.2 Tiêu chí đánh giá tham gia trách nhiệm xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu trách nhiệm xã hội và lợi nhuận của các công ty niêm yết tại việt nam (Trang 45 - 48)

- Bước 3: Phân tích nội dung để tìm kiếm các kết quả phù hợp: việc phân tích cần được thực hiện chi tiết và kỹ càng để đảm bảo rằng không bỏ qua các nội dung trọng yếu và các chỉ tiêu đang cần được đánh giá. Vì hình thức trình bày cũng như nội dung trên các báo cáo của các công ty là khác nhau, do đó, cần đọc và tìm kiếm kỹ lưỡng trên từng mục, từng phần. - Bước 4: Xác định các biến phụ thuộc dựa vào báo cáo tài chính, báo cáo

thường niên trên website: http://static2.vietstock.vn, trong đó:

o Chỉ tiêu lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: mã số 30 trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

o Chỉ tiêu tổng tài sản: mã số 270 trên bảng cân đối kế toán

o Chỉ tiêu tổng nợ: mã số 300 trên bảng cân đối kế tốn

o Chỉ tiêu khoản trích trước: mã số 315 và 333 trên bảng cân đối kế tốn

- Bước 5: Tính tốn các chỉ tiêu đã thu thập được bằng việc chấm điểm:

o Đối với các chỉ tiêu được tìm kiếm trong báo cáo tài chính, sau khi liệt kê được các chỉ tiêu trên các tài khoản thuộc bảng cân đối kế toán, báo cáo hoạt động kinh doanh thì thực hiện áp dụng công thức để tính tốn.

o Đối với các chỉ tiêu được tìm kiếm trong báo cáo thường niên, báo cáo phát triển bền vững để đo lường chỉ tiêu trách nhiệm xã hội,

thực hiện chấm điểm theo việc trả lời các câu hỏi trong từng yếu tố trách nhiệm xã hội, nếu có thì được chấm là 1, ngược lại là 0. Tổng điểm cao nhất là 19 điểm, tương đương với hệ số là 1. Sau đó có được tổng số điểm theo việc sàng lọc nội dung và tự chấm điểm các chỉ tiêu thì tiến hành tính theo tỷ trọng tổng điểm có được chia cho tổng điểm cao nhất để ra được hệ số tổng CSR tương ứng.

Ngược lại, nếu khơng có báo cáo thường niên, báo cáo phát triển bền vững thì thì CSR tổng được chấm điểm bằng 0.

- Bước 6: Phát triển các chỉ số đo lường trách nhiệm xã hội

3.3.2.2. Phương pháp kiểm định Independent Sample T-test

Kiểm định t-test trung bình 2 mẫu được sử dụng để kiểm tra xem giá trị trung bình của một biến ở 2 mẫu độc lập có bằng nhau hay không? Trong bài nghiên cứu này, chúng ta tiến hành kiểm định để phân tích so sánh giữa hai nhóm có cơng bố và khơng cơng bố báo cáo trách nhiệm xã hội với các biến có ý nghĩa thống kê với mơ hình như lợi nhuận, trích trước và dịng tiền. Với giá trị 1 có nghĩa là cơng ty có cơng bố báo cáo trách nhiệm xã hội, giá trị 0 có nghĩa là cơng ty khơng có cơng bố báo cáo trách nhiệm xã hội.

3.3.2.3. Phương pháp hồi quy

Mơ hình hình hồi quy được áp dụng trong nghiên cứu này tập trung vào bốn loại mơ hình: mơ hình dữ liệu chéo, mơ hình tác động cố định, mơ hình tác động ngẫu nhiên và mơ hình đặc trưng đồng nhất Pooled OLS.

STT Loại mơ hình Mục đích sử dụng

1 Mơ hình hồi quy

đa biến

Sử dụng để xác định mối quan hệ giữa các biến phụ thuộc và biến độc lập, cụ thể là phân tích mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội tổng và các thành phần đối với lợi nhuận

2 Mơ hình Pooled

OLS

Xem xét các hệ số không đổi với giả định thông thường cho dữ liệu chéo và kiểm soát theo năm. Phương pháp này giả định rằng các biến hồi quy không tương quan với các lỗi, hoặc sự chặn và độ dốc đều bằng nhau cho tất cả các dữ liệu.

3 Mơ hình REM Giả định rằng các ảnh hưởng

riêng biệt khơng quan sát được chính alf các biến ngẫu nhiên và khơng có tương quan với biến độc lập hoặc biến dự báo trong mơ hình.

4 Mơ hình FEM Sử dụng để kiểm tra mối quan hệ giữa các biến dự báo và các biến kết quả trong một công ty. Những ảnh hưởng của đặc tính thời gian bất biến sẽ được loại bỏ bằng việc sử dụng mơ hình FEM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu trách nhiệm xã hội và lợi nhuận của các công ty niêm yết tại việt nam (Trang 45 - 48)