CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
2.4 Các yếu tố đặc trưng và yếu tố vĩ mơ tác động đến rủi ro tín dụng
2.4.2 Yếu tố đặc trưng của ngân hàng
Ngồi các yếu tố vĩ mơ tác động đến RRTD thì bên cạnh đó, những yếu tố đặc trưng của ngân hàng cũng tác động đáng kể đến RRTD, như quy mơ ngân hàng, tính hiệu quả trong hoạt động, kỳ hạn tín dụng… (Messai and Jouini, 2013).
Quy mô ngân hàng ảnh hưởng đến RRTD của ngân hàng và mối quan hệ này là
nghịch biến như trong kết quả nghiên cứu của Salas và Saurina (2002), Jin-Li Hu và cộng sự (2004). Các ngân hàng với quy mơ lớn có nhiều khả năng để đa dạng hóa danh mục cho vay, từ đó hạn chế được RRTD. Ngân hàng quy mô nhỏ hơn thì khơng có nhiều điều kiện cũng như khả năng để đa dạng hóa danh mục như ngân hàng có quy mơ vốn lớn (Tehulu and Olana, 2014). Theo nghiên cứu của Jin-Li Hu và cộng sự (2004), ngân hàng với quy mơ lớn có nhiều nguồn lực để quyết định chất lượng tín dụng. Theo kết quả nghiên cứu về tình hình của các NHTM VN trong bài nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Vinh (2005), Nguyễn Thị Ngọc Điệp và Nguyễn Minh Kiều
(2015), biến quy mơ ngân hàng có mối quan đồng biến với RRTD. Ngân hàng càng có quy mơ lớn thì RRTD càng nhiều. NHTM có mạng lưới rộng khắp với các chi nhánh, phịng giao dịch, nếu trình độ quản lý yếu kém, khả năng kiểm sốt nợ xấu khơng cao, do đó, khả năng ngân hàng với quy mơ lớn dễ dẫn đến tình trạng RRTD tăng cao hơn. Ngồi ra, các ngân hàng có quy mơ vốn lớn thì thường tập trung cho vay ở một nhóm đối tượng khách hàng như các doanh nghiệp Nhà nước, các tập đồn, tổng cơng ty Nhà nước… RRTD tiềm ẩn khi các doanh nghiệp này hoạt động khơng hiệu quả.
Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng một cách nhanh chóng cũng như vốn ngân hàng sụt giảm
đột ngột là một dấu hiệu khơng ổn về tình hình tài chính của ngân hàng. Đó có thể là dấu hiệu sớm cho thấy vấn đề về nợ xấu của ngân hàng trong tương lai (Das and Ghosh, 2007). Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng tăng lên tạo sức ép gia tăng RRTD. Đó là vì trong thời kỳ tín dụng tăng trưởng nhanh chóng, các điều kiện tín dụng được nới lỏng, hạ chuẩn cho vay, do đó, RRTD ngày càng tăng do những quy định khơng cịn được chặt chẽ khi ngân hàng cấp tín dụng (Tehulu and Olana, 2014). Tuy nhiên, nghiên cứu của Võ Thị Qúy và Bùi Ngọc Toản (2014) về tình hình các NHTM VN, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng với độ trễ 1 năm tác động nghịch biến đến RRTD. Đây cũng là kết quả nghiên cứu của Robert T. Clair (1992) về tình hình của các ngân hàng ở Texas trong giai đoạn 1976 – 1990.
Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng nguồn vốn huy động cũng là một yếu tố tác động đến
RRTD tại các ngân hàng. Tỷ lệ đạt mức cao có ý nghĩa, ngân hàng thực hiện cho vay nhiều trong khi nguồn vốn huy động không đủ để đáp ứng nhu cầu cho vay ấy. Điều này dẫn đến tình trạng thanh khoản của ngân hàng sẽ gặp vấn đề khi ngân hàng không kịp thu hồi vốn cho vay nhưng đến hạn trả tiền gửi cho khách hàng, RRTD tăng lên. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Tehulu và Olana (2014), Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015) đều có kết quả tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng nguồn vốn huy động tác động ngược chiều với RRTD nhưng khơng có ý nghĩa thống kê.
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) càng tăng thì ngân hàng có nhiều động lực tạo
ra những danh mục có sự đa dạng hóa về rủi ro để gia tăng lợi nhuận. Điều này làm cho RRTD trong tương lai tăng lên (Moussa, 2015). Nghiên cứu của Messai và Jouini (2013) tại các ngân hàng của Ý, Hy Lạp và Tây Ban Nha cho thấy, tỷ suất sinh lợi ROA tác động nghịch biến đến RRTD. Các ngân hàng với suất sinh lợi cao, lợi nhuận nhiều, khả năng quản trị rủi ro tốt, do đó, RRTD của các ngân hàng này ở mức thấp. Một ngân hàng với cơ cấu nguồn vốn có sự tham gia của vốn đầu tư nước ngoài sẽ làm gia tăng RRTD (Ayaydin and Karakaya, 2014). Trong “Lý thuyết đại diện”, cổ đông với một danh mục đầu tư được đa dạng hóa sẽ có nhiều động lực trong việc chấp nhận rủi ro cao để có lợi nhuận cao tương xứng, trong khi đó, các giám đốc điều hành, quản lý sẽ ít chấp nhận rủi ro để bảo vệ vị trí của mình hiện tại và những lợi ích cá nhân có thể đạt được (Fama and Jensen, 1983). Đó chính là sự xung đột lợi ích giữa cổ đơng và nhà quản lý. Vì vậy, các nhà đầu tư nước ngồi sẽ chấp nhận rủi ro để đạt lợi nhuận kỳ vọng cao hơn, tỷ lệ vốn của nhà đầu tư nước ngồi càng cao thì RRTD càng nhiều.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 đã giới thiệu một cách tổng quát về RRTD, yếu tố tác động đến RRTD và hậu quả mà rủi ro này gây ra cho hệ thống ngân hàng nói riêng, nền kinh tế nói chung. Qua đó có thể thấy rằng, có ba ngun nhân chính dẫn đến RRTD, yếu tố đến từ nền kinh tế, yếu tố từ chính nội tại ngân hàng và yếu tố từ khách hàng. Trong đó, tỷ lệ VCSH của ngân hàng cũng là một trong các yếu tố nội tại ảnh hưởng đến RRTD của ngân hàng.
Đồng thời, đề tài giới thiệu một vài nghiên cứu thực nghiệm trước đây trên thế giới phân tích về yếu tố tác động đến RRTD. Như nghiên cứu của William R. Keeton và Charles Morris (1987), Ahlem Selma Messai và Fathi Jouini (2013), Dimitrios P. Louzis, Angelos T. Vouldis và Vasilios L. Metaxas (2010), Jin-Li Hu, Yang Li và Yung-Ho Chiu (2004), Tilahun Aemiro Tehulu và Dugasa Rafisa Olana (2014), Hasan Ayaydin và Aykut Karakaya (2014) và một số nghiên cứu khác… Bên cạnh đó, đề tài cũng giới thiệu một số nghiên cứu trong nước về vấn đề RRTD tại ngân hàng. Những nghiên cứu này dựa trên thực tiễn của nền kinh tế cũng như hệ thống tài chính ngân hàng hiện tại của VN.