Đối với các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vi phạm về thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình trốn thuế, gian lận thuế của các doanh nghiệp tại chi cục thuế thành phố rạch giá tỉnh kiên giang (Trang 56 - 57)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG MỨC ĐỘ VI PHẠM THUẾ CỦA DOANH

4.3.3.1. Đối với các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vi phạm về thuế

Ở mức ý nghĩa 5%, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp (X1) ảnh hưởng khơng có ý nghĩa đến khả năng vi phạm về doanh thu và khả năng vi phạm về khấu trừ chi phí. Tuy nhiên, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp lại ảnh hưởng có ý nghĩa đến khả năng vi phạm về hóa đơn với hệ số tác động biên là 0,06, nghĩa là, nếu doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất thì xác suất vi phạm về hóa đơn sẽ cao hơn so với các ngành khác là 6%.

Ở mức ý nghĩa 5%, loại hình doanh nghiệp (X2) ảnh hưởng khơng có ý nghĩa đến khả năng vi phạm về doanh thu, khả năng vi phạm về hóa đơn và khấu trừ chi phí.

Ở mức ý nghĩa 5%, quy mơ doanh nghiệp (X3) ảnh hưởng khơng có ý nghĩa đến khả năng vi phạm về doanh thu , khả năng vi phạm về hóa đơn và khấu trừ chi phí.

Ở mức ý nghĩa 5%, học vấn người quản lý doanh nghiệp (X4) ảnh hưởng có ý nghĩa đến khả năng vi phạm về doanh thu, khả năng vi phạm về hóa đơn và khả năng vi phạm về khấu trừ chi phí và với hệ số tác động biên lần lượt -0,55; -0,25 và -0,30. Nghĩa là, nếu trong trường hợp doanh nghiệp có người quản lý có trình độ học vấn từ đại học trở lên thì xác suất xảy ra vi phạm về doanh thu thấp hơn 55%, xác suất xảy ra vi phạm về hóa đơn thấp hơn 25% và xác suất xảy ra vi phạm về khấu trừ chi phí thấp hơn 30% so với doanh nghiệp có người quản lý có trình độ dưới đại học. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của B.Kamleitner, C.Korunka

and E.Kirchler (2010) khi cho rằng học vấn của người quản lý, người chủ doanh

nghiệp cao sẽ giúp giảm thiểu vi phạm thuế.

Ở mức ý nghĩa 5%, thời gian hoạt động của doanh nghiệp (X5) ảnh hưởng khơng có ý nghĩa đến khả năng vi phạm về doanh thu, khả năng vi phạm về hóa đơn và khấu trừ chi phí.

Ở mức ý nghĩa 5%, bị xử phạt về thuế trong quá khứ (X6) ảnh hưởng có ý nghĩa đến khả năng vi phạm về doanh thu, khả năng vi phạm về hóa đơn và khả

năng vi phạm về khấu trừ chi phí và với hệ số tác động biên lần lượt -0,41; -0,16 và -0,21. Nghĩa là, nếu doanh nghiệp đã từng bị xử phạt vi phạm thuế thì xác suất xảy ra vi phạm về doanh thu sẽ giảm đi 41%, xác suất xảy ra vi phạm về hóa đơn sẽ giảm đi 16% và xác suất xảy ra vi phạm về khấu trừ chi phí sẽ giảm đi 21% so với doanh nghiệp chưa từng bị xử phạt vi phạm về thuế. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu định tính bằng phương pháp thảo luận nhóm chuyên gia (2017) khi cho rằng, nếu doanh nghiệp đã bị xử phạt vi phạm về thuế thì khả năng tái phạm sẽ giảm đi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình trốn thuế, gian lận thuế của các doanh nghiệp tại chi cục thuế thành phố rạch giá tỉnh kiên giang (Trang 56 - 57)