CHƯƠNG 4 MƠ HÌNH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2. Dữ liệu nghiên cứu
Luận văn sử dụng dữ liệu của các ngân hàng, dữ liệu vĩ mô của Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2017 để phân tích mức độ cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam. Dữ liệu của các ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam được thu thập từ các báo cáo tài chính của các ngân hàng, bao gồm bảng cân đối kế toán, bảng kết quả hoạt động kinh doanh và thuyết minh báo cáo tài chính, được tổng hợp bởi StoxPlus; trong khi đó, dữ liệu thể hiện đặc điểm kinh tế vĩ mô của Việt Nam được thu thập từ trang Ngân hàng Thế giới (WorldBank).
Ngồi ra, để có được mẫu nghiên cứu cuối cùng khi tiến hành phân tích mức độ cạnh tranh của các NHTMCP VN, luận văn thực hiện việc loại trừ các ngân hàng thương mại cổ phần khơng có sẵn dữ liệu liên tục từ năm 2007– 2017 hoặc các ngân hàng không công bố báo cáo tài chính trong năm tài chính, đồng thời luận văn cũng thực hiện loại trừ các ngân hàng thương mại cổ phần có tình hình hoạt động yếu kém trong thời gian vừa qua, cụ thể các ngân hàng thương mại cổ phần bị mua lại bởi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) với giá 0 đồng hoặc các ngân hàng thương mại cổ phần bị sáp nhập vào các ngân hàng thương mại cổ phần khác theo chủ trương của NHNN.
Cho nên, mẫu nghiên cứu cuối cùng của luận văn bao gồm 24 NHTMCP đang hoạt động tại Việt Nam trong đó có 03 ngân hàng quốc doanh (Ngân Hàng TMCP Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam, Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam và Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam) và 21 ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân khác. Cụ thể danh sách các ngân hàng thương mại cổ phần đang hoạt động tại Việt Nam được lựa chọn để nghiên cứu mức độ cạnh tranh cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh của các NHTMCP VN được trình bày trong phần 1.4.2.