CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3 Thảo luận kết quả nghiên cứu
Tỷ lệ VCSH trên tổng nguồn vốn có mối quan hệ đồng biến với tỷ lệ DPRR tại mức ý
nghĩa 5%, hệ số xác định là 0.011%. Điều này có nghĩa là cứ 1% tăng lên trong tỷ lệ VCSH trên tổng nguồn vốn thì tỷ lệ DPRR cũng tăng lên 0.011%. Kết quả đồng biến trong mối quan hệ giữa hai biến này cũng đã được kiểm chứng qua nghiên cứu trước đây của Ayaydin và Karakaya (2014); Altunbas và cộng sự (2007). Các ngân hàng
thường có khuynh hướng tăng vốn lên tương ứng với tỷ lệ tăng của RRTD. Tuy nhiên, kết quả này trái với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015).
Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng trong mơ hình này ngược chiều với tỷ lệ dự phòng RRTD
tại mức ý nghĩa 5% và có hệ số là 0.0439%. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Robert T. Clair (1992) về các ngân hàng ở Hoa Kỳ giai đoạn 1976- 1990 nhưng không cùng kết quả với nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Điệp, Nguyễn Minh Kiều (2015). Tác động ngược chiều này trong một môi trường các ngân hàng cạnh tranh lẫn nhau để tăng chỉ tiêu tín dụng khi nền kinh tế ổn định. Mặc dù, tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn này nhưng ngân hàng vẫn xét duyệt dựa trên các tiêu chuẩn đã được đề ra trước đó, chất lượng tín dụng vẫn đảm bảo ổn định, tránh những trường hợp có thể phát sinh nợ xấu xảy ra trong tương lai. Theo Ủy ban Basel, ngân hàng tăng trưởng tín dụng bằng các khoản vay có hệ số rủi ro thấp thì RRTD sẽ theo chiều hướng giảm. Do đó, với mơ hình này, tăng trưởng tín dụng cao nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng, khả năng trả nợ của người đi vay nên RRTD được kiểm sốt.
Biến quy mơ ngân hàng có mối quan hệ đồng biến với tỷ lệ dự phòng RRTD tại mức
ý nghĩa 1%, hệ số là 0.1987%. Mối quan hệ đồng biến này cùng kết quả với giả thuyết “Quá lớn nên không thể phá sản” và kết quả nghiên cứu Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015) và nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Điệp, Nguyễn Minh Kiều (2015). Quy mô ngân hàng càng lớn, nguồn vốn dồi dào, ngân hàng càng dễ dàng chấp nhận rủi ro để kỳ vọng các khoản cho vay có rủi ro mang lại lợi nhuận cao hơn. Ở VN, các NHTM lớn thường tập trung cung cấp tín dụng cho các đối tượng là DNNN, tập đồn, tổng cơng ty Nhà nước… trong khi đó, những doanh nghiệp này hiệu quả hoạt động kinh doanh khơng cao, tiềm ẩn rủi ro do có thể sử dụng vốn vay tại nhiều ngân hàng khác nhau. Từ đó RRTD của các ngân hàng này có khả năng tăng cao. Do đó, đối với hệ thống ngân hàng VN, các ngân hàng có quy mơ lớn thường ẩn chứa RRTD cao hơn.
Biến tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngồi có tác động ngược chiều đến tỷ lệ dự
phòng RRTD với mức ý nghĩa thống kê 5%. Kết quả này trái với kết quả nghiên cứu của Ayaydin và Karakaya (2014). Trên thị trường tài chính VN, các ngân hàng có tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngồi càng cao có hai ý nghĩa:
Ngân hàng có chất lượng hoạt động tốt, thu hút được dòng vốn của nhà đầu tư ngoại. Chất lượng hoạt động được thể hiện qua lợi nhuận tăng trưởng đều và ổn định, hệ thống giám sát, quy trình chặt chẽ, đảm bảo an tồn trong quá trình hoạt động, hạn chế rủi ro có thể xảy ra, trong đó chất lượng tín dụng được đảm bảo để RRTD khơng vượt tầm kiểm sốt.
Ngân hàng với sự tham gia góp vốn, quản lý của nhà đầu tư nước ngoài sẽ được tiếp cận các kinh nghiệm của hệ thống quản lý ngân hàng trên thế giới. Từ đó, các vấn đề về rủi ro được kiểm sốt tốt.
Do đó, các ngân hàng với vốn đầu tư nước ngồi càng cao thì tỷ lệ RRTD càng thấp.
Biến tỷ lệ tăng trưởng GDP năm hiện hành có tác động ngược chiều với biến phụ
thuộc, mức ý nghĩa thống kê 1%. Kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu của Louzis và cộng sự (2010), Salas and Saurina (2002), Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015). Kết quả này cho thấy, tăng trưởng GDP của nền kinh tế sẽ tạo nguồn thu nhập cho người dân, tình trạng hoạt động của các doanh nghiệp được ổn định, doanh thu và lợi nhuận đủ bù đắp cho các khoản vay tại ngân hàng, tỷ lệ RRTD cũng sẽ được giảm thấp.
Các biến yếu tố đặc trưng khác của ngân hàng như tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng nguồn vốn huy động, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) đều có tác động nghịch biến với RRTD nhưng khơng có ý nghĩa thống kê. Tương tự, tỷ lệ lạm phát thơng qua chỉ số CPI có mối quan hệ đồng biến với RRTD nhưng khơng có ý nghĩa thống kê. Lạm phát cao làm cho các chi phí trả nợ gốc và lãi vay tăng cao, dẫn đến tình trạng người đi vay gặp khó khăn để hồn thành nghĩa vụ trả nợ của mình, nợ xấu có xu hướng tăng lên.
Tuy nhiên, tác động này cần có độ trễ nhất định, nên trong năm hiện hành, mối quan hệ giữa CPI và RRTD khơng có ý nghĩa thống kê.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Đề tài thực hiện hồi quy lần lượt theo các mơ hình hồi quy bình phương nhỏ nhất OLS, hồi quy với các yếu tố tác động cố định (FEM) và yếu tố tác động ngẫu nhiên (REM). Sau khi thực hiện các kiểm định về phương sai thay đổi, tự tương quan, đa cộng tuyến, kiểm định Hausman, kiểm định F và kiểm định Breusch Pagan Lagrangian Multiplier, đề tài chọn mơ hình phù hợp là mơ hình hồi quy bình phương nhỏ nhất tổng quát (GLS). Dựa trên kết quả hồi quy, các biến tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản, quy mơ ngân hàng có tác động đồng biến đến biến tỷ lệ dự phòng RRTD. Các biến tỷ lệ tăng trưởng tín dụng ngân hàng, tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngồi, tỷ lệ tăng trưởng GDP có mối quan hệ nghịch biến với biến phụ thuộc. Các biến còn lại gồm tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng nguồn vốn huy động, tỷ suất sinh lợi ROA và tỷ lệ lạm phát (CPI) khơng có ý nghĩa thống kê với tỷ lệ dự phòng RRTD.