Kiểm soát cho vay BĐS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nợ xấu bất động sản tại việt nam, ước lượng quy mô, đánh giá tác động và cách thức xử lý (Trang 40 - 41)

4) Khả năng sụp đổ Hệ thống ngân hàng

4.1. Kiểm soát cho vay BĐS

Nhằm bảo đảm an tồn tài chính và kiểm sốt cho vay vào các lĩnh vực khơng khuyến khích, NHNN đã ban hành các quy định tăng cường chuẩn mực an toàn (Vũ Viết Ngoạn, 2013).

Thứ nhất, khống chế tỷ lệ cho vay vào các lĩnh vực phi sản xuất bao gồm kinh doanh chứng

khoán, BĐS và tiêu dùng. Giới hạn tín dụng đối với các lĩnh vực này được NHNN áp đặt hàng năm, cụ thể từ 2011 đến nay là 16% tổng dư nợ. NHNN giám sát tỷ lệ này thông qua chế độ báo cáo định kỳ quy định tại thông tư 21/2010/TT-NHNN.

Thứ hai, khống chế tỷ lệ cho vay tối đa trên nguồn vốn huy động. Theo thông tư 13/2010/TT-

NHNN ngày 20/5/2010, tỷ lệ cho vay tối đa trên tổng vốn huy động của các ngân hàng là 80%. Quy định này đặt ra nhằm tránh việc các TCTD rơi vào tình trạng mất thanh khoản khi sử dụng vốn quá mức, nhất là việc sử dụng các nguồn vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn, đặc biệt là ở các khoản cho vay BĐS (Trương Quốc Cường, 2012).

Thứ ba, quy định hệ số rủi ro cao cho các khoản vay BĐS nhằm hạn chế các TCTD tham

gia vào các hoạt động kinh doanh chứng khốn và BĐS. Thơng tư 13 quy định khoản vay kinh doanh BĐS và chứng khốn có hệ số rủi ro cao nhất là 250%19.

Tuy đã có những quy định nhằm hạn chế cho vay quá mức vào lĩnh vực BĐS, nhưng hiệu quả của nó chưa cao, nợ xấu BĐS vẫn tăng bởi các nguyên nhân sau.

Thứ nhất, nợ xấu BĐS được tích tụ từ nhiều năm trước, gia tăng rất nhanh và bộc lộ rõ nét nhất trong năm 2012. Một số nguyên nhân chủ yếu là do tín dụng tăng trưởng nóng trong thời gian dài với sự cho vay ồ ạt, dễ dãi và thiếu thận trọng của các NHTM; các doanh nghiệp Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào các khoản tín dụng từ hệ thống ngân hàng (Tô Ngọc

Hưng, 2013). Nguồn vốn tín dụng dồi dào, dễ dãi, trong khi khả năng hấp thụ của nền kinh tế có hạn, tất yếu đã giúp thổi phồng “bong bóng” BĐS và chứng khoán. (Trịnh Quang Anh, 2013).

Thứ hai, năng lực thanh tra, giám sát của NHNN trong một thời gian dài cịn hạn chế. (Tơ

Ngọc Hưng, 2013). Các quy định về giám sát còn nhiều bất cập và thiếu thực tế, thiếu nhất quán tạo kẽ hở cho các ngân hàng che dấu khoản vay BĐS20.

Qua khảo sát của UBGSTCQG, tỷ lệ dư nợ cho vay, đầu tư vào BĐS thực tế cao hơn số báo cáo và nợ xấu BĐS rất lớn. Năm 2011, dư nợ BĐS điều chỉnh cao gấp 1,8 lần số liệu báo cáo, tỷ lệ nợ xấu BĐS điều chỉnh cao gấp 8,4 lần số liệu báo cáo (Tô Ngọc Hưng, 2013). Nhiều khoản vay liên quan đến BĐS đã khơng được tính vào dư nợ BĐS21. Đây cũng là một trong các lý do làm cho nợ xấu BĐS trầm trọng thêm và nằm ngồi sự kiểm sốt của NHNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nợ xấu bất động sản tại việt nam, ước lượng quy mô, đánh giá tác động và cách thức xử lý (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)