Thực trạng khu vực DNNVV trên địa bàn Tp.HCM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 26)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

1.2 Thực trạng khu vực DNNVV trên địa bàn Tp.HCM

1.2.1 Phát triển số lƣợng DNNVV theo lũy kế

Bảng 1.2 Số lượng DNNVV theo lũy kế

Đơn vị tính: doanh nghiệp

Nguồn: Sở Kế hoạch đầu tư Tp.HCM

Theo thống kê của Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM, số lượng DNNVV tính đến cuối năm 2010 là hơn 150.000 doanh nghiệp,chiếm 96,6% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn.

1.2.2 Số lƣợng đăng ký DNNVV theo từng năm

Bảng 1.3 Số lượng đăng ký DNNVV theo từng năm

Đơn vị tính: doanh nghiệp

Nguồn: Sở Kế hoạch đầu tư Tp.HCM

Nhìn chung năm 2010 số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập giảm hơn năm 2009 do ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới suy giảm, lạm phát tăng cao

Loại DNNVV 2006 2007 2008 2009 2010 Công ty cổ phần 4.174 6.974 11.561 15.835 19.698 Công ty TNHH 49.474 60.182 70.041 82.807 94.471 Công ty TNHH 1 TV 255 2.846 6.490 13.343 21.683 DN tư nhân 17.274 19.137 20.632 22.046 23.052 Tổng cộng 71.177 89.139 108.724 134.031 158.904 Loại DNNVV 2006 2007 2008 2009 2010 Công ty cổ phần 1.559 2.800 4.587 4.274 3.863 Công ty TNHH 10.379 10.708 9.859 12.766 11.664 Công ty TNHH 1 TV 162 2.591 3.644 6.853 8.340 DN tư nhân 7.896 1.863 1.495 1.414 1.006 Tổng cộng 19.996 17.962 19.587 25.307 24.873

27

và nhiều lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp gặp khó khăn, kinh doanh kém hiệu quả.

Theo báo cáo của UBND Tp.HCM tại kỳ họp lần thứ 3 Hội đồng nhân dân thành phố khóa VIII, ước cả năm 2011 trên địa bàn thành phố có 23.237 doanh nghiệp thành lập mới, giảm 7,92% về số lượng doanh nghiệp (cùng kỳ tăng 7%).

1.2.3 Vốn đăng ký và vốn bình quân của DNNVV

Bảng 1.4 Vốn đăng ký bình quân của DNNVV

Các chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng số DN đăng ký (DN) 19.996 17.962 19.587 25.307 24.873 Tổng số vốn đăng ký của DN (tỷ đồng) 45.939 71.453 68.162 77.951 81.181 Vốn đăng ký bình quân/DN (tỷ đồng) 2,30 3,98 3,48 3,08 3,26

Nguồn: Sở Kế hoạch đầu tư Tp.HCM

Vốn bình quân của một DNNVV vào khoảng 3,5 - 3,8 tỷ đồng. Mức bình quân cao nhất là năm 2007 với vốn đăng ký bình quân là 3,98 tỷ đồng/DNNVV.

1.2.4 Phân bổ DNNVV đăng ký thành lập theo loại hình, ngành nghề

Bảng 1.5: Phân bố DNNVV theo loại hình, ngành nghề

Đơn vị tính: doanh nghiệp

Ngành 2006 2007 2008 2009 2010

Nông lâm thủy sản 774 963 3.704 7.714 6.315 Công nghiệp và xây

dựng 7.853 9.880 10.478 12.963 11.985

Thương mại và dịch vụ 5.856 7.119 5.403 3.828 6.573

Nguồn: Sở Kế hoạch đầu tư Tp.HCM

Qua 05 năm giai đoạn 2006-2010, ngành nông lâm thủy sản thu hút nhiều doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. Riêng đối với ngành thương mại và dịch vụ, doanh nghiệp đăng ký khơng đồng đều (tiêu biểu năm 2006 có 5.856 doanh nghiệp, qua năm 2007 số lượng doanh nghiệp đăng ký lại tăng mạnh đến 7.119 doanh

28

nghiệp và sau đó giảm dần đến năm 2009 còn 3.828 doanh nghiệp, tuy nhiên đến năm 2010 số doanh nghiệp lại tăng lên đến 6.573 doanh nghiệp).

1.2.5 Tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) trên địa bàn Thành phố

Bảng 1.6: Tổng sản phẩm trong nước của Tp.HCM

Đơn vị tính: tỷ đồng

Thành phần kinh tế 2006 2007 2008 2009 2010

Kinh tế nhà nước 61.865 61.407 76.512 85.031 98.202 Kinh tế tập thể 1.299 2.270 2.660 3.013 3.739 Kinh tế tư nhân 57.801 80.494 107.629 131.044 167.304 Kinh tế cá thể 30.206 33.591 36.718 39.709 45.151 Kinh tế có vốn nước ngoài 39.391 51.494 63.994 78.243 99.672

Tổng cộng 190.562 229.256 287.513 337.040 414.068

Nguồn: Sở Kế hoạch đầu tư Tp.HCM

1.2.6 Lao động trong khu vực DNNVV

Trong 5 năm 2006 – 2010, đã giải quyết việc làm cho 1,36 triệu lượt người, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho 271.563 lao động, vượt 29,3% chỉ tiêu kế hoạch đề ra, kết quả giải quyết việc làm giai đoạn 2006-2010 so với giai đọan 2001-2005 bình quân mỗi năm 29,3% (271.563/210.000), tạo ra gần 596.500 chỗ làm việc mới. Thành phố cũng đã đưa đi lao động nước ngoài trên 50.400 lượt người.

1.3 Tổng kết một số nghiên cứu trƣớc đây

Thông qua lược khảo một số nghiên cứu cho thấy, có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng. Trong các tài liệu nghiên cứu của nước ngoài về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của DNNVV mà tác giả tìm hiểu được, nổi bật nhất là các nghiên cứu sau:

29

- Baard, V.C. và Van den Berg, A. (2004), Ari Kokko và Fredrik Sjöholm (2004), Henrik Hansen, John Rand và Finn Tar (2002) đã chỉ ra rằng quy mô doanh nghiệp là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

- Theo các nghiên cứu của Panco, R. và Korn, H. (1999), Henrik Hansen và ctv (2002) thì tuổi của một doanh nghiệp là nhân tố ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp.

- Henrik Hansen và ctv (2002) đã cho thấy trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp và chính sách hỗ trợ của Chính phủ có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV.

- Theo nghiên cứu của Atsede Woldie, Patricia Leighton và Adebimpe Adesua (2008) đã đưa ra 9 nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của DNNVV: Tuổi của chủ sở hữu, giới tính của chủ sở hữu, trình đơ học vấn của chủ sở hữu, động lực của chủ sở hữu, kinh nghiệm trước đây của chủ sở hữu, tuổi của doanh nghiệp, kích thước của doanh nghiệp, tình trạng pháp lý của doanh nghiệp, khu vực của doanh nghiệp.

- Trong nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến thành công trong kinh doanh của DNNVV tại Thái Lan, Chuthamas Chittithaworn (2010) đưa ra 8 giả thuyết: có mối quan hệ giữa: đặc điểm của DNNVV và thành công trong kinh doanh, cách quản lý doanh nghiệp và thành công trong kinh doanh , các sản phẩm - dịch vụ và thành công trong kinh doanh, các khách hàng - thị trường và thành công trong kinh doanh , cách điều hành kinh doanh - hợp tác và thành công trong kinh doanh, nguồn lực tài chính và thành cơng trong kinh doanh , chiến lược kinh doanh và thành công trong kinh doanh, mơi trường bên ngồi và thành công trong kinh doanh.

- Trong nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của DNNVV tại Malaysia, M. Krishna Moorthy, Annie Tan, Caroline Choo, Wei Chang Sue, Jonathan Tan Yong Ping, và Tan Kah Leong (2012) đưa ra 4 yếu tố như sau: tinh thần kinh doanh hiệu quả, quản lý nguồn nhân lực phù hợp, sử dụng

30

các thông tin thị trường và ứng dụng của công nghệ thơng tin.

Bên cạnh đó, có thể kể đến một số nghiên cứu của các tác giả trong nước như:

- Khả năng cạnh tranh của DNNVV dưới góc nhìn quản trị - cách thức và giải pháp của tác giả Phạm Quang Trung (2005).

- Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, của các tác giả Lê Xuân Bá, Trần Kim Hào, Nguyễn Hữu Thắng (2006).

- Tài trợ tín dụng ngân hàng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa - một nghiên cứu thực nghiệm tại khu vực TP.HCM do tác giả Trương Quang Thông (2010) chủ biên

với các nội dung chính sau: tổng kết những cơ sở lý thuyết khác nhau về các đặc điểm về tổ chức, quản lý của các DNNVV và tài trợ tín dụng ngân hàng cho các DNNVV; nhận diện những đặc điểm chung về quá trình hình thành và phát triển, cấu trúc nguồn vốn, nhân sự, những đặc điểm về động cơ kinh doanh, tư duy chiến lược, các phương thức quản lý tài chính...của các DNNVV. Bên cạnh đó, là những nhu cầu tài trợ nguồn vốn kinh doanh và đầu tư cũng như các nhu cầu sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính - ngân hành, khả năng tiếp cận các nguồn vốn nói chung; các đặc điểm quan hệ cùng các nhân tố xác lập, hình thành và phát triển các mối quan hệ tín dụng của các DNNVV; đề xuất những gợi ý chính sách phù hợp đối với việc hỗ trợ việc phát triển các DNNVV cũng như việc tiếp cận các quan hệ tín dụng

- Phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các DNNVV ở Thừa Thiên Huế, Phan Thị Minh Lý (2011).

Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu trên chưa đề cập đến từng yếu tố cụ thể ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Vì vậy trong nghiên cứu này sẽ nghiên cứu từng yếu tố cụ thể chẳn hạn như: chính sách vĩ mơ, năng lực nội tại, năng lực cạnh tranh, các yếu tố nguồn vốn, … sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

31

1.4 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 1.4.1 Năng lực nội tại

Khái niệm năng lực (competency) có nguồn gốc tiếng La tinh “competentia”. Ngày nay khái niệm năng lực được hiểu nhiều nghĩa khác nhau. Năng lực được hiểu

như sự thành thạo, khả năng thực hiện của cá nhân đối với một công việc. Năng lực cũng được hiểu là khả năng, công suất của một doanh nghiệp, thẩm quyền pháp lý của một cơ quan.

Khái niệm năng lực được dùng ở đây là đối tượng của tâm lý, giáo dục học. Có nhiều định nghĩa khác nhau về năng lực. Theo từ điển tâm lý học (Vũ Dũng, 2000) ''Năng lực là tập hợp các tính chất hay phẩm chất của tâm lý cá nhân, đóng

vai trị là điều kiện bên trong, tạo thuận lợi cho việc thực hiện tốt một dạng hoạt động nhất định“.

Theo John Erpenbeck ''năng lực được tri thức làm cơ sở, được sử dụng như khả năng, được quy định bởi giá trị, được tăng cường qua kinh nghiệm và được hiện thực hoá qua chủ định''.

Weinert (2001) định nghĩa ''năng lực là những khả năng và kỹ xảo học được hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ, xã hội và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt.''

Như vậy năng lực là một thuộc tính tâm lý phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố như tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm...Năng lực nội tại của doanh nghiệp trong bài nghiên cứu này muốn đề cập đến các nội dung sau:

Trang thiết bị: là tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp (nhà xưởng, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải...) trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Thông tin thị trường: là các thơng tin về thị trường trong và ngồi nước. Sự khác biệt về văn hóa, ngơn ngữ, hệ thống pháp luật, v.v... tạo ra nhiều rào cản cho việc thâm nhập thị trường nước ngoài. Internet là một kênh hiệu quả giúp các doanh

32

nghiệp có được nhiều thơng tin thị trường có ích với chi phí thấp. Nếu nắm bắt được tốt thông tin thị trường doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội mở rộng thị trường kinh doanh.

Tiếp thị hay tiếp cận thị trường (Marketing): Hiệp hội Marketing Mỹ (AmericanMarketing Association, AMA) cho định nghĩa sau: "Marketing là một nhiệm vụ trong cơ cấu tổ chức và là một tập hợp các tiến trình để nhằm tạo ra, trao đổi, truyền tải các giá trị đến các khách hàng, và nhằm quản lý quan hệ khách hàng bằng những cách khác nhau để mang về lợi ích cho tổ chức và các thành viên trong hội đồng cổ đơng".

Trình độ lao động: Trình độ lành nghề và tác phong làm việc của người lao động được thể hiện ra khi họ sử dụng các công cụ sản xuất thành thạo, đáp ứng những yêu cầu về chất lượng sản phẩm, cùng những sản phẩm hàng hố có tính chun nghiệp hố. Người lao động có trình độ nghề nghiệp khơng những cần có kỹ năng lao động mà cịn phải có sáng tạo trong q trình sản xuất. Thực tế cho thấy chỉ khi nào người lao động, người quản lý có kiến thức và trình độ nghề nghiệp thì mới tiếp cận, nhanh chóng tiếp thu, vận dụng những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại, có ý thức và tinh thần sáng tạo.

1.4.2 Chính sách vĩ mơ

Chính sách là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và các công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các chủ thể kinh tế - xã hội nhằm giải quyết vấn đề nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định. Xét theo phạm vi ảnh hưởng, chính sách được chia làm 3 loại: Chính sách vĩ mơ, Chính sách trung mơ, Chính sách vi mơ.

Mục đích của phân tích chính sách trên bình diện vĩ mơ là xem xét đánh giá ảnh hưởng của chính sách lên tất cả các chủ thể kinh tế và tất cả các mục tiêu như: tăng trưởng , ổn định , công bằng ….3 bộ phận cấu thành chính sách trên bình diện vĩ mô là chiến lược, bối cảnh và các tiêu chí thực hiện.

Chiến lược: Mục tiêu: tăng trưởng cao, ổn định, thu nhập và độc lập chủ

33

Bối cảnh: Quốc gia: các nguồn lực: tài nguyên , lao động, vốn, công nghệ…;

các chủ thể: hộ gia đình, các tổ chức, doanh nghiệp,..; Luật chơi: luật pháp, thông lệ xã hội… Quốc tế: các tổ chức quốc tế, các hiệp hội quốc tế.

Các chỉ tiêu thực hiện: Kinh tế: lạm phát, thất nghiệp…; Xã hội: phân phối thu nhập, các vấn đề xã hội…; Chính trị: chính phủ, vấn đề dân chủ…; Quốc tế: thuế quan, cán cân thanh toán…

Trong từng giai đoạn cụ thể, chính phủ sẽ đưa ra những chính sách vĩ mơ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, tạo ra được khuôn khổ thuận lợi hơn cho sự phát triển của doanh nghiệp.

1.4.3 Yếu tố vốn

Khái niệm: Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản và các nguồn lực mà doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động kinh doanh bao gồm: tài sản hiện vật như nhà kho, hàng hóa, máy móc thiết bị....; tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng và đá quý...; bản quyền sở hữu trí tuệ và các tài sản vơ hình khác.

Đặc trưng: Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là một quỹ tiền tệ đặc biệt, vì nó nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh (tức là nhằm mục đích tích lũy); Vốn kinh doanh của doanh nghiệp có trước khi diễn ra hoạt động sản xuất kinh doanh; Vốn kinh doanh của doanh nghiệp phải đạt tới mục tiêu sinh lời và ln thay đổi hình thái biểu hiện, nó vừa tồn tại dưới hình thái vật tư hoặc tài sản vơ hình, nhưng kết thúc vịng tuần hồn phải là hình thái tiền.

Vai trị: vốn là phạm trù kinh tế, là điều kiện tiên quyết cho bất cứ doanh nghiệp, ngành nghề kinh tế kỹ thuật dịch vụ nào trong nền kinh tế. Để tiến hành hoạt động kinh doanh được doanh nghiệp cần phải nắm giữ một lượng vốn nhất định nào đó. Số vốn này thể hiện tồn bộ giá trị tài sản và các nguồn lực của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Vì vậy vốn kinh doanh có vai trị quyết định trong việc thành lập, hoạt động và phát triển của doanh nghiệp.

34

1.4.4 Năng lực cạnh tranh

Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đến nay vẫn chưa được hiểu một cách thống nhất. Dưới đây là một số cách tiếp cận cụ thể về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đáng chú ý:

Một là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là cách quan niệm khá phổ biến hiện nay, theo đó năng lực cạnh tranh là khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ so với đối thủ và khả năng “thu lợi” của các doanh nghiệp. Cách quan niệm này có thể gặp trong các cơng trình nghiên cứu của Mehra (1998), Ramasamy (1995), Buckley (1991), Schealbach (1989) hay ở trong nước như của CIEM (Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế). Cách quan niệm như vậy tương đồng với cách tiếp cận thương mại truyền thống đã nêu trên. Hạn chế trong cách quan niệm này là chưa bao hàm các phương thức, chưa phản ánh một cách bao quát năng lực kinh doanh của doanh nghiệp.

Hai là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với năng suất lao động. Theo Tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 26)