CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU
2.2. Các nghiên cứu trƣớc đây
2.2.3. Các nghiên cứu về cấu trúc vốn của cơng ty gia đình trẻ
Franks và cộng sự (2011) tập trung nghiên cứu sự mở rộng kiểm soát gia
dụng thống kê mô tả dựa trên hai bộ dữ liệu: một gồm bốn nước có nền kinh tế lớn nhất là Anh, Pháp, Đức, Ý (bao gồm 4.654 công ty); hai gồm 27 nước châu Âu (bao gồm 27.684 công ty). Kết quả cho thấy các cơng ty gia đình phát triển ở những quốc gia có chính sách bảo hộ nhà đầu tư, thị trường tài chính phát triển và thị trường năng động cho việc kiểm sốt doanh nghiệp. Có mối tương quan nghịch giữa kiểm sốt gia đình và tuổi của cơng ty ở các cơng ty của Anh, tức các cơng ty gia đình trẻ thì mức độ kiểm sốt cao hơn. Ở các nước nghiên cứu các cơng ty gia đình tập trung vào các ngành ít cơ hội đầu tư và ít các hoạt động thâu tóm-sáp nhập (M&A).
Gómez-Mejía và cộng sự (2007) nghiên cứu 1.237 cơng ty sở hữu gia đình
ở miền Nam Tây Ban Nha. Nghiên cứu tìm ra rằng sự sẵn lịng pha lỗng quyền kiểm soát là khác biệt ở các loại cơng ty gia đình khác nhau. Sự sẵn lòng là thấp nhất ở các cơng ty có sự tác động của gia đình mạnh nhất. Các công ty chịu tác động của gia đình mạnh là các cơng ty gia đình trẻ. Nghiên cứu cịn cho rằng các cơng ty gia đình sẵn sàng chấp nhận rủi ro đặc thù vào hiệu quả hoạt động, và họ tránh các quyết định kinh doanh mạo hiểm có thể làm cho các rủi ro này nghiêm trọng hơn.
Amore và cộng sự (2011) phân tích dữ liệu các cơng ty gia đình ở Ý, các
cơng ty được chọn là cơng ty có doanh thu hơn 50 triệu Euro năm 2007 để nghiên cứu mối quan hệ giữa việc sử dụng nợ và sự liên tiếp quản lý trong nhóm các cơng ty gia đình niêm yết và khơng niêm yết. Họ tìm thấy rằng việc bổ nhiệm các chuyên gia quản lý để vận hành kinh doanh làm gia tăng nợ, và sự gia tăng này nhiều hơn khi cơng ty là cơng ty gia đình trẻ. Trong phân tích họ giải thích rằng các cơng ty gia đình tránh phát hành vốn cổ phần để ngăn chặn việc pha loãng quyền kiểm soát và ưu tiên phát hành nợ.
Michiels và cộng sự (2013) kiểm tra mẫu dữ liệu của 529 cơng ty gia đình ở
Mỹ về thù lao CEO và hiệu quả công ty. Kết quả đề xuất rằng việc trả lương theo thành quả đóng vai trị quan trọng đối với thù lao của CEO. Tác giả thấy rằng ở các
cơng ty gia đình thù lao CEO tác động nhiều hơn đến hiệu quả công ty. Nghiên cứu cho thấy chi phí đại diện thấp hơn ở các thế hệ tiếp theo trong cơng ty gia đình. Tâm lý của các thế hệ đầu tiên trong công ty gia đình muốn hạn chế việc pha lỗng quyền kiểm sốt để bảo vệ quyền lợi cho các thế hệ tương lai. Do đó, các cơng ty gia đình quản lý bởi thế hệ đầu tiên sẽ có xu hướng khơng sẵn lịng để pha lỗng quyền kiểm sốt của mình.
Gedajlovic và cộng sự (2004) tìm hiểu về sự khác biệt trong quản lý giữa
các thế hệ trong cơng ty gia đình. Các tác giả cho rằng khi công ty được sở hữu bởi các thế hệ đầu tiên, người sáng lập sẽ khơng sẵn lịng để pha lỗng quyền kiểm sốt của mình.
Sanyal and Mann (2010) nghiên cứu một số đặc thù của các công ty khởi
nghiệp như tài sản, thơng tin khởi nghiệp, đặc tính doanh nghiệp tác động như thế nào đến cấu trúc tài chính. Các doanh nghiệp khởi nghiệp với nhiều tài sản hoặc có sẵn các dự án kinh doanh tương tự thường sử dụng nguồn nợ bên ngoài trong cấu trúc tài trợ bởi vì các tài sản này có khả năng thanh khoản cao. Các doanh nghiệp khởi nghiệp có đặc tính như nhỏ, khơng hình thành tổ chức, đơn lẻ, lần đầu kinh doanh, văn phòng tại nhà thường dựa vào các nguồn tài trợ từ bản thân, bạn bè, và đặc biệt thơng qua các thẻ tín dụng. Cấu trúc tài trợ của các doanh nghiệp khởi nghiệp ngành công nghệ cao đặc biệt khác so với các ngành khác.
Bảng 2.3. Tóm tắt các nghiên cứu trƣớc đây về cấu trúc vốn ở cơng ty gia đình trẻ
Tác giả Đối tƣợng nghiên cứu Kết quả nghiên cứu
Franks và cộng sự (2011)
Sự kiểm sốt ở các cơng ty gia đình
Các cơng ty gia đình trẻ mức độ kiểm sốt cao hơn
Gómez-Mejía và cộng sự (2007)
Sự sẵn lòng pha lỗng quyền kiểm sốt ở các cơng ty gia đình
Các cơng ty gia đình trẻ rất hạn chế việc pha loãng quyền kiểm sốt so với các cơng ty có thâm niên
Amore và cộng sự (2011)
Mối quan hệ giữa việc sử dụng nợ và vấn đề quản lý trong công ty
Việc bổ nhiệm các chuyên gia quản lý để vận hành công ty làm gia tăng nợ, và sự gia tăng nhiều hơn ở các công ty gia đình trẻ
Michiels và cộng sự (2013)
Sự khác biệt trong sự sẵn lịng pha lỗng quyền kiểm sốt ở các cơng ty gia đình ở thế hệ đầu và thế hệ tiếp theo
Các công ty gia đình quản lý bởi thế hệ đầu tiên khơng sẵn lịng pha lỗng quyền kiểm sốt của mình
Gedajlovic và cộng sự (2004)
Sự khác biệt trong quản lý giữa các thế hệ trong cơng ty gia đình
Cơng ty gia đình được sở hữu bởi thế hệ đầu tiên sẽ không sẵn lịng pha lỗng quyền kiểm sốt của mình Sanyal and Mann
(2010)
Mối liện hệ giữ các đặc tính của cơng ty khởi nghiệp với cấu trúc tài trợ của các công ty này
Các cơng ty khởi nghiệp có nhiều tài sản thanh khoản thường dựa vào nguồn nợ bên ngoài.
Các doanh nghiệp khởi nghiệp với ít tài sản thanh khoản hoặc có quy mô nhỏ thường dựa vào nguồn vốn tự có hoặc huy động từ bạn bè để tài trợ