CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Hiện trạng tuân thủ thuế tại Chi cục Thuế thành phố Tân An tỉnh Long An
cứu thực nghiệm các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp do Chi cục Thuế thành phố Tân An tỉnh Long An quản lý và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.
4.1. Hiện trạng tuân thủ thuế tại Chi cục Thuế thành phố Tân An tỉnh Long An. Long An.
Trong giai đoạn 2011 – 2015, Chi cục Thuế thành phố Tân An đã tiến hành trung bình 122 cuộc kiểm tra thuế, trong đó có 85 cuộc kiểm tra có phát sinh, chiếm tỷ lệ 70% số cuộc kiểm tra. Như vậy, có thể thấy tỷ lệ các cuộc kiểm tra có phát sinh chiếm tỷ lệ cao. Kết quả này cho thấy, trong quá trình kiểm tra thuế, Chi cục Thuế thành phố Tân An đã lập kế hoạch lựa chọn doanh nghiệp có rủi ro về thuế để thực hiện cơng tác kiểm tra có chọn lọc nên hầu hết doanh nghiệp nằm trong diện kiểm tra đều có số thuế phát sinh sau khi kiểm tra so với số doanh nghiệp tự kê khai.
Bảng 4.1. Thống kê tình hình kiểm tra thuế tại các doanh nghiệp của Chi cục Thuế thành phố Tân An tỉnh Long An
Năm Số cuộc kiểm tra thuế Số cuộc kiểm có phát sinh Tỷ lệ (%) Thuế phát sinh (triệu đồng) Đã nộp Tổng cộng Quân Bình Số tiền (triệu đồng) Tỷ lê (%) (1) (2) (3) (4)=(3)/(2) (5) (6)=(5)/(3) (7) (8)=(7)/(5) 2011 115 91 79% 4360 37.91 3217 74% 2012 128 84 66% 8659 67.65 8485 98% 2013 124 83 67% 4223 34.06 3700 88% 2014 115 81 70% 4287 37.28 3790 88% 2015 128 88 69% 2537 19.82 2254 89%
Trung
bình 122 85.4 70% 4813.2 39.3433 4289.2 87%
Nguồn: Chi cục Thuế thành phố Tân An
Bên cạnh đó, tỷ lệ nộp bổ sung sau khi kết thúc kiểm tra trong giai đoạn 2011 – 2015 đạt trung bình 87%. Kết quả này cho thấy, Chi cục Thuế thành phố Tân An đã thực hiện tốt công tác theo dõi thực thi quyết định xử lý. Ngoài ra từ tỷ lệ nộp thuế qua các năm có xu hướng tăng lên và số thuế phát sinh giảm dần qua các năm cho thấy các doanh nghiệp đã dần có ý thức đối với nghĩa vụ thuế. Như vậy, công tác kiểm tra thuế phần nào phát huy tác dụng và thiết lập lại sự công bằng giữa doanh nghiệp có tinh thần tuân thủ thuế và doanh nghiệp chưa chấp hành thuế.
Bảng 4.2. Thống kê tình hình nợ thuế của doanh nghiệp cuối mỗi năm
Năm Tổng nợ (Triệu đồng) Tỷ lệ nợ so với số thu từ doanh nghiệp (%)
Phân loại tiền thuế nợ Nợ khó thu Nợ chờ xử lý Nợ điều chỉnh Nợ khả thu Nợ đến 30 ngày Nợ từ 31 ngày đến 90 ngày Nợ trên 90 ngày 2011 13.475 30% 7.057 1.985 1.621 2.812 2012 14.585 25% 12.304 2.281 2013 17.149 22% 16.151 231 145 622 2014 17.937 19% 13.984 1.271 860 1.822 2015 23.887 18% 14.393 27 44 234 2.572 6.617 Trung bình 17.470 23% 12.778 402 9 347 1.496 2.375
Nguồn: Chi cục Thuế thành phố Tân An
Bảng 4.2 cho thấy tình hình nợ thuế của các doanh nghiệp hằng năm do Chi cục Thuế thành phố Tân An quản lý. Số liệu nợ thuế được xác định vào thời điểm cuối mỗi năm. Kết quả thống kê cho thấy trung bình trong giai đoạn 2011 – 2015, tổng số thuế nợ của doanh nghiệp là 17.470 triệu đồng, chiếm 23% tổng số thu thuế từ doanh nghiệp. Trong đó nợ khó thu chiếm cao nhất với 12.778 triệu đồng. Nguyên nhân này chủ yếu do các doanh nghiệp chấm dứt kinh doanh, đã giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản. Nợ chờ xử lý chiếm 402 triệu đồng gồm xử lý
miễn, giảm, hoàn, bù trừ các khoản nộp NSNN nhưng chủ yếu là xử lý gia hạn nộp thuế. Nợ điều chỉnh chiếm tỷ lệ nhỏ do chứng từ luân chuyển chậm, thất lạc, sai sót. Nợ khả thu (phân theo Quyết định số 1401/QĐ-TCT ngày 28/7/2015) cũng chiếm tỷ trọng cao với 4.218 triệu đồng là các số nợ khơng thuộc nợ khó thu, chờ xử lý hoặc đều chỉ là các loại nợ chậm nộp từ 01 đến trên 90 ngày.
Qua tình hình nợ thuế nêu trên, cho thấy diễn biến nợ trên địa bàn thành phố Tân An tỉnh LongAn là phức tạp, tỷ lệ nợ cao, sự tuân thủ của doanh nghiệp về nghĩa vụ nộp đầy đủ, đúng hạn số thuế vào NSNN cịn thấp.
Hiện tại, cơng tác kiểm tra tại Chi cục Thuế thành phố Tân An dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin của ngành về các doanh nghiệp đang quản lý thực hiện kê khai thuế điện tử (qua mạng Internet) và sử dụng các ứng dụng phân tích thơng tin, đánh giá rủi ro để đánh giácác số liệu đã kê khai. Qua đó, một số ngành nghề có rủi ro cao về thuế như sau:
Ngành thương mại ở lĩnh vực kinh doanh điện tử, máy tính, điện thoại, thiết bị điện, nước… nếu khách hàng là người tiêu dùng thì hầu như khơng cần hóa đơn. Khi khách hàng khơng có u cầu thì doanh nghiệp bán hàng khơng ghi hóa đơn hoặc chỉ ghi mang tính chất đối phó. Đối với những mặt hàng có nguồn gốc rõ ràng, có hóa đơn đầu vào thì doanh nghiệp xuất hóa đơn với mức chênh lệch rất thấp, đối với hàng xách tay hoặc khơng có chứng từ mua vào thì khi bán ra cũng khơng xuất hóa đơn.
Ngành xây dựng ở lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng thì thường đất, đá, cát, sỏi khơng có hố đơn đầu vào nên doanh nghiệp thường mua hoá đơn để hợp thức hoá. Một số doanh nghiệp khi xây dựng các cơng trình của người dân thì do chủ nhà khơng cần hố đơn nên doanh nghiệp khơng xuất hố đơn để kê khai thuế hoặc lấy chi phí của cơng trình này hạch tốn cho cơng trình khác. Đối với những cơng trình xây dựng thanh tốn theo tiến độ doanh nghiệp đã nhận tiền nhưng khơng xuất hố đơn kịp thời để kê khai thuế.
Ngành vận tải thì doanh nghiệp kê tăng thêm chi phí tiêu hao xăng, dầu, chi phí tài xế, sửa chữa xe cá nhân ghi vào mã số thuế của doanh nghiệp.
Ngành ăn uống thì hầu hết các cá nhân khơng cần lấy hóa đơn chỉ trừ những trường hợp các cơ quan, doanh nghiệp tiếp khách mới yêu cầu xuất hóa đơn để về thanh tốn lại hoặc tính vào chi phí.
Đặc biệt đối với một số lĩnh vực kinh doanh dịch vụ nhạy cảm như nhà nghỉ, khách sạn, massage, karaoke… khách hàng sẽ khơng lấy hóa đơn nên doanh nghiệp xuất hố đơn theo sự tính tốn cho phù hợp với chi phí.
Trong các hoạt động của cơ quan cơng quyền nói chung và Chi cục Thuế thành phố Tân An tỉnh Long An nói riêng thì vấn đề thực hiện thủ tục hành chính thường bị cơng dân phàn nàn. Đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến sự tuân thủ của người dân khi chấp hành chính sách pháp luật của Nhà nước, trong đó có lĩnh vực thuế.Bên cạnh đó, trong văn bản về thuế quy định thời gian có áp dụng hai loại ngày: ngày và ngày làm việc. Ngày được hiểu là ngày liên tục theo dương lịch kể cả ngày nghỉ (thứ bảy, chủ nhật và ngày nghỉ lễ). Ngày làm việc được hiểu là không gồm ngày nghỉ. Quy định này tạo nên sự phức tạp, khó nhớ, dễ nhầm lẫn. Ví dụ như thời hạn đăng ký thuế áp dụng theo ngày làm việc nhưng tạm ngưng kinh doanh lại tính theo ngày; thời hạn khai thuế, nộp thuế, hồn thuế tính theo ngày nhưng thời hạn kiểm tra, giải trình khai bổ sung theo yêu cầu của CQT tính theo ngày làm việc, khi CQT kiểm tra phát hiện sai sót dẫn đến làm thiếu số thuế phải nộp thì tính tiền chậm nộp lại tính theo ngày. Sự khơng thống nhất một cách tính thời hạn trong thực hiện chính sách, pháp luật thuế cũng gây ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp.
Trong thời gian qua, công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT tại Chi cục Thuế thành phố Tân An đã làm khá tốt với nhiều Hội nghị gặp gỡ, đối thoại doanh nghiệp được tổ chức thường xuyên hàng năm với hàng ngàn lượt NNT tham dự. Qua đó, NNT đã biết được những thay đổi về chính sách thuế trong thời gian qua và được Chi cục Thuế giải đáp các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
4.2. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp.
Tác giả tiến hành phỏng vấn chính thức người đại diện theo pháp luật của 265 doanh nghiệp được Chi cục Thuế thành phố Tân An tỉnh Long An quản lý. Việc phỏng vấn được tiến hành từ tháng 08/2015 đến tháng 12/2015. Bên cạnh phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi phát tại trụ sở của các doanh nghiệp, phỏng vấn gián tiếp thông qua gửi bảng câu hỏi qua e-mail cũng được sử dụng. Tổng số bảng câu hỏi được gửi đi là 265 bảng câu hỏi. Tổng số bảng câu hỏi thu về là 259 bảng câu hỏi. Sau khi loại bỏ 9 bảng câu hỏi không hợp lệ do trả lời thiếu thơng tin, kích thức mẫu được sử dụng để tiến hành phân tích là 250 quan sát.