Mức độ cạnh tranh của các NHTMCP Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích mức độ cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 57 - 59)

CHƯƠNG 4 MƠ HÌNH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4. Mức độ cạnh tranh của các NHTMCP Việt Nam

Để đo lường mức độ cạnh tranh, luận văn đo lường chi phí biến bằng cách hồi quy phương trình tổng chi phí và sau đó tính tốn chỉ số Lerner bằng cách lấy chênh lệch giữa giá đầu ra và chi phí biên trên giá đầu ra như đã trình bày trong phần 4.3.1. Kết quả thu được mức độ cạnh tranh của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu dựa trên chỉ số Lerner và chi tiết được trình bày trong phụ lục 02 của luận văn. Hình 4.1 thể

hiện diễn biến mức độ cạnh tranh bình quân của các NHTMCP Việt Nam theo năm từ 2007 – 2017. Dựa vào hình 4.1 có thể thấy rằng, mơi trường kinh doanh cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại của Việt Nam hết sức khốc liệt vào năm 2008 (với giá trị của chỉ số Lerner trong năm 2008 là thấp nhất) và tình trạng này lại tái hiện trong những năm 2011 – 2013 (với giá trị của chỉ số Lerner suy giảm đến năm 2013 đạt 0.31). Tuy nhiên, trong những năm sau đó (từ 2014 – 2017), cạnh tranh giữa các ngân hàng có sự hạ nhiệt với giá trị của chỉ số Lerner có xu hướng gia tăng liên tục trong những năm này và đạt 0.37 ở năm 2017.

Từ diễn biến mức độ cạnh tranh bình quân của các NHTMCP Việt Nam theo năm từ 2007 – 2017, có thể giải thích sự suy giảm mạnh mẽ trong chỉ số Lerner ở năm 2008 là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu 2007 – 2008 cũng như năm 2008 là năm nhiều ngân hàng được thành lập gia nhập ngành ngân hàng. Cụ thể, khi khủng hoảng tài chính xảy ra, nền kinh tế phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn, lạm phát tăng mạnh, khi đó các ngân hàng bắt buộc phải chạy đua lãi suất để có thể đạt được lợi nhuận cao có được từ việc thu lãi vay. Điều này làm cho lãi suất liên ngân hàng liên tục tăng trong thời gian này với mức lãi suất liên ngân hàng cao nhất lên đến 27%/năm. Kết quả là cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra mạnh mẽ. Đồng thời, nhiều ngân hàng mới được thành lập và gia nhập ngành ngân hàng trong năm 2008. Điều này làm cho mức độ cạnh tranh của ngành ngân hàng càng gia tăng.

Những năm 2011 – 2013, các Ngân hàng tiếp tục tham gia cuộc chạy đua lãi suất ở hai sản phẩm truyền thống của Ngân hàng là huy động và cho vay. Điều này tiếp tục làm cho mức độ cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại ngày càng diễn ra gay gắt hơn.

Hình 4.1. Mức độ cạnh tranh của các NHTMCP VN trong giai đoạn 2007 - 2017

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả đo lường Lerner Tuy nhiên, sang những năm 2014 – 2017, Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành các thương vụ mua lại và sáp nhập các ngân hàng yếu kém vào các ngân hàng hoạt động hiệu quả cao theo đề án tái cấu trúc. Chẳng hạn như ngày 22/05/2015, Ngân hàng TMCP Phát triển nhà ĐBSCL chính thức sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Hoặc thương vụ sáp nhập Ngân hàng TMCP Phương Nam vào Ngân hàng TMCP Sài gịn Cơng Thương hồn tất vào ngày 01/10/2015. Cho nên trong những năm này mức độ cạnh tranh của ngành ngân hàng giảm thiểu (tương ứng với sức mạnh thị trường của các ngân hàng ngày càng gia tăng).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích mức độ cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)