Mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu trách nhiệm xã hội và lợi nhuận của các công ty niêm yết tại việt nam (Trang 38 - 43)

Chương 2 : Cơ sở lý thuyết

3.2. Mơ hình nghiên cứu

3.2.1. Lựa chọn và đo lường biến nghiên cứu (phần giả thuyết được đưa vào theo từng biến lựa chọn) vào theo từng biến lựa chọn)

3.2.1.1. Biến kiểm soát

Dựa theo các nghiên cứu của Boesso và Kumar (2007); Dowell và cộng sự (2000) và Cheng và Wang (2011) để sử dụng các biến kiểm soát bao gồm ngành, địn bẩy tài chính và quy mơ cơng ty với giả định rằng ba biến kiểm sốt có khả năng ảnh hưởng đến mối quan hệ của trách nhiệm xã hội và tính bền vững của lợi nhuận.

- Ngành

Ngành được phân loại dựa vào cơ cấu kinh tế, hay mục đích hoạt động của doanh nghiệp trong từng lĩnh vực để cùng tạo ra một sản phẩm hoặc cung cấp cùng

một loại dịch vụ... Mỗi ngành đều có những tính chất và đặc điểm hoạt động đặc thù mà qua đó thể hiện được tác động của ngành lên mối quan hệ của trách nhiệm xã hội và tính bền vững của lợi nhuận. Nhìn chung, các cơng ty thuộc ngành sản xuất hoặc ngành liên quan đến hoạt động có ảnh hưởng lớn đến môi trường như khai khống, dầu mỏ, sản xuất, cơng nghiệp thì có nhiều báo cáo trách nhiệm xã hội hơn các công ty hoạt động về thương mại hay dịch vụ. Những ảnh hưởng hai chiều giữa công ty và môi trường, việc sử dụng tài nguyên hay việc xả thải ngược lại cung cấp nhiều sự tập trung của dư luận nhiều hơn vì thơng tin và các sự kiện ảnh hưởng trực tiếp hơn. Qua việc thể hiện mối quan hệ trách nhiệm xã hội, bằng các báo cáo của mình, các cơng ty cịn thể hiện các chỉ tiêu tài chính để đảm bảo hoạt động tài chính hiệu quả, trong đó lợi nhuận cũng được tập trung cao. Đồng tình với các nghiên cứu của Hackston và Milne (1996); Bayoud và cộng sự (2012), tác giả xác định biến kiểm soát ngành trong nghiên cứu bằng việc phân thành nhóm: tài chính và bất động sản mang giá trị là 1, cịn những nhóm ngành khác sẽ mang giá trị là 0.

- Địn bẩy tài chính

Địn bẩy tài chính là cơng cụ để so sánh giữa nợ phải trả với vốn chủ sở hữu, xem xét trên khả năng điều tiết thành quả tài chính của doanh nghiệp. Một cơng ty có thể được xem là có rủi ro nếu nợ phải trả vượt quá nhiều lần so với vốn chủ sỡ hữu và có thể được đánh giá khả năng mất khả năng thanh toán trong mối quan tâm của khả năng hoạt động liên tục. Mối quan hệ giữa địn bẩy tài chính và trách nhiệm xã hội được thể hiện trong nghiên cứu của Barbosa và Lori (2005). Kapopoulos và Lazaretou (2007) cịn tìm thấy mối quan hệ mà ở đó ý nghĩa thống kê được đo lường và đánh giá phù hợp. Brammer và Pavelin (2006) cho rằng, nếu địn bẩy tài chính của cơng ty thấp thì chủ nợ sẽ giảm áp lực đến các bên liên quan. Một cơng ty có địn bẩy tài chính cao, nghĩa là nợ phải trả lớn thì khả năng phải trả lãi vay sẽ nhiều. Theo Jensen và Meckling (1976) đánh giá, nếu địn bẩy tài chính cao thì cơng ty có thể bị phá sản nên sẽ có nhiều khả năng cơng ty sẽ cố gắng đầu tư vào các hoạt động trách nhiệm xã hội với mong đợi chi phí đại diện sẽ giảm xuống.

Một số nghiên cứu đưa ra kết quả tương quan âm có nghĩa là địn bẩy tài chính cao trong cơng ty thì sẽ khơng có nhiều hoạt động xã hội được diễn ra như trong nghiên cứu của Belkaoui (1989), Ho (2011). Một số nghiên cứu khác của Echave và Bahati (2010), Roberts (2002) lại cho rẳng, khơng có bất kỳ mối quan hệ nào giữa địn bẩy tài chính so với hoạt động trách nhiệm xã hội.

Qua nghiên cứu này, tác giả muốn thử nghiệm một lần nữa để kiểm chứng có hay khơng mối quan hệ giữa biến kiểm sốt địn bẩy tài chính với mối quan hệ của trách nhiệm xã hội và lợi nhuận. Công thức đo lường địn bẩy tài chính được đề nghị theo công thức bằng tỷ lệ nợ trên tổng tài sản theo mơ hình nghiên cứu của Aras và Aybars (2010).

- Quy mô công ty

Theo Liston-Heyes và Ceton (2009) thì một cơng ty có quy mơ lớn thì thường có nhiều hoạt động, nhiều nguồn lực được nhiều sự quan tâm từ cộng đồng hơn do đó danh tiếng là rất quan trọng và cần được xây dựng trong mối quan hệ của hoạt động trách nhiệm xã hội.

Một số nghiên cứu tìm thấy mối tương quan dương, có nghĩa là nếu cơng ty có qui mơ lớn thì hoạt động trách nhiệm xã hội sẽ tăng bởi vì các cơng ty lớn thì có nhiều tiềm lực, nhiều hoạt động cần tập trung cho sự phát triển của công ty. Bên cạnh đó, mối tương quan dương cũng được thể hiện trong các nghiên cứu về mối quan hệ giữa quy mơ cơng ty và thành quả tài chính. Một số nghiên cứu điển hình được tham khảo như Waddock và Graves (1997), Nelling và Webb (2009) và Cormier và Gordon (2001).

Mặt khác, một số nghiên cứu lại cho rằng khơng có mối quan hệ giữa quy mô công ty với trách nhiệm xã hội và thành quả tài chính như các nghiên cứu của Cheng và Wang (2011), Roberts (1992) và Misha và Suar (2010).

Mặc dù chưa có nghiên cứu thể hiện rõ mối quan hệ giữa quy mô công ty đối với lợi nhuận, do đó, bằng nghiên cứu này, tác giả đưa ra các giả thuyết để kiểm định liệu rằng quy mơ cơng ty có mối quan hệ với lợi nhuận hay không.

Trong nghiên cứu cứu này, cách đo lường quy mô công ty được lựa chọn bằng cách lấy Ln của tổng tài sản theo nghiên cứu của Clarkson và cộng sự năm (2008,2011).

3.2.1.2. Biến phụ thuộc

- Lợi nhuận – EARN = Thu nhập từ hoạt động / Tổng tài sản trung bình - Khoản trích trước - ACCR = Trích trước / Tổng tài sản trung bình

- Dịng tiền – CF = (Thu nhập từ hoạt động – Trích trước) / Tổng tài sản trung bình

3.2.1.3. Biến độc lập

- CSR_môi trường (CSR_env): chỉ số trách nhiệm với môi trường của công ty

- CSR_Người lao động (CRS_empl): chỉ số trách nhiệm với người lao động của công ty

- CSR_Cộng đồng (CSR_com): chỉ số trách nhiệm với cộng đồng của công ty

- CSR_Sản phẩm (CSR_prod): chỉ số trách nhiệm với sản phẩm của công ty

3.2.2. Mơ hình nghiên cứu

Hình 3.1 : Khung nghiên cứu

Dựa vào khung nghiên cứu, tác giả tiến hành nghiên cứu các mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và tính bền vững của lợi nhuận thông qua các yếu tố ảnh hưởng. Đối với trách nhiệm xã hội, xác định bởi bốn đối tượng trong đó: mơi trường (CSR_Môi trường); người lao động (CSR_Người lao động); cộng đồng (CSR_Cộng đồng); sản phẩm (CSR_Sản phẩm). Tiếp theo, ba yếu tố của lợi nhuận được đại diện bởi: Lợi nhuận (Earnings); Trích trước (Accrual) và Dịng tiền (CF). Cuối cùng, khung nghiên cứu có bao gồm ba biến kiểm sốt, đó là: quy mơ cơng ty; ngành và địn bẩy tài chính.

Mơ hình ban đầu được đề xuất như sau:

EARN = Bo + B1 CSR + B2 IND + B3 SIZE + B4 LEV ACCR = Bo + B1 CSR + B2 IND + B3 SIZE + B4 LEV CF = Bo + B1 CSR + B2 IND + B3 SIZE + B4 LEV

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) CSR_Môi trường CSR_Người lao động CSR_Cộng đồng CSR_Sản phẩm TÍNH BỀN VỮNG CỦA LỢI NHUẬN - Lợi nhuận (Earnings) - Trích trước (Accruals) - Dịng tiền (Cash Flow)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu trách nhiệm xã hội và lợi nhuận của các công ty niêm yết tại việt nam (Trang 38 - 43)