Nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 34 - 37)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.3 Các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan

2.3.2 Nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Vinh (2016) cũng đề cập tác động của vốn ngân

hàng đến lợi nhuận và RRTD tại các NHTMVN. Bài nghiên cứu dựa trên dữ liệu của 30 NHTM, gồm 232 quan sát trong giai đoạn từ 2007-2014. Nghiên cứu dùng phương pháp GMM để xử lý các hiện tượng có thể xảy ra như hiện tượng nội sinh, phương sai thay đổi và tự tương quan.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ nợ xấu năm hiện hành và tỷ lệ nợ xấu với độ trễ 1 năm tác động cùng chiều và có mức ý nghĩa 1% với biến phụ thuộc. Trong quá khứ, nếu tỷ lệ nợ xấu cao, thể hiện khả năng quản trị cũng như chất lượng hoạt động của ngân hàng không tốt. Điều này ảnh hưởng đến sự gia tăng nợ xấu hiện tại của ngân hàng. Tỷ lệ VCSH với độ trễ 1 năm ảnh hưởng nghịch biến với tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng. Các ngân hàng với vốn hóa nhỏ sẽ gặp nhiều khó khăn với rủi ro danh mục cho vay (bởi vì sự đa dạng hóa danh mục cho vay là ít và chỉ tập trung được vào một vài khách hàng mục tiêu) và tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Ngược lại, vốn hóa cao sẽ giúp các

ngân hàng có thể đa dạng hóa danh mục cho vay theo nhiều đối tượng, ngành nghề lĩnh vực… và do đó, giảm nguy cơ gặp phải RRTD.

Tỷ suất sinh lời trên VCSH (ROE) có tác động ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu. Ngân hàng có ROE cao, việc kiểm soát và quản lý nợ xấu tốt hơn, hạn chế được RRTD. Ngược lại, tăng trưởng tín dụng với độ trễ 1 năm có tác động cùng chiều với nợ xấu ngân hàng. Điều này là do thực trạng các ngân hàng cạnh tranh thị phần, áp lực chỉ tiêu cho vay với mục tiêu lợi nhuận cao, các tiêu chuẩn cho vay được hạ thấp, đánh giá tài sản đảm bảo dưới chuẩn…để tăng trưởng tín dụng, từ đó dẫn đến hiện trạng nợ xấu tăng cao trong tương lai. Tương tự, biến quy mơ ngân hàng có tác động cùng chiều đến nợ xấu. Điều này có thể giải thích như sau, các ngân hàng lớn sẽ bắt đầu gia tăng rủi ro bởi việc tăng dư nợ cho vay, do đó, nhiều khoản nợ xấu có thể xảy ra. Ở VN, các ngân hàng lớn như NHTM Nhà nước có nhiều chi nhánh và phịng giao dịch, việc quản lý yếu kém và khó kiểm sốt nợ xấu hơn. Ngồi ra, các ngân hàng như Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN, Ngân hàng TMCP Công thương VN, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển VN, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nơng thơn cung cấp nhiều khoản tín dụng cho các DNNN, nhưng các doanh nghiệp này thường hoạt động không hiệu quả, việc đánh giá các khoản nợ này khơng được kiểm sốt chặt chẽ, do đó, nợ xấu tăng lên. Đối với các yếu tố vĩ mơ, GDP có tác động ngược chiều và lạm phát tác động cùng chiều đến RRTD tại ngân hàng với mức ý nghĩa 1%. Trong trường hợp lạm phát tăng cao, chính sách tiền tệ sẽ được thắt chặt và gây nhiều khó khăn đến người đi vay, giảm khả năng chi trả và nợ xấu tăng lên. Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi khơng có ý nghĩa thống kê trong nghiên cứu này.

Bài nghiên cứu của Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản (2014) phân tích các yếu tố tác động RRTD của hệ thống NHTM VN. Dữ liệu được thu thập từ 26 NHTM trong giai đoạn 2009-2012.

Với phương pháp ước lượng OLS, mơ hình có hiện tượng tự tương quan bậc nhất giữa các sai số và biến nội sinh, kết quả thu được không vững và không hiệu quả. Do đó, bài nghiên cứu dùng phương pháp ước lượng GMM để đảm bảo kết quả khắc phục được hai hiện tượng trên. Kết quả của mơ hình như sau:

RRTD ngân hàng trong quá khứ với độ trễ một năm tác động cùng chiều đến RRTD năm hiện hành.

Tăng trưởng tín dụng có tác động cùng chiều đến RRTD nhưng khơng có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng với độ trễ một năm có tác động ngược chiều đến RRTD ở mức ý nghĩa 1%. Tăng trưởng tín dụng với độ trễ hai năm tác động ngược chiều đến RRTD nhưng khơng có ý nghĩa thống kê.

Quy mô ngân hàng tương quan cùng chiều với RRTD nhưng khơng có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%.

Trong khi đó, biến tỷ lệ tăng trưởng GDP năm hiện hành tác động ngược chiều đến RRTD nhưng khơng có ý nghĩa thống kê. Vì GDP năm hiện hành khơng ảnh hưởng ngay đến RRTD mà cần có độ trễ nhất định thì sự tác động này mới rõ nét. Vì thế, trong mơ hình này, tỷ lệ tăng trưởng GDP với độ trễ một năm có tác động ngược chiều mạnh đến RRTD và có ý nghĩa ở mức 5%.

Bài nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Điệp và Nguyễn Minh Kiều (2015), phân tích

ảnh hưởng của các yếu tố đặc điểm ngân hàng đến RRTD, sử dụng các phương pháp ước lượng mơ hình, gồm ước lượng mơ hình hồi quy OLS, ước lượng mơ hình hồi quy với các tác động cố định (FEM) và ước lượng mơ hình hồi quy với các tác động ngẫu nhiên (REM). Sau đó, bài nghiên cứu sử dụng kiểm định Hausman (1978) để lựa chọn mơ hình phù hợp. Dữ liệu sử dụng là dữ liệu thứ cấp thu thập từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán của 32 NHTM VN từ năm 2010 đến 2013.

Kết quả hồi quy trong bài nghiên cứu thì mơ hình phù hợp là mơ hình FEM, các biến tỷ lệ tăng tưởng tín dụng, tổng dư nợ của ngân hàng, tỷ lệ giữa chi phí hoạt động và thu nhập hoạt động có tác động cùng chiều, trong khi đó biến tỷ lệ giữa thu nhập ròng trước chi phí dự phịng RRTD và tổng dư nợ tín dụng tác động ngược chiều. Tăng trưởng tín dụng tác động cùng chiều với RRTD là vì các ngân hàng khi cạnh tranh để tăng dư nợ tín dụng thì nguy cơ gặp RRTD sẽ tăng theo. Tương tự, quy mơ ngân hàng cũng có mối quan đồng biến với RRTD, quy mơ càng lớn thì RRTD càng nhiều. Cuối cùng, biến tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động tác động đồng biến với rủi ro tín dụng. Ngân hàng với việc quản lý chi phí hoạt động yếu kém sẽ làm gia tăng RRTD nhiều hơn so với các ngân hàng khác. Sự kém hiệu quả trong chi phí là khi các ngân hàng huy động nguồn vốn trên thị trường liên ngân hàng với chi phí cao hơn nhiều so với huy động từ các khoản tiền gửi tiết kiệm, nguyên nhân có thể từ việc ngân hàng không thể thu hồi các khoản cho vay khi đáo hạn. Do đó, đối với các ngân hàng này, RRTD ở mức cao hơn so với ngân hàng khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)