Vị trí địa lý, điều kiện kinh tế-xã hội huyện Châu Thành và xã Đông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức độ đáp ứng 19 tiêu chí quốc gia về chương trình xây dựng nông thôn mới so với chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn, trường hợp xã đông thạnh, huyện châu thành, tỉnh hậu giang (Trang 33)

1. 4.2 Phạm vi nghiên cứu

3.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện kinh tế-xã hội huyện Châu Thành và xã Đông

Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang

Huyện Châu Thành có vị trí tiếp giáp với Thành Phố Cần Thơ và Sơng Hậu, có tuyến Quốc lộ 1 đi qua và hiện nay có thêm 1 tuyến giao thơng mang tính chiến lược đó là Quốc lộ Nam Sơng Hậu. Phía Nam giáp thị xã Ngã Bảy, phía Đơng giáp tỉnh Sóc Trăng, Đơng - Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long, Tây - Bắc giáp thành phố Cần Thơ và phía Tây giáp huyện Châu Thành A.

Diện tích tự nhiên là 139,06 km2 có 2 thị trấn, 7 xã với tổng số 65 ấp. Dân số tồn huyện là 84.056 người, có một số ít người Khmer sống tại xã Đông Phước A, mật độ dân số 604 người/km2. Đa số người dân sống theo trục lộ giao thông và theo các tuyến kênh rạch và các khu vượt lũ của huyện; phần lớn sống bằng nghề nơng, một số ít tập trung tại chợ bn bán.

Vị trí địa lý xã Đơng Thạnh, phía Đơng giáp xã Phú An, huyện Châu Thành; Tây giáp Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A; phía Nam tiếp giáp một phần xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A và một phần tiếp giáp với xã Đông Phước A, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang; phía Bắc giáp phường Thường Thạnh, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ. Tổng diện tích tự nhiên 1.124,72 ha. Trong đó: Diện tích đất nơng nghiệp 1.005,40 ha, xã có 7 ấp; với tổng số 2.141 hộ, với 9.076 nhân khẩu; trong đó sống bằng nghề nơng chiếm 1.691 hộ, tỷ lệ 79%.

*Điều kiện kinh tế - xã hội xã Đông Thạnh

Đông Thạnh là xã nằm cách xa trung tâm huyện khoảng 9 km phía Tây huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Đa số người dân sống vào sản xuất nông nghiệp chủ yếu là vười cây ăn trái và chăn nuôi. Cơ cấu kinh tế xã Đông Thạnh: Nông nghiệp chiếm 1.005,66 ha, thủy sản 13,2 ha, đất ở 35,5 ha, đất công 7,6 ha (gồm đất trụ sở UBND, đất chùa, đất nhà TT, đất y tế, đất trường học).

*Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Châu Thành

Năm 2014 huyện Châu Thành đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 19,17% (NQ 18,62%), đạt 102,95% so Nghị quyết đề ra. Về chuyển dịch cơ cấu đúng hướng, tỷ trọng khu vực I (nông nghiệp) chiếm 8,2% (NQ 9,42%), tỷ trọng khu vực II (công nghiệp - xây dựng) chiếm 59,19% (NQ 58,77%), tỷ trọng khu vực III (thương mại - dịch vụ) chiếm 32,61% (NQ 32,81%). Huyện Châu Thành chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh đúng hướng, tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ; giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Nhưng hiện nay công nghiệp - xây dựng đang triển khai thực hiện phần cơ sở hạ tầng chưa tới giai đoạn khai thác sử dụng, thương mại - dịch vụ tuy chiếm tỷ trọng cao nhưng còn nhỏ lẻ. Kinh tế của huyện hiện nay cũng chủ yếu là kinh tế vườn mà thế mạnh là vườn cây ăn trái và chăn ni, diện tích lúa tồn huyện hiện có 210 ha.

Giá trị sản xuất (GO giá so sánh 1994) tăng trưởng thời kỳ 2010-2015 tăng bình quân đạt 11,61%/năm. Giá trị tăng thêm (VA giá so sánh 1994) tăng trưởng bình quân đạt 9,94%/năm. Trong nội bộ ngành nông nghiệp, trồng trọt vẫn đang chiếm tỷ trọng cao (80,9%), tăng 12% so với năm 2010; chăn nuôi 17,3% (tăng 6,8% so năm 2010);

dịch vụ chiếm 1,8% (tăng 0,5% so năm 2010). Trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật ni và thủy sản: Tổng diện tích lúa hàng năm giảm dần, từ 4.840 ha (năm 2010) xuống cịn 868,03 ha (năm 2014); diện tích đất trồng lúa tồn huyện cịn 210 ha. Năng suất hàng năm từ 5,2 đến 6 tấn/vụ. Tổng sản lượng cả giai đoạn ước đạt 73.300 tấn. Diện tích rau, màu tăng, năng suất bình quân đạt 12,3-13 tấn/ha; ước cả giai đoạn đạt sản lượng là 79.295 tấn. Cây ăn trái là nhóm cây trồng chủ lực trên địa bàn huyện có giá trị kinh tế cao, góp phần tăng thu nhập và nâng cao đời sống vật chất cho bà con nông dân ở vùng nông thôn. Chăn nuôi gia súc, gia cầm chủ yếu ni theo hộ cá thể chỉ có khoảng 40 hộ ni theo quy mơ trang trại. Nuôi thủy sản là thế mạnh của huyện, mặc dù diện tích giảm, nhưng sản lượng tăng, ước sản lượng cả nhiệm kỳ là 64.930 tấn. Tổ chức triển khai đề án 1.000 của tỉnh trên địa bàn đạt tiến độ. Công tác quản lý dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi được quan tâm chỉ đạo và kịp thời xử lý khi có ổ dịch xảy ra. Thực hiện tốt chương trình phát triển kết cấu hạ tầng nơng thôn 2010-2015, phát động chiến dịch giao thông - thủy lợi mùa khô, chỉnh trang đô thị đã đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần phát triển kinh tế xã hội, nhất là vùng nông thơn. Tổng kinh phí 163.630 triệu đồng (Ngân sách Nhà nước 106.475 triệu đồng, Nhân dân đóng góp 47.718 triệu đồng và huy động 12.437 triệu đồng). 100% diện tích đê bao sản xuất được khép kín theo tiêu chí nơng thơn mới. Từ 2010-2015 đầu tư xây dựng 23 tuyến trung, hạ thế, chiều dài 23.137 md, cải tạo 4 tuyến chiều dài 3.233m; xây dựng mới 21 trạm biến áp tổng mức đầu tư 10 tỉ đồng; lắp mới và chuyển lưới điện 5.145 hộ, tổng số hộ sử dụng điện toàn huyện 20.731 hộ đạt 99,86% ; hộ sử dụng điện an toàn 20,307 hộ đạt 97,9% hộ sử dụng điện. Y tế được quan tâm đầu tư, xây dựng nâng cấp các Trạm Y tế; đảm bảo các điều kiện tối thiểu đáp ứng yêu cầu chuyên môn của ngành, đầu tư trang thiết bị đạt chuẩn (hồn chỉnh) cho 01 phịng khám đa khoa khu vực, 08 Trạm Y tế và trang bị một phần (thiết bị văn phòng) cho các Trạm Y tế để đảm bảo phục vụ khám, chữa bệnh ban đầu tại tuyến y tế cơ sở. Giáo dục: mạng lưới trường, lớp tiếp tục đầu tư, nâng cấp, sắp xếp hợp lý. Từ nguồn vận động xã hội hóa và ngân sách của địa phương đã đầu tư xây dựng 02 Trường Mẫu giáo và 01 Trường Tiểu học. Năm học 2014-2015, ngành học mầm non và phổ thơng có tổng số 37 trường.

Mặc dù chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn ngày càng được nâng cao, nhưng khoảng cách giữa thành thị và nông thôn huyện Châu Thành chưa được cải thiện và rút ngắn, do những tồn tại và hạn chế sau:

Cơ cấu kinh tế khu vực công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhưng hiện đang triển khai thực hiện chưa khai thác sử dụng, thương mại - dịch vụ kéo theo chỉ là nhỏ lẻ, người dân chỉ sống dựa vào nông nghiệp là chủ yếu.

Hệ thống kết cấu hạ tầng đã được cải thiện nhưng còn hạn chế về chất lượng, thiếu đồng bộ, các cơng trình như bưu chính, viễn thơng, điện nước... phục vụ cho sinh hoạt nông thôn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển nông thôn mới. Trường học, bệnh viện cần được nâng cấp đạt chuẩn; hệ thống nhà văn hóa xã, thị trấn chưa được khai thác và sử dụng hiệu quả; vệ sinh mơi trường, vệ sinh an tồn thực phẩm còn nhiều hạn chế, kém chất lượng nhất là ở các khu vực chợ, cơ sở công nghiệp, chăn nuôi thủy sản. Chất lượng y tế, giáo dục chưa cao, tỷ lệ lao động nơng thơn qua đào tạo cịn thấp, việc làm và thu nhập nơng thơn chưa ổn định cịn lệ thuộc nhiều vào mùa vụ, tỷ lệ giảm nghèo hàng năm có giảm nhưng chưa bền vững. Sản xuất nơng nghiệp nhỏ lẻ, theo lối truyền thống, tự phát, hạn chế trong áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, nông dân thiếu vốn sản xuất.

3.1.2 Thực trạng về tình hình nơng nghiệp, nơng thơn trên địa bàn huyện Châu Thành

Sản xuất nông nghiệp chiếm 8,2% tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nhanh nhưng chưa bền vững, đến nay kinh tế của huyện chủ yếu là nông nghiệp (chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi: Đặc sản là cam sành và bưởi năm roi), công nghiệp đang đầu tư chưa khai thác, dịch vụ - thương mại thì nhỏ lẻ; chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp còn chậm, chưa thực sự trở thành động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng, sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào thủ cơng, cơ giới hóa, tự động hóa khơng có. Nguồn thu nhập chính của người dân Châu Thành là trồng cây ăn quả với một số loại cây trái được ưa chuộng như bưởi năm roi, cam sành, mít,…Mơ hình sản xuất bưởi năm roi theo tiêu chuẩn VietGAP, sản xuất bưởi hồ lô,…Sản lượng cây ăn trái các loại đạt 49.929 tấn/năm, nhiều mơ hình kinh tế vườn có thu nhập cao hơn gấp nhiều lần so với cây lúa.

Nông thôn phát triển thiếu quy hoạch và tự phát. Thiếu định hướng, giám sát của các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước về công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch; các khu dân cư xóm, ấp, hệ thống giao thơng, các nghĩa trang, cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác hầu hết chưa quy hoạch. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội còn lạc hậu, chưa đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nơng nghiệp, nơng thơn. Mạng lưới nông thôn tuy đã phát triển rộng khắp, song tỷ lệ đạt chuẩn chất lượng cơng trình cịn thấp, nhiều tuyến đường bị xuống cấp nghiêm trọng, các tuyến đường liên ấp xây dựng chưa theo quy chuẩn, chật hẹp, chất lượng thất; giao thơng nội đồng ít được đầu tư; thủy lợi chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất nhất là tình trạng lũ lụt.

Chất lượng lưới điện nơng thơn cịn kém, còn nhiều tuyến chưa kéo điện quốc gia (còn sử dụng điện cụm) thường xuyên bị mất điện, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất.

Tỷ lệ nhà văn hóa và khu thể thao xã, thị trấn đạt chuẩn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch còn thấp, trang thiết bị nghèo nàn, chưa có nhà văn hóa ấp. Cơ sở vật chất, sân bãi luyện tập, nhà văn hóa, phịng đọc sách, đội thơng tin lưu động cịn thiếu.

Mạng lưới chợ nơng thơn cịn nhiều bất cập, tự phát, phân bổ khơng đều, cịn nhiều chợ tạm, buôn bán khơng đúng nơi quy định, lấn chiếm lịng, lề đường, thiếu hệ thống phòng chống cháy nổ, xử lý rác thải, nước thải chưa tốt, huyện chưa có bãi rác.

Mức hưởng thụ của người dân về văn hóa, giáo dục, y tế còn thấp. Một số điểm trường xây dựng thiếu diện tích theo quy định nhưng khó khăn trong mở rộng diện tích; số trường đạt chuẩn quốc gia 15/37 cơ sở, tiểu học đạt chuẩn quốc gia chiếm tỷ lệ 40,5%; có 6/9; Trạm Y tế đạt 10 chuẩn quốc gia; tỷ lệ người dân tham gia các loại hình bảo hiểm y tế đạt 44% trên tổng dân số tồn huyện.

Vệ sinh mơi trường năm 2014: Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 92,05%; tỷ lệ hộ nghèo cịn cao tồn huyện 1.939 hộ, chiếm tỷ lệ 9,54%.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trên địa bàn huyện còn thấp đạt 17,29% ảnh hưởng lớn đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lạo động huyện; hệ thống chính trị cơ sở ở nhiều nơi cịn yếu, chất lượng đội ngũ cơng chức xã chuẩn hóa đạt tỷ lệ thấp; trong nơng thơn vẫn cịn

tiềm ẩn một số vấn đề bất ổn như: Nếp sống văn hóa mới chậm hình hành, tệ nạn xã hội (tệ nạn ma túy, cờ bạc, mại dâm...) một số hủ tục lạc hậu vẫn tồn tại nhất là trong ma chay, cưới hỏi...tội phạm trộm cắp, cố ý gây thương tích và tệ nạn xã hội len lỏi vào đời sống nhiều vùng nơng thơn; tình trạng chuyển đất sản xuất sang mục đích phi nơng nghiệp ngày càng tăng, chiếm 11,9 % tổng diện tích (đất ở chiếm 24,2%, đất chuyên dụng chiếm 75,1%).

3.1.3 Tóm tắt chương 3

Chương 3 trình bày tổng quan về kinh tế - xã hội của huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, là huyện nằm ở phía Nam sơng Hậu. Phía Đơng tỉnh Hậu Giang và tiếp giáp với thành phố Cần thơ. Có Tuyến Quốc Lộ 1 và Nam Sông Hậu đi qua và là huyện có khu, cụm cơng nghiệp Sơng Hậu lớn nhất của tỉnh Hậu Giang. Nhưng hiện nay kinh tế chính của huyện là nơng nghiệp, đời sống dân cư trên địa bàn chủ yếu là sản xuất nơng nghiệp là chính với các loại cây chủ lực như: Cam sành, bưởi năm roi, hồ lô, chanh không hạt, lúa.... Ngành công nghiệp đang phát triển và tăng trưởng khá, các cơng ty xí nghiệp trong các khu cụm cơng nghiệp đang đầu tư xây dựng vào giai đoạn cuối chuẩn bị đưa vào vận hành khai thác có một số đã cho ra sản phẩm như công ty thủy sản Minh Phú... lao động nơng thơn đang có chuyển hướng sang lao động phi nông nghiệp, thương mại dịch vụ cũng có chiều hướng phát triển kéo theo. Tuy nhiên chất lượng lao động thấp tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 17,29%, cơ sở hạ tầng tuy có đầu tư nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, đời sống của người dân nông thôn được cải thiện tuy nhiên vẫn cịn thấp so với bình quân thu nhập của tỉnh và so với khu vực thành thị.

CHƯƠNG 4

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương 4 sẽ trình bày phương pháp thực hiện nghiên cứu, khung phân tích, sử dụng phương pháp phân tích thống kê mơ tả và phương pháp so sánh. Trong chương này sẽ trình bày cách thức thu thập số liệu, mẫu nghiên cứu, cách thức sàn lọc dữ liệu sau khi thu thập và quy trình xử lí số liệu thu thập.

4.1.Quy trình nghiên cứu

Đề tài này nghiên cứu “Mức độ đáp ứng 19 tiêu chí quốc gia về chương trình xây dựng nơng thơn mới so với chất lượng cuộc sống của dân cư nông thôn: Trường hợp huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang” được tiến hành các bước như sau:

Bước đầu tiên là xác định vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu.

Dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây, căn cứ vào 19 tiêu chí xây dựng nơng thơn mới. Lập câu hỏi và tiến hành khảo sát thử nhằm mục đích hồn thiện bảng câu hỏi

Tiến hành thu thập dữ liệu nghiên cứu bằng phương pháp phỏng vấn đại diện chủ hộ trên địa bàn nghiên cứu thông qua bảng câu hỏi với cở mẫu 140 mẫu. Mẫu điều tra sau khi thu về được kiểm tra mẫu đạt yêu cầu và sau đó mã hóa trên máy vi tính.

Cuối cùng phân tích dữ liệu bằng các kỹ thuật dưới sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 18, Exel 2010, sử dụng phương pháp thống kê mô tả và so sánh. Từ đó gợi ý một số kiến nghị, chính sách khi xây dựng nơng thơn mới huyện Châu Thành, tỉnh hậu Giang.

Vấn đề nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

19 tiêu chí xây dựng nơng thơn mới Nghiên cứu định tính

(Tham khảo ý kiến) Phát thảo bảng câu hỏi Kiểm tra tính hợp lý bảng câu hỏi Hồn chỉnh bảng câu hỏi chính thức

Tiến hành thu thập dữ liệu (n=140)

Làm sạch dữ liệu, mã hóa trên SPSS 18 và Exel 2010 Phân tích dữ liệu

Viết báo cáo

Hình 4.1: Quy trình nghiên cứu 4.2 Khung phân tích

Sự tiếp cận các tiêu chí nơng thơn mới trên địa bàn xã Đông Thạnh xác định mức độ đáp ứng nhu cầu về tiêu chí nơng thơn mới, trong đó nguồn lực là một trong những nhân tố quan trọng là tiền đề không thể thiếu. Thiếu nguồn lực sẽ khơng có cơ hội, khơng có tiền đề quan trọng để xây dựng triển khai các tiêu chí nơng thơn mới nói chung và phát triển kinh tế nói riêng.

Phương pháp đánh giá mức độ đạt và đáp ứng được các tiêu chí nơng thơn mới trên địa bàn nghiên cứu dựa vào Bộ tiêu chí Quốc gia của Thủ tướng Chính phủ. Bao gồm 19 tiêu chí và 39 chỉ tiêu để cơng nhận xã, nơng thơn mới trên địa bàn tỉnh.

Tiêu chí 1: Quy hoạch và thực hiện theo quy hoạch: Có quy hoạch nơng thơn mới được lập theo quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT- BTN&MT ngày 28/10/2011của liên Bộ: Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ tài nguyên và Môi trường quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức độ đáp ứng 19 tiêu chí quốc gia về chương trình xây dựng nông thôn mới so với chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn, trường hợp xã đông thạnh, huyện châu thành, tỉnh hậu giang (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)