Lerner Cap Size Llp Eff Gdpgr Inf
Lerner 1 Cap 0.5391*** 1 Size -0.4574*** -0.6849*** 1 Llp 0.1806*** -0.0762 0.2867*** 1 Eff -0.3399*** -0.1257** -0.0594 -0.0551 1 Gdpgr 0.1695*** -0.1661*** 0.1098* 0.0111 -0.1279** 1 Inf -0.1627*** 0.3057*** -0.3092*** -0.177*** -0.1169** -0.2847*** 1 Trong đó, *, ** và *** lần lượt thể hiện mức ý nghĩa thống kê 10%, 5% và 1%
Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu bằng phần mềm định lượng Stata 13. Nhìn vào bảng 4.3 có thể thấy rằng vốn ngân hàng Cap, rủi ro tín dụng Llp, tăng trưởng kinh tế Gdpgr có tương quan dương với sức mạnh thị trường được đo lường bởi chỉ số Lerner ở mức ý nghĩa thống kê 1%. Điều này cho thấy rằng vốn ngân hàng, rủi ro tín dụng của các ngân hàng và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có xu hướng thay đổi cùng chiều hướng với sự thay đổi trong chỉ số Lerner của các ngân hàng. Ngược lại, quy mơ ngân hàng Size, hiệu quả chi phí Eff, lạm phát Inf có tương quan âm với sức mạnh thị trường được đo lường bởi chỉ số Lerner ở mức ý nghĩa thống kê 1%. Điều này cho thấy rằng quy mô ngân hàng, hiệu quả chi phí của các ngân hàng và lạm phát của Việt Nam có xu hướng thay đổi ngược chiều hướng với sự thay đổi trong chỉ số Lerner của các ngân hàng.
Bên cạnh đó, hệ số tương quan giữa các biến độc lập nhìn chung tương đối thấp, ngoại trừ mối tương quan giữa quy mô ngân hàng (Size) và vốn ngân hàng (Cap) với hệ số tương quan đạt -0.6849. Theo Franke (2010) cho rằng khi hệ số tương quan giữa biến độc lập trên 0.6 thì nghi ngờ có tồn tại vấn đề đa cộng tuyến. Cho nên trong
trường hợp này, luận văn thực hiện kiểm định hệ số VIF để xem vấn đề đa cộng tuyến có tồn tại trong mơ hình nghiên cứu hay khơng? Kết quả kiểm định hệ số VIF được trình bày trong bảng 4.4.
Dựa vào bảng kết quả 4.4, có thể thấy rằng các hệ số VIF đều nhỏ hơn 10, trong đó hệ số VIF cao nhất là của biến Size trong phương trình hồi quy có các biến vĩ mơ. Cho nên luận văn có thể kết luận rằng không tồn tại vấn đề đa cộng tuyến trong mơ hình nghiên cứu của luận văn.