Biến Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Trung vị Giá trị lớn nhất Số quan sát Lerner 0.3395 0.0780 0.1168 0.3420 0.6515 253
Cap 0.1042 0.0573 0.0406 0.0880 0.4624 253 Size 31.893 1.235 28.420 31.973 34.723 253 Llp 0.0103 0.0080 0.0000 0.0081 0.0503 253 Eff 0.5072 0.1633 0.2198 0.4865 1.9077 253 Gdpgr 0.0609 0.0058 0.0525 0.0621 0.0713 253 Inf 0.0836 0.0638 0.0063 0.0705 0.2312 253
Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu bằng phần mềm định lượng Stata 13. Trong đó, Lerner đại diện mức độ cạnh tranh được tính bởi chỉ số Lerner trong phần 4.3.1 của luận văn, Cap là vốn ngân hàng được tính bởi tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, Size là quy mơ ngân hàng được tính bởi logarithm tự nhiên của tổng tài sản, Llp đại diện rủi ro tín dụng được tính bởi chi phí trích lập dự phịng rủi ro tín dụng trên dư nợ cho vay, Eff đại diện cho hiệu quả chi phí được tính bởi tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động, Gdpgr là tăng trưởng kinh tế được tính bởi phần trăm thay đổi trong GDP của Việt Nam ở năm t so với năm t – 1, Inf là lạm phát được tính bởi phần trăm thay đổi trong chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam ở năm t so với năm t - 1.
Size đại diện cho quy mơ của các ngân hàng có giá trị bình qn đạt 31.893 và
có giá trị độc lệch chuẩn xấp xỉ 1.235. Điều này cho thấy rằng nhìn chung các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu đang có tổng tài sản bình qn đạt 143194 tỷ VNĐ. Hơn thế nữa, có sự khác biệt trong chiến lược mở rộng kinh doanh của các ngân hàng và cũng như các ngân hàng có quy mơ thay đổi theo thời gian. Cụ thể, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long năm 2007 là ngân hàng có giá trị Size thấp nhất với giá trị Size đạt 28.420, cho thấy rằng đây là ngân hàng có quy mơ nhỏ nhất trong mẫu nghiên cứu. Ngược lại, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển năm 2017 là ngân hàng có giá trị Size cao nhất với giá trị Size đạt 34.723, cho thấy rằng đây là ngân hàng có quy mơ lớn nhất trong mẫu nghiên cứu.
Llp đại diện cho rủi ro tín dụng của các ngân hàng có giá trị bình quân đạt
0.0103 và có giá trị độc lệch chuẩn xấp xỉ 0.0080. Điều này cho thấy rằng nhìn chung các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu đang chấp nhận chi phí trích lập dự phịng rủi ro tín dụng chiếm khoảng 1.03% dư nợ cho vay của ngân hàng. Hơn thế nữa, có sự khác biệt trong rủi ro tín dụng của các ngân hàng và cũng như các ngân hàng có chi phí trích lập dự phịng rủi ro tín dụng khác nhau theo thời gian. Cụ thể, có 03 quan sát (Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội năm 2012, 2013 và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong năm 2014) khơng trích lập chi phí dự phịng rủi ro tín dụng với giá trị LLp bằng 0. Ngược lại, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải năm 2016 là ngân hàng có giá trị Llp cao nhất với giá trị Llp đạt 0.0505, cho thấy rằng đây là ngân hàng có rủi ro tín dụng cao nhất trong mẫu nghiên cứu của luận văn.
Eff đại diện cho hiệu quả chi phí của các ngân hàng có giá trị bình qn đạt 0.5072 và có giá trị độc lệch chuẩn xấp xỉ 0.1633. Điều này cho thấy rằng nhìn chung các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu đang có chi phí hoạt động chiếm khoảng 50.72% tổng thu nhập hoạt động ngân hàng đạt được. Hơn thế nữa, có sự khác biệt trong hiệu quả chi phí của các ngân hàng và cũng như các ngân hàng có hiệu quả chi phí khác nhau theo thời gian. Cụ thể, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội năm 2007 là ngân hàng có giá trị Eff thấp nhất với giá trị Eff đạt 0.2198, cho thấy rằng đây là ngân hàng có hiệu quả chi phí tốt nhất (do đang có chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động thấp nhất) trong mẫu nghiên cứu. Ngược lại, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong năm 2011 là ngân hàng có giá trị Eff cao nhất với giá trị Eff đạt 1.9077, cho thấy rằng đây là ngân hàng có hiệu quả chi phí thấp nhất (do đang có chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động cao nhất) trong mẫu nghiên cứu.
Tiếp theo luận văn tiến hành lập ma trận tương quan các biến trong mơ hình nghiên cứu mà luận văn sử dụng. Mục đích của ma trận tương quan nhằm để (1) xác định mối tương quan tuyến tính đơn biến giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc cạnh tranh của các ngân hàng và (2) phân tích hệ số tương quan giữa các biến độc lập để
xem liệu có tồn tại vấn đề đa cộng tuyến hay khơng? Bảng 4.3 trình bày ma trận tương quan giữa các biến.