CHƯƠNG 3 : MƠ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Các giả thuyết của mơ hình
Nhân tố kinh tế: bao gồm các nội dung về kiểm tốn thuế, nhận thức của chi tiêu Chính phủ, khả năng tài chính, chi phí tuân thủ.
Một số nghiên cứu cho rằng các cuộc kiểm tốn có tác động tích cực đến chuyện lảng tránh thuế (Jackson và Jaouen, 1989; Shanmugam, 2003; Dubin, 2004). Những phát hiện này cho thấy rằng trong các hệ thống tự đánh giá, kiểm tốn thuế có thể đóng một vai trị khơng thể thiếu và vai trị thiết yếu của họ là tăng cường sự tuân thủ tự nguyện. Theo OECD (2004), việc thường xuyên tổ chức công tác kiểm tốn thuế có thể nâng cao mức độ tuân thủ thuế của doanh nghiệp.
Theo Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009), NSNN được sử dụng như thế nào là một trong những vấn đề được DN quan tâm. NSNN được sử dụng cho đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội phục vụ trở lại cho DN và nuôi bộ máy công quyền. Như vậy, nhận thức của DN về tính hiệu quả của các khoản chi tiêu này gia tăng sẽ tác động làm gia tăng sự tuân thủ thuế.
Theo Richard M. Bird và Oliver Oldman (2006), ln có một mối liên hệ giữa số thuế nợ và hành vi tuân thủ. Ví dụ, nếu một chủ DN có nghĩa vụ thuế có thể dễ dàng thanh tốn thì họ sẽ sẵn sàng tuân thủ. Tuy nhiên, nếu nghĩa vụ lớn có khả năng đe dọa sự sống cịn của DN thì người chủ có thể sẽ né tránh phải nộp tất cả hoặc tìm biện pháp điều chỉnh báo cáo để giảm nghĩa vụ thuế.
Theo OECD (2004), đối tượng nộp thuế phải bỏ ra một số khoản chi phí như thời gian phải bỏ ra để hoàn tất các thủ tục u cầu, các chi phí trả cho kế tốn và các chi phí gián tiếp do sự phức tạp của luật thuế thông thường để tuân thủ các nghĩa vụ thuế. Do đó, làm cho số thuế phải chịu cao hơn số thuế thực nộp. Nếu chi phí được giảm xuống thì sự tuân thủ thuế sẽ gia tăng.
Giả thuyết H1: Các khía cạnh kinh tế tạo thuận lợi cho DN thì sự tuân thủ thuế của DN sẽ tốt hơn.
Nhân tố chính sách thuế: bao gồm các nội dung về chính sách thuế rõ
ràng, đơn giản, dễ hiểu, mức thuế suất, công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, thực hiện thủ tục hành chính thuế.
Theo Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009), chính sách thuế ổn định, có thể dự đốn, rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu và cơng bằng là những tiền đề đầu tiên để đạt được sự tuân thủ cao. Theo Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009), tính phức tạp, bất cơng bằng và bất hợp lý của các Luật thuế là những thách thức lớn đối với sự tuân thủ thuế. Theo Mohd Rizal Palil (2010), nhận thức công bằng là một trong những nguyên tắc chính để thiết lập hệ thống thuế. Cảm nhận về sự công bằng của hệ thống thuế cũng có ảnh hưởng đến các khuynh hướng đối với việc trốn thuế.
Clotfelter (1983) cho rằng thuế suất là một yếu tố quan trọng trong việc xác định hành vi tuân thủ thuế mặc dù mức độ tác động chính xác vẫn cịn chưa thật sự được rõ ràng và gây nên tranh cãi (Kirchler, 2007).
Theo OCED (2004), kinh nghiệm cho thấy rằng phần lớn đối tượng nộp thuế muốn tuân thủ nghĩa vụ thuế của họ (trong khn khổ quy tắc xã hội và văn hố). Do đó, sự phản ứng thích hợp từ phía cơ quan thuế chính là giúp cho đối tượng nộp thuế dễ dàng thực hiện nghĩa vụ đó. Cơ quan thuế tạo điều kiện dễ dàng cho đối tượng nộp thuế tuân thủ bằng cách tư vấn một cách rõ ràng cho họ về nghĩa vụ thuế ngay từ khi họ bắt đầu hoạt động kinh doanh của mình. Về lâu dài, làm cho tuân thủ dễ dàng có thể bao gồm toàn bộ các sáng kiến mà cơ quan thuế có thể thực hiện để cải thiện việc cung cấp dịch vụ. Cơ quan thuế mở rộng việc cung cấp dịch vụ điện tử để tiết kiện thời gian và chi phí cho doanh nghiệp và cải thiện độ tin cậy của thông tin mà cơ quan thuế nhận được.
Nguyễn Thị Thanh Hoài và các thành viên (2011) cho rằng các quy trình nghiệp vụ quản lý thuế, các thủ tục về thuế (thủ tục đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế, hồn thuế,…) có tính ổn định, minh bạch rõ ràng sẽ tạo điều kiện thuận lợi tối đa và giảm chi phí tuân thủ cho người nộp thuế, giảm rủi ro do tham nhũng và phiền hà.
Nếu thủ tục hành chính thuế q rườm rà, phức tạp, khó thực hiện sẽ khơng khuyến khích người nộp thuế tuân thủ tự giác, chi phí tuân thủ vì thế sẽ tăng lên.
Từ các kết quả nghiên cứu trên, tác giả đề xuất giả thuyết:
Giả thuyết H2: Chính sách thuế càng hồn thiện thì sự tuân thủ thuế của DN càng tăng.
Nhân tố nhận thức giá trị xã hội bao gồm các nội dung về tính ổn định,
cơng bằng của hệ thống thuế, xử lý hành chính về thuế, thương hiệu doanh nghiệp. Theo Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009), tính phức tạp, bất cơng bằng và bất hợp lý của các luật thuế là những thách thức lớn đối với quản lý thu thuế, gây ra những chống đối và sai lỗi trong kê khai thuế, là điều kiện cho sự tránh thuế và trốn thuế.
Theo Mohd Rizal Palil (2010), nhận thức công bằng là một trong những nguyên tắc chính để thiết lập hệ thống thuế. Cảm nhận về sự công bằng của hệ thống thuế cũng có ảnh hưởng đến các khuynh hướng đối với việc trốn thuế.
Nguyễn Thị Thanh Hoài và các thành viên (2011) cho rằng các yếu tố xã hội cũng có ảnh hưởng đến tính tn thủ thuế. Thuộc nhóm này có thể kể đến như: chuẩn mực xã hội, ảnh hưởng xã hội và trách nhiệm của từng chủ thể trong một cộng đồng xã hội; dư luận xã hội, danh tiếng, vị thế và vai trò của từng chủ thể trong một cộng đồng xã hội.
Theo OECD (2004), những cuộc điều tra về tác động của những biện pháp ngăn ngừa như phạt hành chính và đe dọa khởi tố cho thấy đây là các biện pháp khống chế về thời gian đối với hành vi tuân thủ của đối tượng nộp thuế.
Từ các kết quả nghiên cứu trên, tác giả đề xuất giả thuyết:
Giả thuyết H3: Nhận thức giá trị xã hội càng cao có ảnh hưởng tích cực đến sự tuân thủ thuế của DN.
Nhân tố tâm lý cảm nhận bao gồm các nội dung về tuyên dương doanh
nghiệp điển hình, rủi ro khi không tuân thủ.
Theo OECD (2004), một số biện pháp khuyến khích đối tượng nộp thuế có thể có tác động tích cực đến hành vi tn thủ (có nghĩa là các đối tượng nộp thuế trở nên tuân thủ hơn), mặc dù điều này cần phải được tìm hiểu hơn nữa.
Ngồi ra, nếu một đối tượng nộp thuế có cơ hội khơng tn thủ và nghĩ rằng chỉ có rủi ro khơng đáng kể nếu bị phát hiện thì đối tượng nộp thuế đó có thể chấp nhận rủi ro này. Điều này có thể dẫn đến việc kê khai thấp một số loại thu nhập nào
đó. Ví dụ, thu nhập từ tiền lương và tiền công thường là các khoản thu nhập mà cơ
quan thuế dễ dàng “nhìn thấy được” vì bên thứ ba báo cáo. Tuy nhiên, những loại thu nhập khác có thể khó “nhìn thấy được” hơn và vì vậy sẽ được kê khai báo cáo một cách “sáng tạo” hơn (OECD, 2004).
Từ các kết quả nghiên cứu trên, tác giả đề xuất giả thuyết:
Giả thuyết H4: Tâm lý cảm nhận về nghĩa vụ thuế càng cao thì sự tuân thủ thuế của DN càng cao.
3.2. Mơ hình nghiên cứu đề xuất.
Trên cơ sở lý luận, các nghiên cứu liên quan đã trình bày và các giả thuyết
nghiên cứu đã được phát triển, tác giả đưa ra mơ hình nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp – tình huống nghiên cứu điển hình tại Chi cục Thuế thành phố Tân An như sau:
Hình 3.1. Mơ hình khảo sát
Nguồn: nghiên cứu của tác giả
Như vậy mơ hình được tác giả đề xuất để tiến hành nghiên cứu thực nghiệm
bao gồm 4 nhân tố tác động đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp. H1 H2 H3 H4 Nhân tố kinh tế Nhân tố chính sách thuế Nhân tố nhận thức giá trị xã hội
Nhân tố tâm lý cảm nhận
SỰ TUÂN THỦ THUẾ
Bảng 3.2. Mô tả các nhân tố dự kiến
Nhân tố Nội dung Nguồn gốc nhân tố
Nhân tố kinh tế (KT)
Nhân tố này bao gồm các nội dung về kiểm toán thuế, nhận thức của chi tiêu Chính phủ, khả năng tài chính, chi phí tuân thủ. Jackson và Jaouen (1989); Shanmugam (2003); Dubin (2004), OECD (2004) Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009) Nhân tố chính sách thuế (CS)
Nhân tố này bao gồm các nội dung về chính sách thuế rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, mức thuế suất, công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, thực hiện thủ tục hành chính thuế.
Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009) Mohd Rizal Palil (2010),
OECD (2004)
Nguyễn Thị Thanh Hoài và các thành viên (2011)
Nhân tố nhận thức giá trị xã
hội (XH)
Nhân tố này bao gồm các nội dung về tính ổn định, cơng bằng của hệ thống thuế, xử lý hành chính về thuế, thương hiệu doanh nghiệp.
Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009), Mohd Rizal Palil (2010),
OECD (2004)
Nguyễn Thị Thanh Hoài và các thành viên (2011)
Nhân tố tâm lý cảm nhận (TL)
Nhân tố này bao gồm các nội dung về tuyên dương doanh nghiệp điển hình, rủi ro khi khơng tn thủ
OECD (2004)
Sự tuân thủ thuế (TT)
Nhân tố này bao gồm những nội dung tự nhận định của doanh nghiệp về việc tuân thủ các quy định về chính sách thuế, quản lý thuế.
OECD (2004)
Nguồn: Tổng hợp từ nghiên cứu của tác giả
3.3. Quy trình thực hiện nghiên cứu.
Nghiên cứu sử dụng kết hợp cả phương pháp định lượng và phương pháp định tính, được thực hiện qua 2 bước đó là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Cụ thể như sau:
3.3.1. Nghiên cứu sơ bộ.
Hình thức thực hiện.
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thơng qua phương pháp định tính nhằm mục đích khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu với các nội dung sau:
Trên cơ sở lý thuyết về mơ hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế, tác giả đã xây dựng mơ hình dự kiến cho tình huống Chi cục Thuế thành phố Tân An. Theo đó, các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp được xác định. Mỗi nhân tố bao gồm nhiều biến quan sát.
Sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm với các chuyên gia, các nhà quản lý đang công tác tại các viện nghiên cứu, các Chi cục Thuế, … có kinh nghiệm trong lĩnh vực thuế. Vấn đề đưa ra thảo luận là ý kiến của các chuyên gia về những nhân tố
ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp (phụ lục 1). Mục đích của buổi thảo luận nhóm là để điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường 4 nhân tố khảo sát.
Nội dung được thảo luận với các chuyên gia là những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp và cách thức đo lường những nhân tố đó. Tác giả tập trung lấy ý kiến chuyên gia về ảnh hưởng của 4 nhóm nhân tố đã được chỉ ra từ các nghiên cứu liên quan là nhân tố kinh tế, nhân tố chính sách thuế, nhân tố nhận thức giá trị xã hội và nhân tố tâm lý cảm nhận. Tác giả tiến hành thảo luận với 7 chuyên gia hiện đang công tác trong lĩnh vực thuế (phụ lục 2).
Các bước thực hiện nghiên cứu sơ bộ.
- Xác định những nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp. - Xây dựng các biến quan sát của các nhân tố trong mơ hình nghiên cứu và thang đo các biến quan sát.
- Xây dựng dàn bài thảo luận nhóm (phụ lục 1).
- Thu thập thông tin: Dùng dàn bài thảo luận thay cho bảng câu hỏi chi tiết, và thảo luận trực tiếp với các chuyên gia. Dàn bài được thiết kế sao cho gợi ý và nắm bắt được dễ dàng ý kiến của các chuyên gia là những người đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thuế. Kết quả khảo sát cho thấy các chuyên gia đều đồng ý với sự ảnh hưởng của 4 nhóm nhân tố đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Ngồi 4 nhóm nhân tố trên, theo các chuyên gia sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp cịn phụ thuộc vào quy mơ doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, thời gian kinh doanh của doanh nghiệp.