Cơ sở lý thuyết về lợi nhuận và thuộc tính đại diện cho chất lượng lợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu trách nhiệm xã hội và lợi nhuận của các công ty niêm yết tại việt nam (Trang 33 - 37)

Chương 2 : Cơ sở lý thuyết

2.2. Cơ sở lý thuyết về lợi nhuận và thuộc tính đại diện cho chất lượng lợ

nhuận

Lợi nhuận là một trong các chỉ tiêu quan trọng trong việc quyết định đầu tư của cổ đông, cung cấp thông tin cho người sử dụng thông tin bao gồm cả ngân hàng, chính phủ, cơ quan chức năng khác và là cơ sở căn cứ để nhà quản lý thực hiện lựa chọn các chiến lược hoạt động phù hợp với tình hình tài chính của cơng ty.

Đối với cổ đông hay nhà đầu tư, lợi nhuận cung cấp các chỉ tiêu mà từ đó cho thấy kết quả hoạt động của doanh nghiệp, từ doanh thu sau khi trừ đi các chi phí như giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí lãi vay…thì thu được lãi hoặc lỗ là bao nhiêu và tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận giữa năm này và các năm trước ra sao. Lợi nhuận qua đó cung cấp một bức tranh khá tổng thể để nhìn vào cơ cấu các yếu tố tạo thành, có thể hiểu được tình hình hoạt động của doanh nghiệp, làm cơ sở đánh giá và ra quyết định đầu tư hay không. Ở phạm vi này, cổ đông hay nhà đầu tư luôn mong muốn thông tin lợi nhuận được công bố đầy đủ, công khai, trung thực và hợp lý.

Đối với nhà quản lý hay nhà quản trị, vì lợi nhuận là cơ sở để phản ánh kết quả làm việc của họ trong cách tư duy tổ chức của hoạt động và việc đề ra các chiến lược quản lý nâng cao hiệu quả kinh tế, là một trong các chỉ tiêu đánh giá năng lực của nhà quản lý. Do đó, mục tiêu trong ngắn hạn của nhà quản lý hay nhà quản trị,

đông để thu được lợi ích cho họ bằng các mức thưởng, tăng lương, gia tăng chế độ phúc lợi và có được mức trợ cấp tốt hơn.

Đối với các đối tượng sử dụng thơng tin khác như ngân hàng, chính phủ, cơ quan thuế, thống kê thì mong đợi kết quả lợi nhuận để có thể dễ dàng phân loại, tập hợp dữ liệu, quan tâm đến kết quả đầu vào ảnh hưởng đến đầu ra. Đồng thời xem xét trên bình diện chính sách chung và các chế độ kế tốn, tài chính có ảnh hưởng phù hợp để tạo ra các báo cáo mà ở đó lợi nhuận là đáng tin cậy hay không.

Do lợi ích của mỗi đối tượng là khác nhau, dẫn đến các mong đợi đối với mức lợi nhuận cũng theo đó là khác nhau mà những khác biệt này có thể là những xung đột lợi ích dẫn đến tác động nghịch. Một số nhóm lợi ích có thể gây ảnh hưởng đến quyết định điều chỉnh lợi nhuận để đáp ứng u cầu. Cổ đơng có thể gây áp lực đến nhà quản lý để điều chỉnh lợi nhuận làm tăng giá cổ phiếu trên thị trường niêm yết. Nhà quản lý tìm cách hướng kế toán viên hạch toán ghi nhận doanh thu sai thời điểm hoặc điều chỉnh các ước tính trong trích trước chi phí để đạt mức lợi nhuận như mong muốn. Như vậy, kết quả của chỉ tiêu lợi nhuận cần được đánh giá và kiểm tra tính đúng đắn và đầy đủ để đánh giá được chất lượng lợi nhuận, qua đó, làm cơ sở đúng đắn cho các quyết định kinh tế.

Có nhiều nghiên cứu về chất lượng của lợi nhuận, khi bàn về khái niệm, vẫn chưa có một khái niệm đầy đủ và thống nhất. Theo Healy và Wahlen (1999) quan tâm đến chất lượng của lợi nhuận ở khía cạnh lợi nhuận phải phản ánh đầy đủ hoạt động tài chính trong thực trạng kinh tế tại giai đoạn báo cáo. Lang và cộng sự (2003) nghiên cứu và đánh giá một lợi nhuận có chất lượng sẽ có ít điều chỉnh bởi nhà quản trị, phản ánh đầy đủ và chính xác tình hình hoạt động của công ty kể cả các thông tin bất lợi. Dechow và Schrand (2004) chất lượng lợi nhuận nằm ở việc phản ánh kết quả hiện tại và cung cấp thơng tin để có thể đánh giá kết quả hoạt động trong tương lai.

cơ sở thị trường, mở rộng thêm ba thuộc tính bao gồm khả năng phản ánh xác thực giá trị, tính kịp thời và tính thận trọng.

Trong nghiên cứu này tác giả đồng tình với quan điểm trong nghiên cứu của Beneish và Varus (2002), Penman và Zhang (2002), Richardson (2003) khi sử dụng tính bền vững của lợi nhuận làm đại diện cho chất lượng lợi nhuận. Bởi vì việc thay đổi lợi nhuận trong một thời ngắn thể hiện tính khơng ổn định của lợi nhuận, từ đó có thể xem xét được các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trong đó cần chú ý đến các tác động chủ quan để điều chỉnh lợi nhuận từ nhà quản trị, kế toán… Một số điều chỉnh trong ước tính kế tốn hay việc sử dụng các kỹ thuật của kế tốn cũng góp phần làm thay đổi các chỉ tiêu ảnh hưởng đến lợi nhuận. Tuy nhiên, việc so sánh lợi nhuận cần được nhìn nhận trong khoảng thời gian dài để có đánh giá đầy đủ về sự tăng trưởng, sự thay đổi. Các nhà sử dụng thơng tin cần phân tích tính tồn diện của các chỉ tiêu để hiểu được hoạt động của doanh nghiệp, ví dụ như việc tăng thu nhập khác do thanh lý hàng loạt tài sản hay hàng hóa làm tăng lợi nhuận trong năm nay nhưng đây khơng phải có hoạt động kinh doanh thơng thường. Việc tăng hay giảm lợi nhuận tùy vào mục đích kinh doanh, tùy thuộc vào chiến lược của doanh nghiệp để theo đó có các giao dịch phản ánh trên báo cáo tài chính là đầy đủ và hợp lý. Lợi nhuận là một đại diện thể hiện lợi nhuận đạt chất lượng hay khơng. Tính bền vững thể hiện ở khái niệm thời gian dài, có sự ổn định của tăng trưởng và chủ yếu duy trì ở các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2.2.1. Đo lường lợi nhuận

Dựa vào nghiên cứu của Lev (1983), Kormendi và Lipe (1987), Ali và Zarowin (1992) đã đưa ra mơ hình tự hồi quy bậc nhất của lợi nhuận hàng năm nhằm đo lường tính bền vững của lợi nhuận như sau:

Xj, t+1 = Bo + B1Xj,t + v j,t Trong đó:

Xj, t+1: lợi nhuận ròng từ hoạt động kinh doanh trên tổng tài sản của công ty j trong năm t+1

Xj,t: lợi nhuận ròng từ hoạt động kinh doanh trên tổng tài sản của công ty j trong năm t

Mơ hình nhằm đo lường tính bền vững của lợi nhuận dựa vào hệ số dốc B1 thể hiện giá trị trung bình của lợi nhuận năm tới thay đổi theo bao nhiêu phần trăm khi giá trị của lợi nhuận năm nay tăng một phần trăm với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Hệ số dốc nếu gần bằng 0 có nghĩa là lợi nhuận thay đổi bất thường, khơng có mối liên hệ giữa năm hiện tại và năm tiếp theo. Nếu hệ số dốc gần bằng hoặc lớn hơn 1, thể hiện có mối tương quan của lợi nhuận năm hiện hành và lợi nhuận năm tiếp theo.

Mở rộng nghiên cứu theo Wilson (1987), Bernard và Stober (1989), Ou và Penman (1989), Bernard và Thomas (1990), Lev và Thiagarajan (1993) và Dechow và các cộng sự (1995) đã đưa ra cách đo lường lợi nhuận dựa vào ba chỉ tiêu: lợi nhuận, khoản trích trước và dịng tiền.

Trong đó:

Lợi nhuận (Earnings) = 𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑡ừ ℎ𝑜ạ𝑡 độ𝑛𝑔 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 Khoản trích trước (Accrual) = 𝑇𝑟í𝑐ℎ 𝑡𝑟ướ𝑐

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛

Dịng tiền (Cash Flow) = 𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑡ừ ℎ𝑜ạ𝑡 độ𝑛𝑔−𝑇𝑟í𝑐ℎ 𝑡𝑟ướ𝑐 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu trách nhiệm xã hội và lợi nhuận của các công ty niêm yết tại việt nam (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)