Lược khảo những nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam và giải pháp cải thiện thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 32 - 46)

CHƯƠNG 2 KHUNG LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.3.Lược khảo những nghiên cứu liên quan

Với mục tiêu xem xét ảnh hưởng của những yếu tố đặc điểm ngân hàng và yếu tố kinh tế vĩ mơ ảnh hưởng đến tính thanh khoản của những ngân hàng ở Anh, Valla và những cộng sự (2006) đã sử dụng tỷ lệ thanh khoản để làm đại diện cho thanh khoản của các ngân hàng bị phụ thuộc vào những yếu tố: thu nhập lãi cận biên được xác định như là chi phí cơ hội từ việc nắm giữ tài sản thanh khoản; lợi nhuận ngân hàng, theo lý thuyết tài chính thì lợi nhuận có tương quan ngược chiều với thanh khoản của ngân hàng; tốc độ tăng cho vay, như là dấu hiệu của việc gia tăng trong tài sản thiếu thanh khoản; Quy mô của ngân hàng thì chưa rõ ràng; tốc độ tăng trong GDP có tác động ngược chiều đến thanh khoản của ngân hàng.

Vodova (2012) thực hiện nghiên cứu xem xét những yếu tố quyết định đến thanh khoản của những NHTM ở Slovakia. Để giải quyết vấn đề nghiên cứu đặt ra, tác giả sử dụng cả những yếu tố thể hiện đặc điểm của ngân hàng và những yếu tố kinh tế vĩ mô trong giai đoạn 2001 đến 2009. Bằng việc sử dụng hồi quy dữ liệu dạng bảng, tác giả tìm thấy một số kết quả như là thanh khoản của ngân hàng sẽ giảm chủ yếu do khủng hoảng kinh tế tài chính, lợi nhuận ngân hàng càng cao, vốn chủ sở hữu càng cao và quy mô của các ngân hàng trong khi đó tính thanh khoản của ngân hàng được đo lường bởi những hoạt động cho vay của ngân hàng thì gia tăng với sự tăng trưởng trong GDP và giảm với tỷ lệ thất nghiệm cao. Bên cạnh đó, lãi suất, thu nhập lãi cận biên, lạm phát và mức độ nợ xấu lại không thể hiện ảnh hưởng đáng kể đến thanh khoản của những NHTM ở Slovakia.

Malik và Rafique (2013) giải thích ảnh hưởng của những đặc điểm ngân hàng và kinh tế vĩ mô đến thanh khoản của những NHTM ở Paskistan. Mẫu nghiên cứu của những tác giả bao gồm 26 NHTM ở Paskistan từ năm 2007 – 2011, trong giai đoạn nghiên cứu của những tác giả có tồn tại cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính trên tồn cầu năm 2008. Nghiên cứu của những tác giả đo lường thanh khoản theo hai những: một là tỷ lệ tiền mặt và những khoản tương đường tiền trên tổng tài sản (L1) và hai là tỷ lệ dự phòng của những khoản cho vay ở trên tổng tài sản (L2). Kết quả của mơ hình với biến phụ thuộc là L1 cho thấy rằng những đặc điểm của ngân hàng (bao gồm nợ xấu và lợi nhuận) và lãi suất điều hành CSTT có tương quan cùng chiều với tính thanh khoản của ngân hàng, mặt khác lạm phát lại thể hiện tác động ngược chiều đến tính thanh khoản của ngân hàng. Thanh khoản của ngân hàng được đo lường bởi L1 cũng bị ảnh hưởng đáng kể bởi cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính. Kết quả của mơ hình với biến phụ thuộc là L2 chỉ ra rằng Quy mô của ngân hàng và lãi suất điều hành CSTT có tương quan cùng chiều với thanh khoản của ngân hàng. Hơn thế nữa, tồn tại mối tương quan cùng chiều giữa khủng hoảng kinh tế tài chính và thanh khoản của ngân hàng được đo lường bởi L2.

Một nghiên cứu khác thực hiện bởi Vodova (2013) với mục đích xác định những yếu tố quyết định tính thanh khoản của những ngân hàng ở Hungari. Nghiên cứu của tác giả này sử dụng dữ liệu dạng bảng từ năm 2001 – 2010. Kết quả của nghiên cứu này chi ra rằng thanh khoản của ngân hàng có tương quan cùng chiều với vốn chủ sở hữu của ngân hàng, lãi suất cho vay và lợi nhuận của ngân hàng, trong khi đó, Quy mơ của ngân hàng, thu nhập lãi cận biên, lãi suất điều hành chính sách tiền tệ và lãi suất liên ngân hàng lại có tác động ngược chiềuđến thanh khoản của những ngân hàng. Mối quan hệ giữa tốc độ tăng GDP và thanh khoản thì chưa rõ ràng trong khi đó nghiên cứu của Chen và Mahajan (2010) chỉ ra rằng những yếu tố kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng GDP, lạm phát, lãi suất ngắn hạn thực, tín dụng khu vực tư nhân có tác động một cách trực tiếp và gián tiếp đến thanh khoản của những ngân hàng.

Tại thị trường những quốc gia mới nổi, Bunda và Desquilbet (2008) đã tiến hành nghiên cứu những yếu tố quyết định rủi ro thanh khoản của những ngân hàng. Mục đích của các nghiên cứu này là giải thích những mà thanh khoản của ngân hàng bị ảnh hưởng bởi cơ chế tỷ giá ở những quốc gia, trong đó những tác giả sử dụng mẫu nghiên cứu bao gồm những NHTM của 36 quốc gia mới nổi từ 1995 – 2000 với những phân tích hồi quy dạng bảng. Trong nghiên cứu của những tác giả, tỷ lệ thanh khoản được dùng đến như là đại diện cho thanh khoản của ngân hàng và được giả định rằng phụ thuộc vào hành vi của từng ngân hàng, những đặc điểm thị trường và kinh tế vĩ mô ở từng quốc gia và chế độ tỷ giá; chẳng hạn như phụ thuộc vào những yếu tố: tổng tài sản như là đại diện đo lường quy mô của ngân hàng, lãi suất cho vay như là lợi nhuận từ việc cho vay, cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính tồn cầu thì có tác động ngược chiều đến thanh khoản của ngân hàng nhưng tỷ lệ vốn chủ sở hữu ở trên tổng tài sản như là đại diện đo lường vốn an toàn của ngân hàng, tỷ lệ chi tiêu công trên GDP như là đo lường cho nguồn cung có liên quan đến tài sản thanh khoản, lạm phát, cơ chế tỷ giá lại có mối quan hệ cùng chiều với thanh khoản của những ngân hàng. Trong khi đó Shen và những cộng sự (2010) đã thực hiện nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của những yếu tố vĩ mô đến thanh khoản của ngân hàng và tìm thấy cả tốc độ tăng trưởng GDP trong kỳ hiện tại và kỳ trước đó đều có ảnh hưởng cùng chiều đến rủi ro thanh khoản. Kêt quả này cho thấy rằng nền kinh tế càng tăng trưởng trong năm hiện và và năm trước sẽ làm cho những ngân hàng giảm tài sản thanh khoản mà ngân hàng nắm giữ và thúc đẩy những ngân hàng tăng cho vay nhiều hơn nữa. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế của năm hiện tại và năm trước làm cho ngân hàng ít thu hút tiền gửi của khách hàng hơn và do đó làm gia tăng chênh lệch tài chính (financing gap). Bên cạnh đó, lạm phát năm nay và lạm phát năm trước lại cho thấy tương quan cùng chiều với rủi ro thanh khoản của những ngân hàng.

Moore (2010) đã nghiên cứu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tài chính đến thanh khoản của những NHTM ở Mỹ Latin và những nước vùng Caribe. Nghiên cứu của tác giả có ba mục đích chính: thảo luận về hành vi nắm giữ tài sản

thanh khoản của những NHTM trong suốt giai đoạn khủng hoảng ở Mỹ Latinh và vùng Caribe; xác định những yếu tố chính quyết định tính thanh khoản của ngân hàng và cung cấp bằng chứng cho thấy rằng thanh khoản của những NHTM trong suốt giai đoạn khủng hoảng là cao hơn hay thấp hơn khi nền kinh tế ổn định. Thanh khoản của cácc ngân hàng trong nghiên cứu này được đo lường bởi tỷ lệ cho vay trên tiền gửi và phụ thuộc vào những yếu tố: dữ trự tiền mặt của khách hàng, yếu tố này nắm bắt được sự biến động trong tỷ lệ tiền mặt trên tiền gửi khách hàng và được kỳ vọng là có tác động ngược chiều, tình hình kinh tế vĩ mơ trong đó chu kỳ đi xuống cho thấy nhu cầu gửi tiền kỳ vọng của ngân hàng sẽ giảm và do đó sẽ làm giảm tính thanh khoản của ngân hàng, điều này cho thấy rằng mối quan hệ giữa thanh khoản và điều kiện kinh tế vĩ mô là cùng chiều; và lãi suất ngắn hạn như là chi phí cơ hội của việc nắm giữ các tài sản thanh khoản được kỳ vọng có ảnh hưởng ngược chiều với thanh khoản của ngân hàng. Mơ hình nghiên cứu của tác giả được ước lượng bằng việc sử dụng phương pháp ước lượng OLS. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng biến động trong tỷ lệ tiền mặt trên tiền gửi và lãi suất thị trường có ảnh hưởng ngược chiều và đáng kể đến tính thanh khoản của các ngân hàng.

Trong khi đó, với việc Vodova (2011) đã thực hiện xem xét ảnh hưởng của những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thanh khoản của những ngân hàng ở Cộng Hòa Séc. Để giải quyết vấn đề nghiên cứu đặt ra, tác giả sử dụng dữ liệu của những ngân hàng và dữ liệu vĩ mơ trong giai đoạn 2001 – 2009 và phân tích bằng việc tiếp cận với phần mềm Eviews 7. Nghiên cứu của tác giả xác định bốn yếu tố đặc điểm ngân hàng và tám yếu tố vĩ mơ có ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng. Hơn nữa, tác giả cũng kỳ vọng tác động của những biến độc lập đến thanh khoản ngân hàng như: vốn an toàn, lạm phát và lãi suất liên ngân hàng có ảnh hưởng cùng chiều và nợ xấu, lợi nhuận, tăng trưởng trong GDP, lãi suất cho vay, thu nhập lãi cận biên, lãi suất điều hành CSTT, tỷ lệ thất nghiệp và biến giả khủng hoảng kinh tế tài chính năm 2009 có mối quan hệ ngược chiều, trong khi đó tác động của Quy mô của ngân hàng đến thanh khoản của ngân hàng là chưa rõ ràng. Kết quả nghiên cứu của tác giả tiết lộ rằng thanh khoản ngân hàng có tương quan

cùng chiều với vốn an toàn, lãi suất cho vay, nợ xấu và lãi suất liên ngân hàng. Ngược lại, khủng hoảng kinh tế tài chính, lạm phát, tăng trưởng trong GDP có mối quan hệ ngược chiều với thanh khoản ngân hàng. Nghiên cứu này cũng tìm thấy rằng tỷ lệ thất nghiệp, thu nhập lãi cận biên, lợi nhuận ngân hàng, lãi suất điều hành chính sách tiền tệ khơng có ảnh hưởng đáng kể đến tính thanh khoản của những NHTM ở Cộng hòa Séc.

Cũng vào năm 2011, Vodova cũng thực hiện một nghiên cứu khác xem xét những yếu tố quyết định thanh khoản của những NHTM ở Ba Lan. Bằng việc sử dụng dữ liệu của những NHTM ở Ba Lan trong giai đoạn 2001 – 2010, tác giả tìm thấy bằng chứng cho thấy rằng thanh khoản của các ngân hàng gia tăng khi nền kinh tế vĩ mô tăng trưởng và sụt giảm như là kết quả của khủng hoảng kinh tế tài chính, nền kinh tế suy thoái và sự gia tăng trong tỷ lệ thất nghiệp. Thanh khoản ngân hàng cũng giảm xuống khi lợi nhuận ngân hàng gia tăng, thu nhập lãi cận biên gia tăng và Quy mô của ngân hàng càng lớn. Ngược lại, thanh khoản ngân hàng tăng theo với vốn an toàn, lạm phát, nợ xấu, lãi suất cho vay và lãi suất thị trường liên ngân hàng.

Với góc độ phân tích khác, Rauch và những cộng sự (2009) đã thực hiện việc xem xét những yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của những ngân hàng tiết kiệm được sở hữu bởi nhà nước ở Đức. Nghiên cứu có hai mục tiêu quan trọng: đầu tiên, nghiên cứu cố gắng đo lường thanh khoản của 457 ngân hàng tiết kiệm sở hữu nhà nước ở Đức trong giai đoạn 1997 – 2006; và thứ hai, nghiên cứu phân tích ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến thanh khoản của những ngân hàng. Nghiên cứu đo lường thanh khoản bằng những sử dụng phương pháp tiếp cận của Berger và Bouwman (2007) và Deep và Schaefer (2004). Để đo lường ảnh hưởng của chính sách tiền tệ, nghiên cứu sử dụng mơ hình hồi quy dạng bảng động. Theo nghiên cứu này, những yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của ngân hàng bao gồm: lãi suất điều hành CSTT trong đó một CSTT thắt chặt sẽ làm giảm tính thanh khoản của ngân hàng, tỷ lệ thất nghiệp có liên quan đến nhu cầu vay nợ và có tác động ngược chiều đến tính thanh khoản của ngân hàng, mức độ tiết kiệm có ảnh hưởng

cùng chiều đến tính thanh khoản của ngân hàng, mức thanh khoản trong kỳ trước cũng có tác động cùng chiều đến thanh khoản kỳ này, quy mô của ngân hàng được đo lường bởi số lượng khách hàng của ngân hàng lại có tác động ngược chiều đến tính thanh khoản của ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng được kỳ vọng sẽ làm giảm tính thanh khoản của ngân hàng. Để thực hiện việc kiểm định những những đo lường thanh khoản và phân tích ảnh hưởng của những yếu tố đến thanh khoản của ngân hàng, nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ bảng CĐKT và dữ liệu vĩ mô. Những biến kiểm sốt tình hình vĩ mơ có ảnh hưởng cùng chiều đến tính thanh khoản của ngân hàng.

Một nghiên cứu khác thực hiện bởi Subedi và Neupane (2011) nhằm xác định những yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản và phân tích tác động của thanh khoản đến hiệu quả tài chính của những NHTM ở Nepal và sử dụng mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến, trong đó những tác giả sử dụng những biến phụ thuộc như tỷ lệ tài sản thanh khoản ở trên tổng tài sản (đại diện thanh khoản), tỷ lệ cho vay ở trên nguồn vốn và những khoản huy động kỳ hạn ngắn (đại diện thanh khoản), và lợi nhuận trên tài sản của 6 NHTM từ năm 2002 đến 2011. Kết quả ước lượng cho thấy rằng vốn an tồn, nợ xấu có ảnh hưởng ngược chiều và đáng kể đến tính thanh khoản của ngân hàng trong khi đó tốc độ tăng trưởng cho vay, tốc độ tăng trong GDP, phần bù thanh khoản và lãi suất ngắn hạn tuy tác động ngược chiều nhưng lại khơng có ý nghĩa thống kê. Quy mơ của ngân hàng thể hiện mối quan hệ cùng chiều với tính thanh khoản của ngân hàng, lạm phát cũng có ảnh hưởng cùng chiều nhưng lại không đáng kể đến thanh khoản của ngân hàng.

Aspachs và những cộng sự (2005) nghiên cứu ảnh hưởng của những đặc điểm ngân hàng và yếu tố kinh tế vĩ mơ tác động tính đến thanh khoản của 57 ngân hàng ở Anh, dữ liệu được sử dụng từ quý 1 năm 1985 đến quý 4 năm 2003. Kết quả của những tác giả cho thấy rằng tỷ lệ thanh khoản như là một hàm số phụ thuộc vào lợi nhuận của ngân hàng có được từ việc hỗ trợ người đi vay, lợi nhuận càng lớn sẽ làm giảm động cơ nắm giữ tài sản thanh khoản của những ngân hàng; lãi suất ngắn hạn nắm bắt ảnh hưởng của CSTT, hệ số hồi quy âm cho thấy rằng

lãi suất chính sách cao thì những ngân hàng sẽ ít nắm giữ tài sản thanh khoản hơn; tốc độ tăng trong GDP có ảnh hưởng ngược chiều với tài sản thanh khoản của ngân hàng; và thu nhập lãi cận biên như là chi phí cơ hội đến từ việc nắm giữ tài sản thanh khoản của ngân hàng và có tác động ngược chiều đến tài sản thanh khoản.

Trong khi đó nghiên cứu thực nghiệm phân tích các ảnh hưởng của lãi suất đến rủi ro của ngân hàng và quyết định nắm giữ các tài sản thanh khoản của những ngân hàng ở Châu Âu được thực hiện bởi Lucchetta (2007). Nghiên cứu dựa trên dữ liệu của 5066 ngân hàng ở Châu Âu trong giai đoạn 1998 – 2004 và đi đến kết luận rằng lãi suất liên ngân hàng có ảnh hưởng cùng chiều đến tài sản thanh khoản được nắm giữ bởi những ngân hàng và những ngân hàng đóng vai trị như là người cho vay trên thị trường liên ngân hàng. Biến số chính có ảnh hưởng đến quyết định cho vay trên thị trường liên ngân hàng là giá thanh khoản thì phụ thuộc vào cung và cầu thanh khoản và phụ thuộc vào lãi suất phi rủi ro. Sự gia tăng của giá này liên quan đến sự gia tăng trong cung thanh khoản và do đó sẽ cho vay trên thị trường liên ngân hàng. Kết quả cũng cho thấy rằng vấn đề quy mô: những ngân hàng cho vay thường nhỏ hơn những người cho vay khác. Mối quan hệ giữa lãi suất điều hành CSTT và quyết định của ngân hàng khi nắm giữ tài sản thanh khoản và cho vay trên thị trường liên ngân hàng là ngược chiều.

Rauch và những cộng sự (2010) đã nghiên cứu vấn đề thanh khoản của 457 ngân hàng tiết kiệm sở hữu nhà nước ở Đức và xác định những yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản ngân hàng từ năm 1997 – 2006. Dựa vào nghiên cứu này, thanh khoản ngân hàng được xác định bởi những yếu tố kinh tế vĩ mô, chủ yếu bởi lãi suất điều hành CSTT có ảnh hưởng ngược chiều và đáng kể đến thanh khoản ngân hàng (chẳng hạn như CSTT thắt chặt sẽ làm giảm thanh khoản của các ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam và giải pháp cải thiện thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 32 - 46)