Biến quan sát Yếu tố
1 (CE) 2 (CO) 3 (PI) 4 (PV)
CE_3 0.87 0.05 -0.11 0.13 CE_4 0.85 0.07 0.02 0.25 CE_5 0.75 -0.09 0.03 0.34 CE_2 0.73 0.04 -0.08 0.26 CE_6 0.69 -0.03 -0.01 0.37 CO_1 0.00 0.85 0.09 -0.06 CO_3 0.11 0.83 0.28 -0.03 CO_2 -0.10 0.81 0.11 -0.07 CO_4 0.06 0.79 0.21 -0.13 PV_5 -0.11 0.08 0.85 -0.12 PV_2 -0.01 0.29 0.76 -0.05 PV_4 0.09 -0.08 0.75 0.05 PV_3 -0.01 0.37 0.70 -0.08 PV_1 -0.16 0.31 0.69 -0.03 PI_1 0.33 0.01 -0.13 0.81 PI_3 0.33 -0.09 -0.04 0.81 PI_5 0.23 -0.14 0.00 0.80 PI_2 0.42 -0.14 -0.07 0.76 Eigenvalue 5.72 3.98 1.83 1.09 Phương sai trích 31.78 53.91 64.10 70.13
Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả
4.3. Kiểm định thang đo bằng CFA
Hiện nay, phương pháp phân tích cấu trúc tuyến tính SEM được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu thị trường, bởi nó khơng những tính được sai số đo lường, mà còn cho phép kết hợp các khái niệm tiềm ẩn với đo lường của chúng, đồng thời xem xét các đo lường độc lập hay kết hợp chung với mơ hình nghiên cứu cùng một lúc (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2008).
Đối với kiểm định thang đo, phương pháp CFA trong SEM cho phép kiểm định cấu trúc lý thuyết của các thang đo lường như mối quan hệ giữa một khái niệm
nghiên cứu với các khái niệm khác mà không bị chệch sai số đo lường (Steenkamp và van Trijp, 1991; dẫn theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2008).
Để đo lường mức độ phù hợp của mơ hình với thơng tin thị trường, nghiên cứu này sử dụng các chỉ tiêu Chi-square (CMIN), Chi-square điều chỉnh theo bậc tự do (Chi-square/df), chỉ số thích hợp so sánh (CFI-comparative fit index), chỉ số Tucker & Lewis (TLI-Tucker & Lewis index) và chỉ số RMSEA (root mean square error approximation). Một mơ hình được xem là thích hợp với dữ liệu thị trường khi kiểm định Chi-square có P-value > 0.05. Tuy nhiên, Chi-square có nhược điểm là phụ thuộc vào kích thước mẫu. Theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2008), nếu mô hình nhận được các giá trị TLI, CFI ≥ 0.9, Chi-square/df ≤ 2, RMSEA ≤ 0.08 thì mơ hình được xem là phù hợp (tương thích) với dữ liệu thị trường.
Các chỉ tiêu đánh giá trong bước phân tích này bao gồm: (1) Hệ số tin cậy tổng hợp (composite reliability)
(2) Tổng phương sai trích được (variance extracted) (3) Tính đơn hướng (Unidimensionality)
(4) Giá trị hội tụ (convergent validity) (5) Giá trị phân biệt (discriminant validity)
(6) Giá trị liên hệ lý thuyết (nomological validity)
Các chỉ tiêu từ (1) đến (5) được đánh giá trong mơ hình thang đo. Chỉ tiêu (6) được đánh giá trong mơ hình lý thuyết (Anderson & Gerbing, 1988; dẫn theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2008).
Phương pháp ước lượng Maximum likelihood được sử dụng để ước lượng các tham số trong các mơ hình.
4.3.1. Kiểm định thang đo tính vị chủng tiêu dùng
Mơ hình CFA của thang đo tính vị chủng tiêu dùng được trình bày trong Hình 4.1. Kết quả kiểm định cho thấy:
- Mơ hình thang đo tính vị chủng tiêu dùng có độ phù hợp với dữ liệu thị
trường. Các chỉ tiêu đo lường đáp ứng tiêu chuẩn cho phép, Chi-square =
7.041, số bậc tự do df = 4 với giá trị p = 0.134 (> 0.05). Đồng thời TLI = 0.991 và CFI = 0.996 (≥ 0.9); Chi-square/df = 1.760 (≤2) và RMSEA = 0.049 (≤0.08).
- Tuy nhiên, thang đo này khơng đạt u cầu về tính đơn hướng vì sai số
của biến CE_5 và CE_6 có tương quan với nhau.
- Hệ số tin cậy tổng hợp đạt 0.88, tổng phương sai trích đạt 60%. Như vậy thang đo đáp ứng tiêu chuẩn về hệ số tin cậy tổng hợp và tổng phương
sai trích.
Hình 4.1: Mơ hình CFA của thang đo tính vị chủng tiêu dùng (chuẩn hóa)
- Các trọng số (chuẩn hóa) đều đạt yêu cầu >0.5, đồng thời các trọng số (chưa chuẩn hóa) đều có ý nghĩa thống kê (p<5%). Trung bình trọng số đạt 0.77. Do đó, các biến quan sát dùng để đo lường khái niệm tính vị chủng tiêu dùng đạt được giá trị hội tụ.
4.3.2. Kiểm định thang đo hiệu ứng quốc gia xuất xứ
Mơ hình CFA của thang đo hiệu ứng quốc gia xuất xứ được trình bày trong Hình 4.2. Kết quả kiểm định cho thấy:
- Các chỉ tiêu đo lường đáp ứng tiêu chuẩn cho phép, Chi-square = 1.707, số bậc tự do df = 1 với giá trị p = 0.191 (> 0.05). Đồng thời Chi-square/df = 1.707 (≤2); TLI = 0.993 và CFI = 0.999 (≥ 0.9); và RMSEA = 0.047 (≤0.08). Như vậy, mơ hình này có độ phù hợp với dữ liệu thị trường.
- Tuy nhiên, thang đo này khơng đạt u cầu về tính đơn hướng vì sai số
của biến CO_1 và CO_2 có tương quan với nhau.
- Hệ số tin cậy tổng hợp đạt 0.86, tổng phương sai trích đạt 62%. Như vậy thang đo đáp ứng tiêu chuẩn về hệ số tin cậy tổng hợp và tổng phương
sai trích.
Hình 4.2: Mơ hình CFA của thang đo hiệu ứng quốc gia xuất xứ (chuẩn hóa)
- Các trọng số (chuẩn hóa) đều đạt yêu cầu >0.5, đồng thời các trọng số (chưa chuẩn hóa) đều có ý nghĩa thống kê (p<5%). Trung bình trọng số đạt 0.78. Do đó, các biến quan sát dùng để đo lường khái niệm hiệu ứng quốc gia xuất xứ đạt được giá trị hội tụ.
4.3.3. Kiểm định thang đo giá trị cảm nhận đối với siêu thị ngoại
Trước khi tiến hành CFA, thang đo giá trị cảm nhận đối với siêu thị ngoại có 5 biến quan sát. Tuy nhiên khi phân tích CFA thì nhận thấy biến PV_4 (Giá cả hàng hóa của ST ngoại hợp lý hơn ST nội) có trọng số chuẩn hóa chỉ đạt 0.48, nhỏ hơn so với mức tiêu chuẩn cho phép (0.5). Do đó, biến quan sát PV_4 bị loại ra khỏi thang đo giá trị cảm nhận đối với siêu thị ngoại. Việc loại biến này giúp khái niệm giá trị cảm nhận đối với siêu thị ngoại gia tăng giá trị hội tụ.
Thang đo sau khi điều chỉnh được trình bày trong hình 4.3.
Hình 4.3: Mơ hình CFA của thang đo giá trị cảm nhận đối với siêu thị ngoại (chuẩn hóa)
Nguồn: Xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả
Kết quả kiểm định cho thấy:
- Các chỉ tiêu đo lường đáp ứng yêu cầu, với Chi-square = .000, số bậc tự do df = 1 với giá trị p = 0.996 (> 0.05). Đồng thời Chi-square/df = .000 (≤2);
TLI = 1 và CFI = 1 (≥ 0.9); và RMSEA = .000 (≤0.08). Như vậy, mơ hình này có độ phù hợp với dữ liệu thị trường.
- Thang đo sau khi điều chỉnh cịn 4 biến quan sát, và khơng đạt u cầu về tính đơn hướng vì sai số của biến PV_5 và PV_3 có tương quan với nhau. - Hệ số tin cậy tổng hợp đạt 0.84, tổng phương sai trích đạt 56%. Như vậy
thang đo đáp ứng tiêu chuẩn về hệ số tin cậy tổng hợp và tổng phương
sai trích.
- Các trọng số (chuẩn hóa) đều đạt yêu cầu >0.5, đồng thời các trọng số (chưa chuẩn hóa) đều có ý nghĩa thống kê (p<5%). Trung bình trọng số đạt 0.75. Do đó, các biến quan sát dùng để đo lường khái niệm giá trị cảm nhận đối với siêu thị ngoại đạt được giá trị hội tụ.
4.3.4. Kiểm định thang đo ý định mua sắm tại siêu thị nội
Hình 4.4: Mơ hình CFA của thang đo ý định mua sắm tại siêu thị nội (chuẩn hóa)
Nguồn: Xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả
Mơ hình CFA của thang đo ý định mua sắm tại siêu thị nội được trình bày trong Hình 4.2. Kết quả kiểm định cho thấy:
- Các chỉ tiêu đo lường đáp ứng tiêu chuẩn cho phép, Chi-square = 0.397, số bậc tự do df = 2 với giá trị p = 0.82 (> 0.05). Đồng thời Chi-square/df =
0.198 (≤2); TLI = 1 và CFI = 1 (≥ 0.9); và RMSEA = 0.000 (≤0.08). Như vậy, mơ hình này có độ phù hợp với dữ liệu thị trường.
- Thang đo này đạt yêu cầu về tính đơn hướng vì khơng có tương quan sai số.
- Hệ số tin cậy tổng hợp đạt 0.89, tổng phương sai trích đạt 67%. Như vậy thang đo đáp ứng tiêu chuẩn về hệ số tin cậy tổng hợp và tổng phương
sai trích.
- Các trọng số (chuẩn hóa) đều đạt yêu cầu >0.5, đồng thời các trọng số (chưa chuẩn hóa) đều có ý nghĩa thống kê (p<5%). Trung bình trọng số đạt 0.82. Do đó, các biến quan sát dùng để đo lường khái niệm ý định mua sắm tại siêu thị nội đạt được giá trị hội tụ.
4.3.5. Kiểm định giá trị phân biệt giữa các khái niệm nghiên cứu
Các khái niệm nghiên cứu được kiểm định giá trị phân biệt thông qua một mơ hình đo lường tới hạn (Hình 4.5).
Kết quả phân tích SEM cho thấy mơ hình tới hạn có 109 bậc tự do, giá trị Chi- square = 215.2 với p = .000. Đồng thời Chi-square/df = 1.974 (≤2); TLI = 0.957 và CFI = 0.965 (≥ 0.9); và RMSEA = 0.056 (≤0.08). Như vậy, mơ hình này có độ tương thích với dữ liệu thị trường.
Các hệ số tương quan kèm với sai lệch chuẩn cho thấy chúng đều khác với 1 (xem Bảng 4.3). Vì vậy, có thể kết luận các khái niệm tính vị chủng tiêu dùng (CE), hiệu ứng quốc gia xuất xứ (CO), giá trị cảm nhận đối với siêu thị ngoại (PV) và ý định mua sắm tại siêu thị nội (PI) đạt được giá trị phân biệt.
Hình 4.5: Kết quả CFA mơ hình đo lường tới hạn
Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả