousseau và Wachtel (2005, 2007), Loayza và Ranciere (2006), Hasan, Koetter, Lensink và Meesters (2009), Dabos và Gantman (2010)… đã khơng tìm thấy hoặc tìm thấy mối quan hệ khá yếu giữa chiều sâu tài chính và GDP. Các chỉ số đại diện cho chiều sâu tài chính cao chưa chắc đã phản ánh hệ thống tài chính vững vàng và an tồn.

Như vậy các biến chiều sâu tài chính ảnh hưởng thuận chiều hay ngược chiều với GDP vẫn là câu hỏi đặt ra. Liệu đối với các nước đang phát triển Châu Á, có thể kỳ vọng rằng chiều sâu tài chính sẽ mang lại khả năng tăng trưởng cao hay không? Về mặt cá nhân, tác giả vẫn kỳ vọng các mối quan hệ giữa biến tài chính và tăng trưởng kinh tế sẽ là thuận chiều. Một quốc gia có chiều sâu tài chính càng cao, nghĩa là quốc gia đó có hệ thống trung gian tài chính với quy mơ lớn, tỷ lệ thanh tốn tiền mặt giảm được thay thế bằng các phương thức thanh toán qua ngân hàng, nguồn vốn huy động dồi dào và tiếp tục chảy vào hệ thống doanh nghiệp tư nhân để thúc đẩy sản xuất kinh doanh… từ đó góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Bảng 3.1: Mơ tả kỳ vọng dự kiến của mơ hình:

TT Các biến Kỳ vọng dự kiến

Đồng biến (+)/ Nghịch biến (-)

Nhóm biến chiều sâu tài chính

Giả thiết 1 β*M2 (+)

Giả thiết 2 β*QUASI (+)

Giả thiết 3 β*PRIVATE (+)

Nhóm biến giải thích khác

1 µ1*EXPORT (+)

2 µ2*GOV (-)

3 µ3*INF (-)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa chiều sâu tài chính và tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đang phát triển ở châu á , luận văn thạc sĩ (Trang 32 - 34)