1. 4.2 Phạm vi nghiên cứu
2.6 Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
2.6.5 Một số giải pháp xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
Theo Nguyễn Đăng Khoa (2013), xây dựng nông thôn mới cần tập trung vào 4 nhóm vấn đề lớn:
- Thứ nhất, trong việc nhận thức xây dựng nông thôn mới, đây là vấn đề liên quan tới cộng đồng, cần tăng cường truyên truyền vận động thuyết phục và làm rõ vai trị chủ thể của người nơng dân. Xây dựng nơng thôn mới là một phong trào, một quá trình dài hạn. Phải thống nhất phương châm "Người dân làm, Nhà nước hỗ trợ” thay cho khẩu hiệu “Nhà nước Nhân dân cùng làm”.
- Thứ hai, cần phải quan tâm đến cấp cơ sở một cách quyết liệt; quan tâm động viên khích lệ các phong trào thi đua, tập trung phát triển sản xuất, thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp.
- Thứ ba, trong việc ban hành cơ chế, chính sách, cần phải khuyến khích chính sách địa phương trồng lúa.
- Thứ tư, cần rút ra bài học kinh nghiệm, đó là lấy xây dựng là tiền đề và ln đặt lợi ích của người dân là mục tiêu cao nhất.
Ngoài ra việc triển khai Nghị quyết Trung ương 7, khóa X về nơng nghiệp - nơng dân - nơng thơn, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới, giai đoạn 2010-2020 do Chính phủ xây dựng đến tất cả các xã trên phạm vi toàn quốc, theo phương châm phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trị định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, đặt ra các chính sách, cơ chế hỗ trợ và hướng dẫn. Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở nông thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện. Được thực hiện trên cơ sở kế thừa và lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai ở nơng thơn, có bổ sung dự án hỗ trợ đối với các lĩnh vực cần thiết; có cơ chế, chính sách khuyến khích mạnh mẽ đầu tư của các thành phần kinh tế; huy động đóng góp của các tầng lớp nhân cư. Được
thực hiện gắng với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của mỗi địa phương (xã, huyện, tỉnh); có quy hoạch và cơ chế đảm bảo cho phát triển quy hoạch (trên cơ sở các tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật do các bộ chuyên ngành ban hành). Là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và tồn xã hội; cấp ủy Đảng, chính quyền đóng vai trị chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức thực hiện; hình thành cuộc vận động “Tồn dân xây dựng nơng thơn mới” do Mặt trận Tổ quốc chủ trì cùng các tổ chức chính trị - xã hội vận động mọi tầng lớp Nhân dân phát huy vai trị chủ thể trong việc xây dựng nơng thơn mới.
Làm thế nào để tiếp tục quán triệt Nghị quyết của Đảng, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thơn mới của Chính phủ tới tồn thể cán bộ, Nhân dân một cách tốt nhất; làm thế nào đẩy nhanh việc ban hành và hướng dẫn thực hiện đồng bộ các chính sách để tháo gỡ những vướng mắc trong tổ chức thực hiện; đồng thời tìm ra những giải pháp đột phá, khả thi vừa cơ bản lâu dài, vừa cấp bách trước mắt, nhằm tập trung nỗ lực triển khai hiệu quả các nhiệm vụ đã nêu trong Nghị quyết 26 của Trung ương Đảng, Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Chương trình của Chính phủ.
Trong đó cần tập trung đẩy mạnh triển khai Chương trình xây dựng nơng thơn mới để nâng cao nhanh, rõ rệt hơn đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị; xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn cả miền núi và ven biển; xây dựng nền nơng nghiệp tồn diện theo hướng hiện đại, đồng thời phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn; tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả của các hình thức tổ chức sản xuất theo hướng chú trọng phát triển hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp - nơng thơn.
Xây dựng nơng thơn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại là nội dung có tính lâu dài. Trong q trình tổ chức cuộc vận động xã hội về xây dựng nông thôn mới phải nhận thức được vị thế chủ thể của người nơng dân (bao gồm cả vị thế chính trị, kinh tế). Đây là nhóm dân số đơng nhất nước ta hiện nay, là giai cấp đã cùng với giai cấp công nhân Việt Nam đi suốt chiều dài lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nông thôn là khu vực rộng lớn nhất, đa dạng dân cư, đa dạng văn hóa truyền thống, nên cần có cách tổ chức vận động phù hợp. Cần quyết định lựa chọn một cách khoa học, sát thực tế với từng địa phương những nội dung, việc cần ưu tiên làm trước; trong đó, kiên trì quy hoạch và bổ sung quy hoạch lại nơng thơn theo tiêu chí nơng thơn mới
và phải đi trước một bước. Từ quy hoạch tổng thể, phân khu chức năng đến quy hoạch chi tiết, tơn trọng q trình tích lũy nhiều đời quy hoạch làng quê Việt Nam; hạn chế tối đa gây xáo trộn, tốn kém, gây tâm lý không tốt, không thiết thực khi quy hoạch.
Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về xây dựng nông thôn mới, cần tập trung giải quyết tốt việc quy hoạch xây dựng các điểm dân cư nông thôn, bao gồm cải tạo các làng cũ, xây dựng làng mới, quy hoạch tổng thể xã, thị trấn, xây dựng các thị tứ; quản lý xây dựng kết cấu hạ tầng ở nơng thơn, giải quyết các vấn đề chính sách xã hội, duy trì trật tự, an ninh và xây dựng nếp sống văn hóa.
Nâng cao về vai trị của cả hệ thống chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội trong việc xây dựng nông thôn mới, Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Phải khẳng định điều này vì chăm lo đời sống tồn dân, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh là chủ trương xuyên suốt trong quà trình lãnh đạo của Đảng. Mục tiêu này càng được làm rõ hơn qua mỗi thời kỳ Đại hội toàn quốc của Đảng, thể hiện qua những cương lĩnh, chủ trương, chính sách. Do đó, có thể nói, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thơn mới, giai đoạn 2010-2020 cần tồn xã hội tập trung một cách có hệ thống về quyết tâm và nguồn lực, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, sự điều hành của Chính phủ, sự chung tay góp sức của các cá nhân, tổ chức để cùng tạo ra sự phát triển mới, góp phần đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.