Kinh tế vĩ mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam và giải pháp cải thiện thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 30 - 32)

CHƯƠNG 2 KHUNG LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.2.2.Kinh tế vĩ mô

2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến tínhthanh khoản ngân hàng

2.2.2.Kinh tế vĩ mô

2.2.2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là một trong các yếu tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến tính thanh khoản của những ngân hàng. Một cuộc suy thoái lớn hoặc khủng hoảng trong hoạt động kinh doanh làm giảm khả năng thực hiện các nghĩa vụ của người đi vay do đó làm tăng nợ xấu của ngân hàng và cuối cùng là dẫn đến phá sản ngân hàng (Gavin và Hausmann, 1998). Trong thời kỳ nền kinh tế bùng nổ, nhu cầu về những sản phẩm tài chính khác biệt hóa (differentiated financial products) cao hơn và làm tăng khả năng mở rộng việc cho vay và chứng khoán của ngân hàng với tỷ lệ cao hơn và do đó làm giảm tính thanh khoản. Nghiên cứu khác của Painceira (2010) cho thấy, sự ưa chuộng thanh khoản của các ngân hàng thấp trong các giai đoạn bùng nổ kinh tế, nơi mà những ngân hàng mong muốn kiếm được lợi nhuận cao bằng việc những mở rộng những hoạt động cho vay để duy trì sự bùng nổ kinh tế trong khi hạn chế việc cấp tín dụngtrong thời kỳ suy thối kinh tế để ưu tiên thanh khoản. Phù hợp với luận điểm này, lý thuyết lãi suất cho vay cho thấy, nguồn cung cho vay tăng lên khi nền kinh tế đang bùng nổ hoặc giảm đi khi suy thoái kinh tế (Pilbeam , 2005). Aspachs và những cộng sự (2005) cũng cho rằng những ngân hàng ưu tiên thanh khoản khi nền kinh tế tụt dốc, trong thời gian cho vay rủi ro, trong khi bỏ qua thanh khoản trong thời kỳ bùng nổ kinh tế khi cơ hội cho vay có thể thuận lợi hơn. Mặt khác, những nghiên cứu của Bordo và những cộng sự (2001) đã gợi ý rằng trong thời kỳ diễn ra suy thối kinh tế, có thể tăng số lần vỡ nợ. Điều này khiến cho người gửi tiền cảm thấy nguy cơ ngân hàng mất thanh khoản cao (high solvency risk) và ngay lập tức có xu hướng rút tiền gửi tại những tổ chức tài chính.

Lạm phát phản ánh tình hình nhu cầu về hàng hoá, dịch vụ vượt quá cung trong nền kinh tế. Những lý thuyết tiền tệ hiện nay đồng ý rằng lạm phát làm tăng chi phí cơ hội từ việc nắm giữ những tài sản thanh khoản và do đó bóp méo sự phân bổ những nguồn lực yêu cầu thanh khoản trong giao dịch. Những lý thuyết gần đây nhấn mạnh sự quan trọng của sự bất cân xứng thơng tin trong thị trường tín dụng và cho thấy lạm phát gia tăng ảnh hưởng bất lợi đến sự khơng hồn hảo thị trường tín dụng(credit market frictions) với những ảnh hưởng tiêu cực với hoạt động của khu vực tài chính và như vậy cũng ảnh hưởng đến hoạt động thực dài hạn (Huybens và Smith, 1998, 1999).

Đặc điểm của những lý thuyết này là, có một sự bất hồn hảo thơng tin (informational friction) mà mức độ nghiêm trọng của nó là từ bên trong. Với đặc điểm này, sự gia tăng tỷ lệ lạm phát sẽ làm giảm tỷ lệ lợi nhuận thực khơng chỉ bằng tiền mà cịn về tài sản nói chung. Theo Huybens và Smith (1999), sự suy giảm trong lợi nhuận thực sẽ càng tệ hại hơn cho những bất hồn hảo thị trường tín dụng dẫn đến sự phân bổ định mức trong tín dụng, do đó việc phân bổ định mức tín dụng (credit rationing) sẽ trở nên khốc liệt hơn khi lạm phát gia tăng. Do đó, khu vực tài chính sẽ cấp tín dụng ít hơn, phân bổ nguồn lực kém hiệu quả, và hoạt động trung gian giảm đi với những tác động bất lợi cho đầu tư dài hạn/vốn. Hơn nữa, ngân hàng sẽ nắm giữ nhiều tài sản thanh khoản hơn khi lạm phát gia tăng. Tỷ lệ lạm phát cao và sự thay đổi đột ngột của lạm phát có ảnh hưởng tiêu cực đến lãi suất thực và vốn của ngân hàng. Về mặt này, những khoản nợ xấu ngân hàng sẽ tăng lên, giá trị tài sản thế chấp (collateral security values) sẽ giảm đi và giá trị khoản hoàn nợ ( loan repayments) của những ngân hàng sụt giảm. Bằng những này, người ta thấy rằng tỷ lệ lạm phát ảnh hưởng một cách trực tiếp đáng kể đến tính thanh khoản của ngân hàng (Heffernan, 2005).

2.2.2.3. Lãi suất

Lãi suất ngắn hạn là lãi suất trả cho những công cụ trên thị trường tiền tệ. Những công cụ trên thị trường tiền tệ là những chứng khốn có thời gian đáo hạn từ một năm trở xuống, bao gồm tín phiếu kho bạc, thương phiếu, những chứng chỉ

tiền gửi, hợp đồng mua lại. Tín phiếu kho bạc là quan trọng nhất vì chúng là cơ sở cho tất cả những mức lãi suất ngắn hạn khác trong nước. Thị trường tiền tệ rất quan trọng bởi vì nhiều công cụ này được những ngân hàng nắm giữ như là một phần dự trữ đủ điều kiện của họ, có nghĩa là chúng có thể được sử dụng làm tài sản thế chấp nếu ngân hàng muốn huy động vốn từ ngân hàng trung ương bởi vì kì hạn ngắn và có rủi ro thấp. Lãi suất ngắn hạn cao hơn khiến những ngân hàng phải đầu tư nhiều hơn vào những cơng cụ ngắn hạn, từ đó nâng cao tính thanh khoản của họ (Pilbeam, 2005). Do đó, lãi suất ngắn hạn có quan cùng chiều với thanh khoản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam và giải pháp cải thiện thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 30 - 32)