Bảng cân đối lao động thời kỳ 2005-2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người lao động vào việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn huyện cầu ngang, tỉnh trà vinh (Trang 72 - 77)

Nội dung ĐVT 2005 2010 2015

Dân số Người 128.609 136.224 131.303

Số người trong độ tuổi lao động Người 69.000 72.646 74.077

Tỷ lệ/dân số % % 53,65 53,32 53,24

Lao động đang làm việc Người 64.479 68.041 69.635

Tỷ lệ/số người trong độ tuổi L Đ % 93,45 93,66 96,84 Năng suất lao động (VA-GTT/LĐ) Tr. Đồng 8,13 14,43 24,69

Nguồn: Niên giám thống kê, phịng Tài chính-kế hoạch huyện 2009, 2010, 2015

Qua biểu 4.2 cho thấy LLLĐ trong độ tuổi khá dồi dào, chiếm khoảng 53- 55% dân số)., tuy nhiên LLLĐ của huyện chủ yếu tập trung vào sản xuất nông nghiệp, do vậy chưa tận dụng hết sức mạnh của LLLĐ trong huyện và khai thác hết sự sáng tạo của lao động trong huyện.

4.2.1.2 Lao động của huyện theo ngành nghề

Trong những năm qua LLLĐ của huyện đã di chuyển dần sang các ngành sản xuất khác như TTCN – XD, DV-TM, và đi lao động ở nước ngồi. Tỷ lệ lao động nơng nghiệp so với những năm trước có xu hướng giảm, tỷ lệ lao động của các ngành khác có xu hướng tăng lên. Nguyên nhân do thu nhập từ ngành nơng nghiệp

ít hơn so với các ngành khác, người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp có việc làm khơng ổn định, thu nhập thấp nên nhiều lao động đã chuyển sang các ngành nghề khác đặc biệt là lực lượng lao động trẻ.. Bên cạnh đó, số lao động đi làm việc trong và ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngồi làm các nghề khác tăng nhanh, năm 2007 có 10.215 lao động chiếm 13,7% tổng số lao động thì đến năm 2015 có 17.508 lao động (trong tỉnh 6.355 lao động, ngồi tỉnh 11.153 lao động gồm: Bình Dương 3.496, Đồng Nai 2.029, TP.Hồ Chí Minh 4.363, các tỉnh khác 1.265) đi làm việc trong và ngồi tỉnh và xuất khẩu đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài 324 lao động. Số lao động ra nước ngoài đã đem lại nguồn thu rất lớn cho hộ gia đình và kích thích hoạt động kinh tế trong xã phát triển, vai trò của việc xuất khẩu lao động đem lại rất rõ. Do vậy trong những năm tiếp theo huyện thực hiện tốt chủ trương tạo mọi điều kiện thuận lợi cho những lao động đủ điều kiện đi xuất khẩu.

Nhưng lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng lao động của huyện. Do đó mà cơ cấu lao động trong các xã vẫn chưa phù hợp cho sự nghiệp phát triển KT-XH của huyện, đặc biệt là công cuộc CNH-HĐH nông thôn. Do vậy trong những năm tới huyện cần có biện pháp giảm tỷ lệ lao động nơng nghiệp, tăng tỷ lệ lao động TTCN- XD, lao động TM-DV. Từ đó, từng bước nâng cao thu nhập cho người dân.

Tóm lại, tỷ lệ lao động ngành nơng nghiệp có xu hướng giảm. Nhưng lao động nơng nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn, năm 2015 lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp và thủy sản chiếm 67,88% còn các ngành khác vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ. Nguyên nhân là do người dân đã quen làm nông nghiệp, ni trồng thủy sản họ khơng có kinh nghiệm trong các ngành nghề khác nên việc chuyển đổi nghề nghiệp, nuôi thủy sản của người dân trong huyện diễn ra rất chậm. Trong những năm tiếp theo cần có những chủ trương điều chỉnh cân đối lại cơ cấu lao động cho phù hợp và hiệu quả hơn, nhất là số lao động mới bước vào LLLĐ.

Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ hiện nay thì lao động rất cần có trình độ chun mơn để có thể áp dụng được các tiến bộ và sử dụng thành thạo các thành tựu đó. Do đó năng suất lao động cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào trình độ, chun mơn kỹ thuật của lao động đó. Chất lượng lao động được đánh giá qua các chỉ tiêu: Trình độ văn hóa, trình độ chun mơn, sức khỏe.

Về trình độ chun mơn thì lao động trong xã chủ yếu là lao động nông nghiệp chưa qua đào tạo, họ sản xuất dựa vào kinh nghiệm của bản thân cũng như của các thế hệ trước. Đây chính là lý do ảnh hưởng rất nhiều tới năng suất lao động, theo thống kê của huyện thì hàng năm Trung tâm dạy nghề của huyện có tổ chức mở các lớp dạy nghề cho hộ nghèo nông thôn, từ năm 2005-2015 mở 98 lớp dạy nghề với 2808 lao động, ra trường tạo điều kiện cho học viên tìm việc làm có thu nhập giúp xóa đói giãm nghèo và Trung tâm khuyến nơng tổ chức nhiều lớp tập huấn kỹ thuật về sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên trung tâm dạy nghề huyện vẫn chưa thu hút được nhiều lao động trên địa bàn theo học nghề và những lớp tập huấn này vẫn chưa thu hút được nhiều lao động tham gia, đây là vấn đề cần quan tâm trong thời gian tới. Tuy hàng năm số lao động có trình độ chun mơn có tăng nhưng vẫn cịn q ít và chưa khuyến khích được lao động trong lĩnh vực nông nghiệp đi học nghề.

Nhìn chung, những năm gần đây chất lượng của lao động trong huyện tuy có được cải thiện và ngày càng được nâng lên nhưng vẫn chưa nhiều, chưa cân đối, nhiều lao động khi đào tạo ra thì lại làm khơng đúng chun ngành đào tạo, điều này không chỉ là thực trạng của xã, huyện mà là vấn đề chung của toàn tỉnh và của nhiều địa phương khác. Qua đây cũng cho thấy công tác đào tạo lao động của tỉnh, của huyện chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Mặt khác trình độ chun mơn kỹ thuật của lao động có được cải thiện nhưng chủ yếu LLLĐ của huyện phần nhiều là lao động giản đơn, chưa qua đào tạo kỹ thuật chuyên môn. Lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ nhỏ và chưa đa dạng. Đây cũng là hạn chế của lao động trong huyện và là nguyên nhân chủ yếu khiến cho năng suất lao động trong huyện chưa cao, áp

dụng tiến bộ kỹ thuật, sản xuất theo hướng chun mơn hóa cịn gặp nhiều hạn chế của huyện Cầu Ngang nói riêng và ở khu vực nơng thơn nói chung.

4.2.2 Cơng tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện cầu ngang, tỉnh Trà Vinh. ngang, tỉnh Trà Vinh.

4.2.2.1 Công tác dạy nghề cho người lao động

a) Thực trạng công tác dạy nghề tạo việc làm cho lao động tại địa phương Để thu hút nơng dân theo học thì huyện Cầu Ngang phối, kết hợp với Sở Lao động-Thương binh và xã hội Trà Vinh đã tăng cường liên kết với các doanh nghiệp, chỉ đạo các trung tâm dạy nghề trên địa bàn mở các lớp dạy nghề cho nông dân: may công nghiệp, đan đát, cơ khí, xây dựng, điện, thú y,… Đây là một cách đào tạo thiết thực, hiệu quả được nông dân đông đảo ủng hộ. Bởi sau khi kết thúc khóa học cơ hội tìm kiếm được việc làm của nơng dân tại các doanh nghiệp rất cao.

b) Thực trạng học nghề của hộ điều tra

Sự định hướng học nghề phù hợp với khả năng của lao động nông thôn là tùy thuộc vào hộ. Cùng với sự thay đổi của nền kinh tế, một số lao động có năng lực đã chủ động tự tạo cho mình cơng ăn việc làm phù hợp tách rời với lĩnh vực nơng nghiệp và có xu hướng ngày càng phát triển mạnh trong các hộ gia đình.

Nắm bắt được tình hình cụ thể, thời gian qua tỉnh Trà Vinh đã xây dựng dự án dạy nghề miễn phí cho lao động nơng thơn (theo đề án 1956 của Chính phủ). Tuy nhiên số người tham gia học của cả huyện trong năm 2015 mới là 275 người đăng ký học các lớp điện nước, may công nghiệp, điện tử dân dụng, sửa chữa máy nổ…. Có thể nói số người tham gia học là ít do: Chưa có sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc chỉ đạo tốt cơng tác dạy nghề, chương trình giải quyết việc làm. Nhận thức về công tác nghề nghiệp của đại bộ phận dân cư còn bị hạn chế, phần lớn người dân coi học nghề là con đường cuối cùng để mưu sinh, công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông chưa được coi trọng, học sinh còn lúng túng khi lựa chọn cho mình nghề học, bậc học phù hợp.

4.2.2.2 Chương trình tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật

Nhằm trang bị cho người nông dân những kiến thức và kỹ năng cơ bản của một số công việc của một ngành nghề cụ thể. Thời gian tập huấn thường từ 5-10 ngày. Lớp tập huấn được gắn với nơi người lao động sinh sống, thường được diễn ra tại hội trường của các xã, trụ sở Ban nhân dân ấp, ở CLB khuyến nơng…thậm chí diễn ra ngay tại đầu bờ. Với một số lớp học được diễn ra ngay tại trang trại, ao, chuồng của nông dân sản xuất giỏi.

Theo báo cáo của Trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề huyện nông dân tham gia các lớp đào tạo nghề cho thấy gần 77,78% số người đã qua đào tạo khẳng định việc học nghề là có hiệu quả trong q trình lao động và đã có việc làm có thu nhập tương đối cao và chỉ hơn 20% sau học nghề chưa tìm được việc làm, nên đánh giá việc học nghề không hiệu quả

Trong thời gian qua địa phương đã đào tạo cho một lượng lớn lao động được đào tạo bài bản giúp cho lao động tìm kiếm những cơng việc có thu nhập ổn định. Nhưng tỷ lệ số lao động tham gia các khóa đào tạo cịn q ít. Ngun nhân của vấn đề này là người dân chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học nghề. Nhận thức học nghề của người dân còn nhiều sai lầm, hầu hết khi xin cho con em vào trung tâm học nghề chỉ khi con em họ không đủ chỉ tiêu để theo học bất kỳ hệ đào tạo nghề nào thì mới tính đến việc học nghề.

Để khuyến khích lao động học nghề thì cán bộ của Trung tâm phối hợp cùng cán bộ Trung tâm học tập cộng đồng của từng xã, thị trấn đã tổ chức đội ngũ đi tuyên truyền thậm chí các cán bộ phải đi đến từng nhà để thuyết phục giúp họ thấy được lợi ích của việc học nghề đem lại.

Các lớp dạy nghề của địa phương trong thời gian qua chỉ là đào tạo ngắn hạn nên thu nhập của lao động chỉ bằng 40-50% so với các bậc đào tạo dài hạn dù công việc họ làm khơng hề nhẹ hơn, thậm chí cịn nặng nhọc, vất vả hơn. Nên đây cũng là vấn đề gây ra tâm lý không muốn học nghề của người dân địa phương hiện nay.

4.3. ĐẶC ĐIỂM MẪU PHỎNG VẤN 4.3.1 Cơ cấu mẫu điều tra 4.3.1 Cơ cấu mẫu điều tra

Tổng số phiếu phỏng vấn là 90 phiếu, sau khi sàng lọc loại bỏ các phiếu phỏng vấn khơng đạt u cầu thì thu được 90 phiếu hợp lệ. Như vậy, số lượng quan sát của mẫu là 90, thỏa mãn điều kiện về cỡ mẫu.

4.3.2 Đặc điểm mẫu điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người lao động vào việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn huyện cầu ngang, tỉnh trà vinh (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)