CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.2 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT
5.2.2 Đa dạng hóa sinh kế hoạt động phi nông nghiệp cho người lao động ở nông
ở nông thôn
Mở rộng các ngành nghề sản xuất, thương mại dịch vụ trong nông thôn
- Qua thực tế nghiên cứu cho thấy, tình trạng dơi dư lao động và nông nhàn cịn khá cao trong sản xuất nơng nghiệp của huyện. Tỷ lệ thời gian sử dụng cho sản xuất (Chủ yếu là trồng trọt và chăn ni) cịn chưa cao, nên tình trạng thiếu việc làm là phổ biến trong nông thôn. Từ những vấn đề đó huyện cần có chính sách khuyến khích các hộ ngành nghề đầu tư mở rộng phát triển sản xuất sang lĩnh vực phù hợp, trong đó cần tập trung đầy đủ thơng tin về chính sách, tư vấn thực hiện cho hộ, giải quyết tốt thời gian nông nhàn cho người lao động.
- Qua đây cũng cần nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ làm cơng tác tư vấn, như cán bộ khuyến nông, cán bộ khuyến cơng, cán bộ Đồn, cán bộ Hội phụ nữ, Hội nông dân, cử cán bộ đi tập huấn nhằm nâng cao nghiệp vụ tư vấn việc làm và chuyên môn kỹ thuật.
- Hướng dẫn, tạo điều kiện cho các lao động khơng có việc làm lập các dự án nhỏ vay vốn ưu đãi với lãi suất thấp để phát triển sản xuất tạo việc làm, đồng thời ưu tiên cho các doanh nghiệp tư nhân, các cơ sở sản xuất có nhiều khả năng tạo được nhiều chỗ làm được vay vốn ưu đãi mở rộng quy mô thu hút nhiều lao động.
- Quan tâm phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh, đồng thời khuyến khích, thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp lớn hoạt động trên lĩnh vực thương mại – dịch vụ và du lịch, có hệ thống phân phối hiện dại, có vai trị nồng cốt dẫn dắt thị trường để dịnh hướng sản xuất và tiêu dùng.
+ Phát triển ngành nghề nông thôn được coi là động lực trực tiếp giải quyết việc làm cho lao động nơng thơn. Bởi vì đặc điểm của lao động nơng thơn là lao động theo thời vụ, vì vậy khi phát triển các làng nghề, ngành nghề sẽ sử dụng được lao đông tại chỗ, tận dụng được thời gian nông nhàn của người lao động. Để phát triển làng nghề đạt hiệu quả huyện cần:
+ Khuyến khích lập các hiệp hội nghề nghiệp để hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tránh việc cạnh tranh không lành mạnh nhằm tạo ra những tiếng nói chung và đảm bảo được quyền lợi và trách nhiệm của các thành viên khi tham gia. Đây là vấn đề cần thiết khi các cơ sở ngành nghề khơng có lợi thế cạnh tranh, vốn và thị trường.
+ Các cấp chính quyền và các tổ chức hội tạo điều kiện giúp các hộ tiểu thủ công nghiệp tiếp cận được với thị trường trong và ngồi nước bằng cách cung cấp thơng tin về thị trường, tổ chức các hội chợ việc làm, hội chợ để giới thiệu hàng hóa và có những ưu đãi về tín dụng…
+ Chú trọng về bồi dưỡng và đào tạo nghề cho lao động ở nơng thơn bằng hình thức mở các lớp đào tạo nghề cho lao động trực tiếp ngay tại cơ sở, nhằm trang bị cho lao động những kiến thức cơ bản về nghề nghiệp từ đó làm ra những sản phẩm có giá trị cao. Bên cạnh đó cần khuyến khích các hộ làng nghề đổi mới công nghệ và các trang thiết bị phù hợp với điều kiện phát triển, tránh lao động di cư ra thành thị tìm kiếm việc làm.
+ Khuyến khích đầu tư nước ngồi vào các khu cơng nghiệp tại tỉnh như Long
Đức, Cầu Quan, Cổ Chiên để tạo việc làm cho lao động nông thôn trong một số ngành nghề thuộc các khu công nghiệp mới nhằm tạo ra những bước chuyển biến rõ rệt về cơ cấu lao động (trong đó có lao động ở huyện Cầu Ngang được đến tham gia có việc làm nâng cao thu nhập. Tỉnh Trà Vinh nên có những chương trình thu hút đầu tư như miễn, giảm thuế và chi phí sử dụng đất cho các nhà đầu tư có nhu cầu sử dụng lớn lực lượng lao động phổ thông ở nông thôn.
Phát triển một số ngành công nghiệp dệt, may, giày da; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; cơng nghiệp cơ khí, điện và điện tử ở nơng thôn; công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm; đầu tư phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề phục vụ xuất khẩu.Tập trung phát triển các ngành cơng nghiệp chế biến có lợi thế cạnh tranh, có khả năng sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ và các tỉnh lân cận để thực hiện chế biến sâu và xuất khẩu; phát triển mạnh các loại dịch vụ có chất lượng cao; kết hợp sản xuất nơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, các ngôi chùa nổi tiếng ở nông thôn với du lịch, trong đó cần chú trọng du lịch sinh thái vùng Rừng phòng hộ ven biển gắn với Lễ hội Nghinh Ông Mỹ Long và du lịch tâm linh...
+ Phát triển trung tâm thương mại
Căn cứ vào quy mơ lưu thơng hàng hóa, điều kiện phát triển kinh tế thương mại của tỉnh, dân số đô thị, mức tiêu dùng dân cư, cơ cấu, thói quen tiêu dùng…địi hỏi sự phát triển tương ứng các loại hình kinh doanh thương mại và dịch vụ theo hướng văn minh, hiện đại, trong đó có trung tâm thương mại nhằm tạo một thói quen tiêu dùng văn minh ở nông thôn tỉnh Trà Vinh. Phát triển trung tâm thương mại tại 3 vị trí: Trung tâm thương mại tại huyện Cầu Kè, huyện Duyên Hải và thành phố Trà Vinh; 3 trung tâm thương mại kết hợp với nhau thành 1 hình tam giác cân đối nhằm đáp ứng tốt các nhu cầu cho người dân tại địa phương.