CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
2.3. Lược khảo các nghiên cứu liên quan
2.3.2. Các nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009) về “Hoàn thiện quản lý thu thuế của Nhà nước nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của DN - Nghiên cứu tình huống của Hà Nội”.
Tác giả Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009) đã phân tích, đánh giá và tổng hợp những cơ sở lý thuyết, cơ sở kinh nghiệm và cơ sở thực tiễn cho những giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý thu thuế của Nhà nước nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp (tình huống địa bàn Hà Nội). Tác giả đã phân tích hành vi và đặc điểm tuân thủ thuế của các doanh nghiệp đồng thời khảo sát ý kiến của doanh nghiệp về thực trạng quản lý thu thuế để có được cơ sở thơng tin cho hoàn thiện quản lý thu thuế của Nhà nước đối với doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Tiến hành khảo sát và nghiên cứu hành vi tuân thủ thuế như là một biến số đại diện cho sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp; nghiên cứu các nhân tố thuộc các nhóm khác nhau tác động đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp và khẳng định vai trò quản lý thu thuế của Nhà nước trong việc tác động lên các nhân tố này nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Tác giả đã xác định được bức tranh tuân thủ thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội và chứng minh cho mơ hình các cấp độ tuân thủ thuế đã điều chỉnh và đặc trưng của 4 cấp độ tuân thủ thuế được cụ thể hơn qua phân tích 3 chỉ số tự nguyện, đủ và đúng thời gian; xác định những nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế theo cách tiếp cận kinh tế và tâm lý xã hội. Vì nghiên cứu định tính nên chưa ước lượng một cách chính xác mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nghiên cứu đã rất có giá trị khi trình bày 6 nhóm nhân tố tác động đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp gồm: Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, đặc điểm tâm lý của doanh nghiệp, đặc điểm ngành của doanh nghiệp, nhân tố xã hội, nhân tố kinh tế, nhân tố pháp luật, từ đó đề xuất những giải pháp hồn thiện hoạt động quản lý thu thuế của Nhà nước nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nói chung và trên địa bàn Hà Nội nói riêng.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hoài và các cộng sự (2011) về “Giám sát tính tuân thủ thuế ở Việt Nam”.
Nghiên cứu đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về tuân thủ thuế như cơ sở lý luận của tuân thủ thuế nội dung tuân thủ thuế, nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế. Các tác giả cũng đi sâu xem xét nội dung giám sát tính tuân thủ, chủ thể thực hiện giám sát tính tuân thủ thuế, cách thức thực hiện giám sát tính tuân thủ thuế. Nghiên cứu, đánh giá việc giám sát tính tuân thủ thuế của NNT ở Việt Nam hiện nay; Nghiên cứu kinh nghiệm giám sát tính tuân thủ thuế của một số nước và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; Xây dựng các quan điểm, định hướng trong việc thiết lập cơ chế giám sát tính tuân thủ thuế có hiệu quả ở Việt Nam và đề xuất một số giải pháp thực hiện. Nghiên cứu nêu lên các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế. Thứ nhất, nhóm nhân tố về tình hình kinh tế, xã hội. Thứ hai, nhóm nhân tố về chính sách pháp luật nói chung và chính sách thuế nói riêng. Thứ ba, nhóm nhân tố thuộc về quản lý của CQT. Thứ tư, nhóm nhân tố xuất phát từ bản thân NNT. Thứ năm, các nhân tố khác.
Bảng 2.4. Tóm tắt các nghiên cứu liên quan.
STT TÁC GIẢ VẤN ĐỀ NGHIÊN
CỨU
CÁC NHÂN TỐ TRONG MƠ HÌNH Các nghiên cứu nước ngồi
1 Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD (2004)
Quản lý và nâng cao tuân thủ thuế
Hồ sơ doanh nghiệp, nhân tố ngành, nhân tố xã hội học, nhân tố kinh tế, các nhân tố tâm lý.
2 Mohd Rizal Palil (2010)
Kiến thức thuế và những nhân tố quyết định sự tuân thủ thuế trong hệ thống tự đánh giá tại Malaysia
Khả năng bị kiểm toán thuế, nhận thức về chi tiêu của Chính phủ thể hiện qua phúc lợi mang lại cho xã hội, khả năng tài chính, những nhân tố liên quan đến đặc điểm, kiến thức thuế
liên quan đến hệ thống chính sách thuế và quản lý thuế. 3 Nicoleta (2011) Tổng hợp những nhân
tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế
Nhóm nhân tố kinh tế bao gồm các nhân tố như mức thu nhập chịu thuế, khả năng bị kiểm toán thuế, sự kiểm toán thuế, thuế suất, lợi ích từ việc đóng thuế, hình phạt và tiền phạt vi phạm. Nhóm nhân tố phi kinh tế bao gồm các nhân tố như thái độ đối với các loại thuế, những nhân tố cá nhân, chuẩn mực xã hội và quốc gia, sự công bằng của hệ thống thuế.
Các nghiên cứu trong nước
4 Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009)
Hoàn thiện quản lý thu thuế của Nhà nước nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của DN - Nghiên cứu tình huống của Hà Nội
Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, đặc điểm tâm lý của doanh nghiệp, đặc điểm ngành của doanh nghiệp, nhân tố xã hội, nhân tố kinh tế, nhân tố pháp luật. 5 Nguyễn Thị Thanh Hoài và các cộng sự (2011) Giám sát tính tuân thủ thuế ở Việt Nam
Nhân tố về tình hình kinh tế, xã hội, nhóm nhân tố về chính sách pháp luật nói chung và chính sách thuế nói riêng, nhóm nhân tố thuộc về quản lý của CQT, nhóm nhân tố xuất phát từ bản thân NNT, các nhân tố khác.
Nguồn: tổng hợp của tác giả từ các nghiên cứu liên quan
Kết luận chương 2.
Trong chương 2, tác giả đã giới thiệu khái quát cơ sở lý thuyết phục vụ cho nghiên cứu như: khái niệm sự tuân thủ thuế, các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế.
Bên cạnh đó, để tạo cơ sở cho mơ hình nghiên cứu sẽ được trình bày ở chương tiếp theo, tác giả cũng tiến hành lược khảo các nghiên cứu liên quan đến đề tài này. Các nghiên cứu liên quan được lược khảo bao gồm các nghiên cứu trong và ngoài nước về sự tuân thủ thuế và các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế. Hầu hết các nghiên cứu được lược khảo đều sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế.
Khái niệm về sự tuân thủ thuế được tác giả đúc kết từ khái niệm của James và Alley (1999), tuân thủ pháp luật thuế của NNT về cơ bản là thể hiện ở việc chấp hành đầy đủ, kịp thời các quy định của pháp luật thuế, cụ thể là việc chấp hành các tiêu chí thời gian, mức độ chính xác trung thực và đầy đủ của các hoạt động đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế và các nghĩa vụ khác về thuế của NNT. Trên cơ sở các nghiên cứu liên quan, có 4 nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế là nhân tố kinh tế, nhân tố chính sách thuế, nhân tố nhận thức giá trị xã hội, nhân tố tâm lý cảm nhận.