Phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp nghiên cứu điển hình chi cục thuế thành phố tân an (Trang 58 - 62)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.2. Kết quả phân tích dữ liệu

4.2.2.3. Phân tích hồi quy

Phân tích hồi quy đa biến được thực hiện sau đó để xác định các nhân tố thực sư ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp, đồng thời kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.

Để nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp, mơ hình hồi quy bội được xây dựng có dạng.

𝑻𝑻 = 𝜷𝟎+ 𝜷𝟏 × 𝑲𝑻 + 𝜷𝟐 × 𝑪𝑺 + 𝜷𝟑× 𝑿𝑯 + 𝜷𝟒 × 𝑻𝑳 + 𝜺𝒊 (1)

Kết quả ước lượng mơ hình (1)

Bảng 4.16. Hệ số hồi quy Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa

Hệ số hồi quy đã chuẩn hóa T Sig. Thống kê tương quan Hệ số Sai số

chuẩn Tolerance VIF

Hằng số -1.318 0.310 -4.252 0.000 TL 0.206 0.063 0.165 3.299 0.001 0.842 1.187 KT 0.360 0.063 0.288 5.705 0.000 0.825 1.212 CS 0.269 0.060 0.232 4.511 0.000 0.793 1.260 XH 0.492 0.049 0.521 9.949 0.000 0.767 1.304 Nguồn: phụ lục 6

Đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình

Mơ hình có R2 là 0.484. Như vậy, 48,40% thay đổi của biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc lập của mơ hình hay nói cách khác 48,40% thay đổi sự tn thủ thuế của doanh nghiệp được giải thích bởi các nhân tố trong mơ hình.

Bảng 4.17. Tóm tắt mơ hình

Model R R2 R2 hiệu chỉnh Sai số của ước lượng Durbin-Watson

1 0.696a 0.484 0.476 0.62994 1.268

Bảng 4.18. Phân tích phương sai Mơ hình Mơ hình Tổng bình phương Bậc tự do Trung bình bình phương F Sig. 1 Hồi quy 91.292 4 22.823 57.514 .000b Sai số 97.222 245 .397 Tổng cộng 188.514 249 Nguồn: phụ lục 6

Hệ số Sig. = 0.000 < 0.01 với F = 57.514, cho thấy mơ hình đưa ra là phù hợp với dữ liệu thực tế. Hay nói cách khác, các biến độc lập có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc ở mức độ tin cậy 99%.

Phụ lục 7 cho thấy kết quả kiểm định các hiện tượng đa cộng tuyến, tự tương quan, phương sai thay đổi và phân phối chuẩn của phần dư. Kết quả cho thấy mơ hình khơng xảy ra các hiện tượng đa cộng tuyến, tự tương quan nhưng có hiện tượng phương sai thay đổi. Đồng thời phần dư cũng có phân phối chuẩn.

Như vậy mơ hình (1) có hiện tượng phương sai thay đổi, hiện tượng này sẽ làm cho các thống kê trong mơ hình bị sai lệch ảnh hưởng đến việc kết luận sự tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc. Để khắc phục hiện tượng này, tác giả thực hiện hồi quy với sai số chuẩn mạnh. Kết quả hồi quy được trình bày trong bảng sau: Bảng 4.19. Hệ số hồi quy Biến số Hệ số hồi quy Hệ số hồi quy chuẩn hóa Sai số chuẩn t Sig. C -1.318345 0.263622 -5.000883 0.0000 XH 0.491718 0.521 0.048611 10.11529 0.0000 KT 0.359731 0.288 0.055342 6.500174 0.0000 CS 0.268686 0.232 0.053440 5.027765 0.0000 TL 0.206239 0.165 0.053960 3.822106 0.0002

Kiểm định hệ số hồi quy

Trong bảng 4.19, cột mức ý nghĩa Sig. cho thấy hệ số hồi quy của tất cả các biến số TL, KT, CS, XH đều có mức ý nghĩa Sig. nhỏ hơn 0.05. Như vậy, hệ số hồi quy của các biến TL, KT, CS, XH đều có ý nghĩa thống kê hay các biến số TL, KT, CS, XH đều có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc TT.

Kết luận các giả thuyết nghiên cứu.

Giả thuyết H1: Các khía cạnh kinh tế tạo thuận lợi cho DN thì sự tuân thủ thuế của DN sẽ tốt hơn.

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy biến số KT có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc TT. Điều này có đồng nghĩa với việc nhân tố kinh tế có ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Đồng thời, hệ số hồi quy của biến số KT có giá trị 0.359731, mang dấu dương, tức là nhân tố kinh tế thuận lợi thì sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp sẽ tốt hơn. Như vậy, giả thiết H1 được hỗ trợ.

Giả thuyết H2: Chính sách thuế càng hồn thiện thì sự tn thủ thuế của DN càng tăng.

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy biến số CS có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc TT. Điều này có đồng nghĩa với việc nhân tố chính sách thuế có ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Đồng thời, hệ số hồi quy của biến số CS có giá trị 0.268686, mang dấu dương, tức là nhân tố chính sách thuế có ảnh hưởng dương đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Như vậy, giả thiết H2 được hỗ trợ.

Giả thuyết H3: Nhận thức giá trị xã hội càng cao có ảnh hưởng tích cực đến sự tn thủ thuế của DN.

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy biến số XH có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc TT. Điều này có đồng nghĩa với việc nhân tố nhận thức giá trị xã hội có ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Đồng thời, hệ số hồi quy của biến số XH có giá trị 0.491718, mang dấu dương, tức là nhân tố nhận thức giá trị xã hội càng cao có ảnh hưởng tích cực đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Như vậy, giả thiết H3 được hỗ trợ.

thủ thuế của DN càng cao.

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy biến số TL có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc TT. Điều này có đồng nghĩa với việc nhân tố tâm lý về nghĩa vụ thuế có ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Đồng thời, hệ số hồi quy của biến số TL có giá trị 0.206239, mang dấu dương, tức là nhân tố tâm lý về nghĩa vụ thuế càng cao có ảnh hưởng tích cực đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Như vậy, giả thiết H4 được hỗ trợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp nghiên cứu điển hình chi cục thuế thành phố tân an (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)