Kết quả thanh tra, kiểm tra thuế 2014-2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình trốn thuế, gian lận thuế của các doanh nghiệp tại chi cục thuế thành phố rạch giá tỉnh kiên giang (Trang 44)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ

4.2.3. Kết quả thanh tra, kiểm tra thuế 2014-2016

4.2.3.1. Kết quả thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra

Nhìn chung từ năm 2014 đến năm 2016, việc thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra của Chi cục Thuế thành phố Rạch Giá chưa cao, chưa có năm nào đạt chỉ tiêu kế hoạch Cục Thuế giao về số lượng doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra (bảng 4.3).

Bảng 4.3: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thanh tra, kiểm tra GĐ 2014 - 2016

Chỉ tiêu 2014 2015 2016

Kế

hoạch Thực hiện Tỷ lệ hoàn thành (%)

Kế

hoạch Thực hiện Tỷ lệ hoàn thành (%)

Kế

hoạch Thực hiện Tỷ lệ hoàn thành (%)

Thanh tra 220 190 86 230 210 91 255 250 98

Nguồn: Chi cục Thuế thành phố Rạch Giá (2016)

Năm 2014, Tổng Cục Thuế giao chỉ tiêu thanh tra, kiểm tra cho Chi cục Thuế thành phố Rạch Giá là 220 doanh nghiệp và đã thực hiện thành công kiểm tra, thanh tra là 190 doanh nghiệp, đạt 86% kế hoạch. Năm 2014 khơng hồn thành kế hoạch thanh tra, kiểm tra do lực lượng làm công tác thanh tra, kiểm tra vừa thiếu lại vừa yếu. Do mới chuyển sang mơ hình thanh tra, kiểm tra theo chức năng do vậy Chi cục Thuế chưa quan tâm đúng mức, chưa chủ động bố trí đầy đủ cán bộ thanh tra, kiểm tra. Cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra phần lớn chưa được tập huấn nghiệp vụ, làm việc chưa năng động, chưa mang tính tự lực, tự chủ trong công tác.

Năm 2015, Tổng Cục Thuế giao chỉ tiêu thanh tra, kiểm tra cho Chi cục Thuế thành phố Rạch Giá là 230 doanh nghiệp và đã thực hiện thánh công kiểm tra, thanh tra là 210 doanh nghiệp, đạt 91% kế hoạch. Trong năm 2015, công tác thanh tra chú trọng đến doanh nghiệp có số thu lớn, doanh nghiệp lớn do vậy thời gian thanh tra kéo dài, trong khi nguồn nhân lực còn hạn chế, cán bộ thanh tra được gửi đi tập huấn ngắn hạn nhiều nên thiếu cán bộ để thành lập đoàn thanh tra.

Năm 2016, Cục Thuế giao chỉ tiêu thanh tra, kiểm tra cho Chi cục Thuế thành phố Rạch Giá là 255 doanh nghiệp và đã thực hiện thành công kiểm tra, thanh tra là 250 doanh nghiệp, đạt 97% kế hoạch. Mặc dù Chi cục Thuế TPRG khơng hồn thành kế hoạch năm 2016 nhưng số lượng doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra tăng hơn năm 2015 là 19,04% tương ứng với 40 doanh nghiệp và tiệm cận với mục tiêu hoàn thành kế hoạch năm.

4.2.3.2. Hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra thuế

Từ năm 2014 đến năm 2016 Chi cục Thuế thành phố Rạch Giá đã thanh tra, kiểm tra được 650 doanh nghiệp số tiền thuế truy thu và tiền phạt vi phạm hành

chính là 19.870 triệu đồng, bình qn mỗi doanh nghiệp bị truy thu và phạt 30,57 triệu đồng qua thanh tra, kiểm tra (Bảng 4.4).

Bảng 4.4: Số tiền truy thu và phạt qua thanh tra, kiểm tra thuế GĐ 2014-2016 Đvt: Triệu đồng Đvt: Triệu đồng Stt Chỉ tiêu Số DN thanh tra, kiểm tra Số thuế truy thu Tiền phạt Tổng cộng truy thu và phạt Cộng truy thu và phạt bình quân/1 doanh nghiệp 1 Thanh tra, kiểm tra 650 18.850 1.050 19.870 30,57

Nguồn: Chi cục Thuế thành phố Rạch Giá (2016)

Năm 2014, Chi cục Thuế thành phố Rạch Giá thanh tra, kiểm tra được 190 doanh nghiệp truy thu và phạt 6.086 triệu đồng, bình quân một doanh nghiệp truy thu và phạt 32,03 triệu đồng. Xác định chính xác đối tượng kiểm tra, thanh tra dựa vào bộ tiêu chí xác định rủi ro về thuế do Tổng Cục Thuế ban hành.

Năm 2015 Chi cục Thuế thành phố Rạch Giá thanh tra, kiểm tra được 210 doanh nghiệp truy thu và phạt 6.530 triệu đồng, bình quân một doanh nghiệp truy thu và phạt 31,1 triệu đồng. Mặc dù số doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra lớn hơn năm 2014 là 20 doanh nghiệp nhưng số thuế truy thu và số tiền phạt bình quân một doanh nghiệp thấp hơn so với năm 2014 là 0,93 triệu đồng, tương ứng với 3%. Nguyên nhân do những năm gần đây việc tuân thủ pháp luật thuế của doanh nghiệp ngày càng tốt hơn, việc kiểm soát kê khai thuế chặt chẽ hơn do vậy mức độ vi phạm về thuế giảm dần. Hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra được thường xuyên hơn, do đó đã chấn chỉnh được những thiếu sót của doanh nghiệp ngay những ngày đầu mới thành lập, qua thanh tra, kiểm tra đã giúp cho doanh nghiệp khắc phục những sai sót và phát huy những mặt tích cực, họ đã tự giác nộp thuế vào NSNN đúng và đủ hơn trước đây.

Năm 2016 Chi cục Thuế thành phố Rạch Giá thanh tra, kiểm tra được 250 doanh nghiệp truy thu và phạt 7.254 triệu đồng, cao hơn so với năm 2015 là 724 triệu đồng, bình quân mỗi doanh nghiệp truy thu và phạt 28,02 triệu đồng. Nguyên nhân do năm 2016 Chi cục thuế tập trung vào thanh tra, kiểm tra những doanh

nghiệp có qui mô vừa, những doanh nghiệp có rủi ro về ưu đãi, miễn giảm thuế TNDN.

Năm 2016 hành vi chuyển giá, chuyển lợi nhuận một cách tinh vi như thành lập thêm doanh nghiệp trong địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn để chuyển lợi nhuận từ doanh nghiệp cũ sang, khi doanh nghiệp cũ hết thời gian hưởng ưu đãi về thuế hoặc liên kết chuyển giá trong nội bộ, dòng tộc... bằng cách bán dự án, bán nguyên vật liệu từ doanh nghiệp không được hưởng ưu đãi hoặc đã hết thời gian hưởng ưu đãi về thuế TNDN cho doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi về thuế TNDN với giá bán thấp hơn nhiều so với giá thị trường, giá bán cho các doanh nghiệp khơng có hoạt động liên kết, làm lợi nhuận dịch chuyển theo hướng có lợi cho “doanh nghiệp gia đình”. Trong trường hợp này, Chi cục Thuế đã ấn định doanh thu, chi phí theo giá thị trường, chuyển lợi nhuận thực về cho từng doanh nghiệp để tính thuế TNDN.

Nhìn chung, kết quả truy thu và phạt bình quân một doanh nghiệp qua thanh tra, kiểm tra chưa cao là do việc đánh giá, nhận định hình hình và chọn ĐTNT để thanh tra, kiểm tra hiệu quả chưa cao, tình trạng trốn, tránh thuế ngày càng tinh vi và phức tạp, hơn nữa Kiên Giang là một tỉnh có nhiều huyện, thị thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

4.2.3.3. Các hành vi trốn thuế của doanh nghiệp.

Căn cứ theo điều số 13 của Thông tư 166/2013/TT-BTC về xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì những doanh nghiệp có các hành vi sau đây được coi là trốn thuế.

+ Không nộp hồ sơ đăng ký thuế, không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 1,2,3,5 của điều số 32, Luật Quản lý thuế hoặc kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại điều 33 của Luật quản lý thuế, trừ trường hợp không phát sinh số thuế phải nộp.

+ Sử dụng hố đơn, chứng từ khơng hợp pháp,, sử dụng bất hợp pháp hoá đơn, chứng từ, hố đơn khơng có giá trị sử dụng để kê khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn giảm.

+ Lập thủ tục, hồ sơ huỷ vật tư, hàng hoá hoặc giảm số lượng, giá trị vật tư, hàng hố khơng đúng thực tế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, miễn, giảm.

+ Lập hoá đơn sai về số lượng, giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra làm căn cứ kê khai nộp thuế thấp hơn thực tế.

+ Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác nhận số tiền thuế phải nộp, không kê khai, kê khai sai, không trung thực làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, miễn, giảm.

+ Khơng xuất hố đơn khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ hoặc ghi giá trên hoá đơn thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hoá, dịch vụ đã bán, cung cấp và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế.

+ Sử dụng hàng hoá được miễn thuế, xét miễn thuế (bao gồm cả hàng hố khơng chịu thuế) không đúng với mục đích quy định mà khơng khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khia thuế với cơ quan thuế.

+ Sửa chữa, tẩy xoá chứng từ kế toán, sổ sách kế toán làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tắng số thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn giảm.

+ Huỷ bỏ chứng từ kế toán, sổ kế toán làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm.

+ Sử dụng hoá đơn, chứng từ, tài liệu không hợp pháp trong các trường hợp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hồn, khai sai căn cứ tính thuế phát sinh số thuế trốn, số thuế gian lận.

+ Người nộp thuế đang trong quá trình xin tạm ngừng kinh doanh nhưng thực tế vẫn đang thực hiện sản xuất kinh doanh.

+ Hàng hố vận chuyển trên đường khơng có hố đơn, chứng từ hợp pháp.

4.2.4. Cơng tác phối kết hợp với các ban ngành

biên giới thực hiện hồn thuế GTGT ngày càng có chiều hướng gia tăng, đây là biểu hiện khơng bình thường. Mặt khác, theo quy định của pháp luật thuế không cho phép cơ quan thuế thực hiện kiểm tra hàng hóa thực xuất khẩu, thẩm quyền này theo quy định của pháp luật thuộc thẩm quyền của cơ quan Hải Quan. Đối với các trường hợp này, Chi cục Thuế thành phố Rạch Giá có nghi vấn những doanh nghiệp này có dấu hiệu xuất khống, khai khống hoặc kê khai không đúng số lượng thực tế hàng hóa xuất khẩu, thực hiện hành vi gian lận thương mại, … để chiếm đoạt tiền hồn thuế nhưng cơ quan thuế khơng đủ chức năng thẩm quyền để ngăn chặn .

Từ những nguyên nhân trên, Cục Thuế Kiên Giang đã ban hành công văn số 634/CT-KTT ngày 05/07/2013 đề xuất cơ quan Hải Quan tỉnh Kiên Giang tập trung thực hiện kiểm hóa 100% lượng hàng xuất khẩu theo hợp đồng, tờ khai hải quan, bộ chứng từ xuất khẩu giữa bên xuất khẩu và đối tác nhập khẩu phía Campuchia. Đồng thời đề xuất UNND Tỉnh chỉ đạo cơ quan công an tăng cường hoạt động giám sát an ninh kinh tế, thu thập điều tra các hoạt động có liên quan đến các doanh nghiệp xuất khẩu qua biên giới. Thực hiện cung cấp toàn bộ hồ sơ của 5 doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu qua biên giới cho cơ quan cơng an điều tra. Qua đó đã kịp thời xử lý và dừng hoàn thuế GTGT đối với 2 doanh nghiệp có hành vi gian lận về thuế.

4.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG MỨC ĐỘ VI PHẠM THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ

4.3.1. Thống kê mơ tả các biến trong mơ hình nghiên cứu

Bảng 4.5: Ngành nghề và loại hình doanh nghiệp

Stt Chỉ tiêu Số quan sát Tỷ trọng (%)

A Ngành nghề 300 100,0

1 Không thuộc lĩnh vực sản xuất 215 71,67

2 Thuộc lĩnh vực sản xuất 85 28,33

B Loại hình doanh nghiệp 300 100,0

1 Công ty 184 61,33

2 Doanh nghiệp tư nhân 116 38,67

Nguồn: Chi Cục Thuế TPRG (2014 - 2016) và tổng hợp số liệu của tác giả (2017)

và 85 doanh nghiệp sản xuất chiếm 28,33%; Về loại hình doanh nghiệp, có 184 thuộc loại hình cơng ty (cơng ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn, hợp danh), chiếm tỷ trọng 61,33% và 116 doanh nghiệp tư nhân, chiếm 38,67% (bảng 4.9).

42%

58%

<DH >DH

39.33%

60.67%

Nho va vua Lon

Hình 4.3: Cơ cấu mẫu theo quy mơ và học vấn chủ doanh nghiệp

Nguồn: Chi cục Thuế TPRG (2014 - 2016) và tổng hợp số liệu của tác giả (2017)

Về cơ cấu mẫu theo quy mô, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 39,33%; Doanh nghiệp lớn chiếm 60,67%. Về trình độ học vấn của người quản lý doanh nghiệp, đa số có trình độ học vấn từ đại học trở lên, chiếm 58,00%, trình độ dưới đại học chiếm 42,00% (hình 4.3).

Bảng 4.6: Lịch sử vi phạm thuế và hành vi vi phạm thuế của doanh nghiệp

Stt Chỉ tiêu Số quan sát Tỷ trọng (%)

A Bị xử phạt về thuế trong quá khứ 300 100,0

1 Không 108 36,00

2 Có 192 64,00

B Vi phạm kê khai thiếu doanh thu 300 100,0

1 Không 115 38,33 2 Có 185 61,67 C Vi phạm hóa đơn 300 100,0 1 Không 73 24,33 2 Có 227 75,67 D Vi phạm khấu trừ chi phí 300 100,0 1 Không 72 24,00 2 Có 228 76,00

Nguồn: Chi Cục Thuế TPRG (2014 - 2016) và tổng hợp số liệu của tác giả (2017)

Bảng 4.10 cho thấy, trong mẫu nghiên cứu 300 doanh nghiệp, có 192 doanh nghiệp đã từng bị xử phạt vi phạm về thuế trong quá khứ, chiếm tỷ lệ 64,0%. Đối với hành vi vi phạm về thuế thì vi phạm khấu trừ chi phí (76,00%) vi phạm cao nhất , tiếp đến là vi phạm hóa đơn tỷ lệ doanh nghiệp (75,67%) , cuối cùng là vi phạm doanh thu (61,67%). Như vậy, nhìn chung, tỷ lệ doanh nghiệp đã từng bị xử phạt vi phạm về thuế trong quá khứ là khá lớn và hành vi vi phạm của doanh nghiệp về khấu trừ chi phí, về hóa đơn, về doanh thu là khá phổ biến.

Bảng 4.7: Thống kê về thời gian hoạt động và số tiền vi phạm về thuế

Stt Biến quan sát Mã hóa Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất

1 Thời gian hoạt động X5 300 5,38 4,30 3 20

2 Số tiền vi phạm về thuế Y4 300 60,50 30,65 2 104

Nguồn: Chi Cục Thuế TPRG (2014 - 2016) và tổng hợp số liệu của tác giả (2017)

Thời gian hoạt động trung bình của doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu là 5,38 năm (độ lệch chuẩn là 4,30 năm). Doanh nghiệp có thời gian hoạt động ít nhất là 3 năm, nhiều nhất là 20 năm.

Trung bình mỗi doanh nghiệp bị truy thu, xử phạt vi phạm về thuế là 60,50 triệu đồng/lần kiểm tra, thanh tra (độ lệch chuẩn là 30,65 triệu đồng). Doanh nghiệp bị truy thu, xử phạt ít nhất là 2 triệu đồng, doanh nghiệp bị truy thu, xử phạt nhiều nhất là 104 triệu đồng.

4.3.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ vi phạm thuế 4.3.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vi phạm về thuế 4.3.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vi phạm về thuế

Mơ hình hồi quy nhị phân (Binary Logistic Regresstion) để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng xảy ra vi phạm về thuế:

Loge (Yi = 1/Yi = 0) = β0i + β1iX1 + β2iX2+ β3iX3 + β4iX4 + β5iX5 + β6iX6 + ɛ i

(4.1)

Trong đó:

Y1 = 1 nếu có vi phạm về kê khai thiếu doanh thu; Y2 = 1 nếu có vi phạm về hóa đơn; Y3= 1 nếu có vi phạm về khấu trừ chi phí.

β0i: hằng số;

β1i, β2i, …, β6i: các hệ số hồi quy riêng;

ɛ i: sai số của mơ hình.

Bảng 4.8: Kết quả PT hồi quy yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vi phạm thuế

Stt Biến Ký hiệu Mơ hình Y1 Vi phạm doanh thu Mơ hình Y2 Vi phạm hóa đơn Mơ hình Y3 Vi phạm khấu trừ chi phí 1 Ngành nghề kinh doanh X1 0.01 (0,05) **0,06 (0,03) -0,05 (0,04)

2 Loại hình doanh nghiệp X2 0,01

(0,10)

0,13 (0,08)

0,12 (0,08)

3 Quy mô doanh nghiệp X3 0,13

(0,12)

0,06 (0,06)

-0,08 (0,06) 4 Học vấn người quản lý doanh

nghiệp X4 ***-0,55 (0,07) ***-0,25 (0,04) ***-0,30 (0,05)

5 Thời gian hoạt động X5 -0,01

(0,01)

-0,01 (0,01)

0,01 (0,01) 6 Bị xử phạt về thuế trong quá khứ X6 ***-0,41

(0,08)

***-0,16 (0,04)

***-0,21 (0,04) 7 % Giải thích của mơ hình (Pseudo R2) 69,45 41,25 82,62 8 Giá trị kiểm định tổng thể ***277,34 ***137,34 ***232,18

9 Mức độ dự đốn chính xác của mơ hình (%) 89,80 91,38 88,23

Nguồn: Kết quả tổng hợp số liệu của tác giả (2017)

Ghi chú: Sai số chuẩn trong ngoặc (); ***: có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%; **: có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%; *: có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%

Hệ số Pseudo R2 tại bảng 4.12 cho thấy, Các biến độc lập trong mơ hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình trốn thuế, gian lận thuế của các doanh nghiệp tại chi cục thuế thành phố rạch giá tỉnh kiên giang (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)