Mơ hình nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 37)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

1.6 Mơ hình nghiên cứu liên quan

1.6.1 Mơ hình của Atsede Woldie, Patricia Leighton và Adebimpe Adesua (2008) (2008)

Nghiên cứu của 3 tác giả người Anh này đã đưa ra 9 nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của DNNVV bao gồm: (1) Tuổi của chủ sở hữu / quản lý (the

age of the owner/manager), (2) giới tính của chủ sở hữu /quản lý (the gender of the owner/manager), (3) trình đơ học vấn của chủ sở hữu/ quản lý (the educational qualification of the owner/manager), (4) động lực của chủ sở hữu/ quản lý (owner/managers motivation), (5) kinh nghiệm trước đây của chủ sở hữu/quản lý (the previous experience of theowner/manager), (6) tuổi của doanh nghiệp (the age of the firm), (7) kích thước của doanh nghiệp (the size of the firm), (8) tình trạng

pháp lý của doanh nghiệp (the legal status of the firm), (9) khu vực của doanh

38

Hình 1.1 Mơ hình của Atsede Woldie, Patricia Leighton và Adebimpe Adesua (2008)

Nguồn: Atsede Woldie, Patricia Leighton và Adebimpe Adesua (2008)

Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả

kinh doanh

Tuổi của chủ sở hữu

Giới tính của chủ sở hữu

Trình độ học vấn của chủ sở hữu

Động lực của chủ sở hữu

Kinh nghiệp của chủ sở hữu Tuổi của doanh nghiệp

Kích thước của doanh nghiệp

Tình trạng pháp lý của doanh nghiệp

39

1.6.2 Mơ hình của Chuthamas Chittithaworn (2010)

Nghiên cứu của Chuthamas Chittithaworn (2010 – Factors Affecting Business

Success of Small & Medium Enterprises (SMEs) in Thailand) đưa ra 8 giả thuyết:

(1) có mối quan hệ giữa đặc điểm của DNNVV và thành công trong kinh doanh

(There is a relationship between SMEs characteristics and business success), (2)

có mối quan hệ giữa cách quản lý doanh nghiệp và thành công trong kinh doanh

(There is a relationship between management & know-how and business success),

(3) có mối quan hệ giữa các sản phẩm, dịch vụ và thành công trong kinh doanh

(There is a relationship between products & services and business success), (4) có

mối quan hệ giữa các khách hàng, thị trường và thành công trong kinh doanh

(There is a relationship between customer & market and business success), (5) có

mối quan hệ giữa cách điều hành kinh doanh, hợp tác với thành công trong kinh doanh (There is a relationship between the way of doing business & Cooperation

and business success), (6) có mối quan hệ giữa nguồn lực tài chính và thành công

trong kinh doanh (There is a relationship between resources & finance and

business success), (7) có mối quan hệ giữa chiến lược kinh doanh và thành công

trong kinh doanh (There is a relationship between strategy and business success), (8) có mối quan hệ giữa môi trường bên ngoài và thành cơng trong kinh doanh

40

Hình 1.2 Mơ hình của Chuthamas Chittithaworn (2010)

Nguồn: Chuthamas Chittithaworn (2010)

1.6.3 Mơ hình của M. Krishna Moorthy, Annie Tan, Caroline Choo, Wei Chang Sue, Jonathan Tan Yong Ping, và Tan Kah Leong (2012) Chang Sue, Jonathan Tan Yong Ping, và Tan Kah Leong (2012)

Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả đã đưa ra 4 giả thuyết về hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNNVV: (1) có mối quan hệ tiêu cực giữa tinh thần kinh doanh không hiệu quả và hiệu quả kinh doanh của DNNVV (There is a negative

relationship between ineffective entrepreneurship and performance of SMEs), (2)

có mối quan hệ tiêu cực giữa việc quản lý nguồn nhân lực không phù hợp và hiệu quả kinh doanh của DNNVV (There is a negative relationship between inappropriate human resource management (HRM) and performance of SME)

Thành công trong kinh doanh Đặc điểm của DNNVV Cách quản lý DN Các sản phẩm, dịch vụ Khách hàng và thị trường Nguồn lực tài chính Cách điều hành kinh doanh

và sự hợp tác

Chiến lược kinh doanh

41

Hiệu quả kinh doanh của DNNVV Nguồn nhân lực phù hợp Sử dụng thông tin thị trường ứng dụng công nghệ thông tin

Tinh thần kinh doanh hiệu quả

(3) có mối quan hệ tích cực giữa việc sử dụng các thơng tin thị trường và hiệu quả kinh doanh của DNNVV (There is a positive relationship between the use of marketing information and performance of SMEs), (4) có mối quan hệ tích cực

giữa các ứng dụng của cơng nghệ thông tin và hiệu quả kinh doanh của DNNVV

(There is a positive relationship between application of information technology (IT) and performance of SMEs).

Hình 1.3: Mơ hình của M. Krishna Moorthy, Annie Tan, Caroline Choo, Wei Chang Sue, Jonathan Tan Yong Ping, và Tan Kah Leong (2012)

Nguồn: Indarti&Langenberg (2004) and Erdil&Ayse (2010)

1.6.4 Mơ hình của Phan Thị Minh Lý (2011)

Nghiên cứu của Phan Thị Minh Lý (2011- Phân tích tác động của các nhân tố ảnh

hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thừa Thiên Huế), theo mơ hình này có 4 yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của DNNVV. Cụ thể như sau: (1) Năng lực nội tại, (2) Chính sách vĩ mơ, (3) Yếu tố vốn, (4) Chính sách địa phương.

 Thành phần “năng lực nội tại”.

1.) Trang thiết bị.

42 3.) Tiếp thị. 4.) Trình độ lao động.  Thành phần “chính sách vĩ mơ”. 1.) Chính sách hỗ trợ DNNVV. 2.) Hệ thống pháp luật. 3.) Chính sách thuế.  Thành phần “yếu tố vốn”. 1.) Chính sách lãi suất. 2.) Tiếp cận các tổ chức tín dụng. 3.) Tiếp cận thị trường vốn. 4.) Thủ tục vay vốn.  Thành phần “ chính sách địa phương”. 1.) Thủ tục hành chính.

2.) Hỗ trợ từ hội doanh nghiệp. 3.) Cơ sở hạ tầng.

4.) Thủ tục thuê đất.

5.) Chính sách hỗ trợ của địa phương

Hình 1.4: Mơ hình của Phan Thị Minh Lý (2011)

Nguồn: Phan Thị Minh Lý (2011)

Năng lực nội tại

Chính sách vĩ mơ Yếu tố vốn

Chính sách địa phương

Hiệu quả kinh doanh

43

Kết luận chƣơng 1

* Trình bày khái quát cơ sở lý thuyết về DNNVV nói chung và DNNVV trên địa bàn Tp.HCM nói riêng. Cụ thể như sau:

- Khái niệm, đặc điểm, vai trò, các hạn chế cơ bản của khu vực DNNVV. - Thực trạng DNNVV trên địa bàn Tp.HCM.

* Khái quát về những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: năng lực nội tại, chính sách vĩ mơ, chính sách địa phương và yếu tố vốn.

* Mơ hình nghiên cứu liên quan của Phan Thị Minh Lý (2011) bao gồm 4 thành phần độc lập và 1 thành phần phụ thuộc, cụ thể như sau:

Thành phần độc lập: năng lực nội tại (4 biến quan sát), chính sách vĩ mơ (3 biến quan sát), yếu tố vốn (4 biến quan sát) và chính sách địa phương (5 biến quan sát).

Thành phần phụ thuộc: hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh (1 biến quan sát).

44

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1 Quy trình nghiên cứu:

Nghiên cứu sẽ được tiến hành theo 2 giai đoạn là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng được thể hiện theo lưu đồ sau:

Hình 2.1 Lưu đồ nghiên cứu

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Xử lý, phân tích dữ liệu Phỏng vấn bằng bảng câu hỏi Thảo luận tay đôi

Kết quả nghiên cứu

Nghiên cứu định tính

n = 30

Nghiên cứu định lượng

n = 600

Phần mềm SPSS 16.0

45

2.2 Nghiên cứu định tính và điều chỉnh thang đo 2.2.1 Nghiên cứu định tính 2.2.1 Nghiên cứu định tính

Bước đầu tiên nghiên cứu định tính là điều chỉnh thang đo. Các biến được điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp bằng hình thức thảo luận tay đôi theo một nội dung được chuẩn bị trước dựa theo các thang đo có sẵn. Nội dung thảo luận sẽ được ghi nhận, tổng hợp làm cơ sở cho việc điều chỉnh và bổ sung các biến.

Tiến hành phỏng vấn sâu 30 đối tượng (hiện đang làm việc tại các DNNVV trên địa bàn Tp.HCM), hầu hết các đối tượng đều quan tâm đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp mình. Những đối tượng được phỏng vấn phần lớn cho rằng hiệu quả hoạt động kinh doanh của họ chịu ảnh hưởng nhiều ở chính sách vĩ mơ của chính phủ và chịu bị chi phối nhiều bởi yếu tố vốn. Đặc biệt trong giai đoạn cuối năm 2008 đến nay, doanh nghiệp chịu sức ép của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới rất lớn (chi phí đầu đẩy cao, đầu ra thu hẹp…), doanh nghiệp khát vốn tuy nhiên để có thể vay được nguồn vốn có lãi suất hợp lý thì rất khó khăn … (dàn bài

phỏng vấn sâu được trình bày ở phụ lục A)

Từ kết quả nghiên cứu định tính trên kết hợp với các thơng tin thứ cấp là cơ sở để hình thành bảng câu hỏi sử dụng trong nghiên cứu chính thức. Tuy nhiên, để có một thang đo sát thực tế nhất cần phải có một bảng câu hỏi nháp để phỏng vấn thử 100 doanh nghiệp và thang đo Likert 5 điểm được dùng để đo lường các biến quan sát.

Tồn bộ thơng tin thu thập được từ quá trình phỏng vấn trên sẽ được phân tích và tổng hợp, các thành phần của thang đo sẽ được điều chỉnh và bổ sung. Thang đo sau hiệu chỉnh sẽ sử dụng cho nghiên cứu chính thức.

2.2.2 Nghiên cứu định lƣợng

Đây là giai đoạn nghiên cứu chính thức với kỹ thuật thu thập dữ liệu là phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi. Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS. Sau khi mã hóa và làm sạch dữ liệu sẽ trải qua các phân tích chính thức như sau:

46

qua hệ số Cronbach alpha, qua đó các biến không phù hợp sẽ bị loại nếu hệ số tương quan tổng biến nhỏ (<0.3) và thang đo sẽ được chấp nhận khi hệ số Cronbach alpha đạt yêu cầu (>0.6).

Tiếp theo phân tích nhân tố sẽ được sử dụng để kiểm định sự hội tụ của các biến thành phần về khái niệm. Các biến có hệ số tương quan đơn giữa biến và các nhân tố (factor loading) nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại. Phương pháp phân tích Principal axis factoring với phép quay Promax sẽ được thực hiện và điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalue > 1.

Kiểm định các giả thuyết mơ hình cấu trúc và độ phù hợp tổng thể mơ hình.

Mơ hình hồi quy đa biến và kiểm định với mức ý nghĩa 5% :

Hiệu quả kinh doanh = B0 + B1 * Năng lực nội tại + B2 * Chính sách vĩ mơ + B3 * Yếu tố vốn + B4 * Chính sách địa phương + B5 * Năng lực cạnh tranh

Tiếp theo thực hiện kiểm định T-test, Bonferroni và phân tích ANOVA (Analysis Of Variance) giữa các nhóm đối tượng khác nhau với các thành phần của mơ hình cấu trúc đã được kiểm định nhằm tìm ra sự khác biệt có ý nghĩa của một vài nhóm cụ thể.

2.2.3 Điều chỉnh thang đo

Dựa trên kết quả nghiên cứu định tính, thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNNVV được điều chỉnh như sau:

 Thành phần “năng lực nội tại”.

Thành phần “năng lực nội tại” được đo lường bởi 5 biến quan sát sau:

1.) Trang thiết bị.

2.) Thơng tin thị trường. 3.) Tiếp thị.

4.) Trình độ lao động 5.) Năng lực quản lý.

 Thành phần “chính sách vĩ mơ”.

Thành phần “chính sách vĩ mơ” được đo lường bởi 6 biến quan sát sau:

47

7.) Hệ thống pháp luật. 8.) Chính sách thuế. 9.) Chính sách đầu tư 10.) Xúc tiến thương mại. 11.) Chính sách tỷ giá.

 Thành phần “yếu tố vốn”.

Thành phần “yếu tố vốn” được đo lường bởi 6 biến quan sát sau:

12.) Chính sách lãi suất.

13.) Tiếp cận các tổ chức tín dụng. 14.) Tiếp cận thị trường vốn. 15.) Thủ tục vay vốn.

16.) Tài sản thế chấp và phương án kinh doanh. 17.) Hạn mức tín dụng của ngân hàng.

 Thành phần “ chính sách địa phương”.

Thành phần “ chính sách địa phương” được đo lường bởi 5 biến quan sát sau:

18.) Thủ tục hành chính.

19.) Hỗ trợ từ hội doanh nghiệp. 20.) Cơ sở hạ tầng.

21.) Thủ tục thuê đất.

22.) Chính sách hỗ trợ của địa phương.

 Thành phần “năng lực cạnh tranh”.

Thành phần “năng lực cạnh tranh” được đo lường bởi 5 biến quan sát sau:

23.) Năng lực sáng tạo của doanh nghiệp. 24.) Định hướng kinh doanh của doanh nghiệp. 25.) Năng lực marketing của doanh nghiệp. 26.) Năng lực tổ chức dịch vụ của doanh nghiệp.

27.) Định hướng học hỏi của doanh nghiệp.

 Thành phần “hiệu quả kinh doanh”

48

28) Doanh nghiệp tuân thủ hệ thống pháp luật hiện hành.

29) Doanh nghiệp đảm bảo được lợi ích của người lao động, tập thể và nhà nước.

30) Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp gắn liền với hiệu quả xã hội.

2.3 Mơ hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết

Sau khi thực hiện nghiên cứu định tính thì thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của DNNVV được hiệu chỉnh như sau: thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh gồm 5 thành phần (năng lực nội tại, chính sách vĩ mơ, yếu tố vốn, chính sách địa phương và năng lực cạnh tranh) được thể hiện qua 27 biến quan sát. Thang đo hiệu quả kinh doanh bao gồm 1 thành phần được thể hiện qua 3 biến quan sát.

Các giả thuyết như sau:

H1: Năng lực nội tại của doanh nghiệp cao sẽ làm tiền đề cho doanh nghiệp

đạt hiệu quả kinh doanh tốt

H2: Chính sách vĩ mơ hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp kinh

doanh hiệu quả.

H3: Yếu tố vốn giữ vai trò quyết định ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp.

H4: Chính sách địa phương phù hợp sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh

doanh hiệu quả.

H5: Doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao sẽ đạt được kết quả kinh doanh

49

Hình 2.2 Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Thiết kế phiếu khảo sát (Phụ lục A)

Trên cơ sở phân tích định tính và hiệu chỉnh thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến hiện quả kinh doanh của DNNVV. Phiếu khảo sát được chia làm 2 phần, với nội dung như sau:

 Phần 1: Nội dung chính của cuộc phỏng vấn, bao gồm các ý kiến liên quan

đến các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNNVV gồm 27 biến quan sát, và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNNVV với 3 biến quan sát. Thang đo Likert 5 bậc được sử dụng để đo lường mức độ ảnh hưởng được sử dụng và qui ước như sau:

- 1 = Hồn tồn khơng đồng ý. - 2 = Không đồng ý.

Năng lực nội tại

Chính sách vĩ mơ

Yếu tố vốn

Năng lực cạnh tranh

Chính sách địa phương

50

- 3 = Không ý kiến. - 4 = Đồng ý.

- 5 = Hoàn toàn đồng ý.

 Phần 2: Khảo sát những thông tin chung của doanh nghiệp. Chi tiết Phiếu

khảo sát được trình bày tại Phụ luc A.

2.4 Mẫu nghiên cứu và phƣơng pháp thu thập số liệu 2.4.1 Tổng thể nghiên cứu

Tổng thể mẫu là những người hiện nay đang công tác tại các doanh nghiệp như: Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp nhà nước, Công ty liên doanh và Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, bao gồm các chức danh như: nhân viên, tổ trưởng/chuyên viên, quản lý...

2.4.2 Khung chọn mẫu

Khung chọn mẫu là một bộ phận của tổng thể được chọn ra để quan sát. Khung chọn mẫu của đề tài này chỉ giới hạn ở khu vực Tp Hồ Chí Minh.

2.4.3 Phƣơng pháp chọn mẫu

Có 2 phương pháp chọn mẫu là phương pháp chọn mẫu xác suất và phương pháp chọn mẫu phi xác suất. Phương pháp chọn mẫu xác suất là phương pháp chọn mẫu mà nhà nghiên cứu biết trước được xác suất tham gia vào mẫu của phần tử. Phương pháp chọn mẫu phi xác suất là phương pháp chọn các phần tử tham gia vào mẫu không theo quy luật ngẫu nhiên. Trong nghiên cứu này, sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác xuất.

2.4.4 Kích thƣớc mẫu.

Nghiên cứu này chủ yếu sử dụng kỹ thuật phân tích nhâ tố khám phá EFA, phân tích hồi qui bội. Theo kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu, khi sử dụng phương pháp EFA để phân tích dữ liệu cần phải có mẫu với kích thước tương đối lớn.

Kích thước mẫu này có thể xác định thơng qua một trong các yếu tố trong mơ hình nghiên cứu như: số biến quan sát, tham số cần ước lượng trong mơ hình hay phương pháp ước lượng sử dụng.

51

Trong mơ hình nghiên cứu ở trên, đã xác định được 05 giả thuyết nghiên cứu và 30 biến quan sát, sử dụng thang đo Likert 5. Vì vậy, theo quy tắc tối thiểu là: 5 x 3 = 15 mẫu cho một biến đo lường (Bentle & Chou, 1987), do đó số mẫu tính tốn ban đầu là: 30 x 15 = 450. Vậy số lượng mẫu tối thiểu cần thiết là 450 mẫu.

2.4.5 Cách lấy mẫu

Kế hoạch khảo sát được thực hiện bằng mộ số phương thức sau:

- Phiếu khảo sát sẽ được gửi bằng đường bưu điện trực tiếp đến các DNNVV đang hoạt động trên địa bàn Tp.HCM.

- Phỏng vấn trực tiếp tại văn phòng của DNNVV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)