Hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ internet banking của khách hàng cá nhân trường hợp ngiên cứu , ngân hàng TMCP phương nam khu vực TPHCM (Trang 39)

CHƢƠNG 2 : Tổng quan về ngân hàng Phƣơng Nam

2.3. Thực tế tình hình triển khai và phát triển dịch vụ IB tại Việt Nam

2.3.2.2. Hoạt động kinh doanh

Tình hình kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP PN qua các năm đƣợc

thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.2. Kết quả kinh doanh của NH Phƣơng Nam qua các năm

(ĐVT: triệu đồng)

Kết quả kinh doanh Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009

Thu nhập lãi thuần (285,558) 168,592 311,577 408,113

Chi phí hoạt động 709,076 657,284 406,988 291,903

Tổng TNTT 121,972 248,369 532,469 310,915

Tổng LNST 120,451 225,598 418,979 248,139

LNST của CĐ 120,451 224,872 418,979 248,139

Cân đối kế toán Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009

Tổng tài sản 75,269,551 69,990,870 60,235,078 35,473,136

- Tiền, vàng gửi và

cho vay các TCTD 882,340 9,501,199 12,226,614 5,966,469 - Cho vay khách 42,724,593 34,856,676 30,984,764 19,588,539

hàng

Nợ phải trả 70,933,783 65,973,526 56,661,717 32,537,455

- Tiền gửi và vay các

TCTD 6,347,688 14,683,697 17,815,271 11,018,041 - Tiền gửi của khách

hàng 56,750,699 33,410,241 28,584,325 14,720,676 Vốn và các quỹ 4,335,768 4,017,344 3,573,361 2,935,681

- Vốn của TCTD 4,042,135 3,254,615 3,050,812 2,618,936

- Lợi nhuận chƣa

phân phối 120,451 595,989 428,979 248,140 Chỉ số tài chính Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009

EPS cơ bản 301 700 1,374 966

BVPS cơ bản 10,839 12,505 11,720 11,431

P/E cơ bản - - - -

ROEA 2.88 5.92 12.87 9.33

ROAA 0.17 0.35 0.88 0.88

Có thể thấy rằng, do chịu áp lực của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và trong nƣớc cũng nhƣ các chính sách ngày càng nghiêm ngặt của Ngân hàng Nhà nƣớc nhằm tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, hoạt động của ngành ngân hàng nói

chung và ngân hàng TMCP PN nói riêng đã thể hiện những con số không mấy lạc

quan. Cụ thể, các chỉ số kết quả kinh doanh về lợi nhuận, doanh thu đã giảm dần từ năm 2009 đến 2012. Tuy nhiên, dù trải qua nhiều khó khăn trong năm 2012, ngân hàng TMCP PN vẫn đạt đƣợc những kết quả nổi bật nhƣ:

a. Hoạt động huy động vốn:

Năm 2012 là một năm có những biến động khó lƣờng trên thị trƣờng ngân hàng, tài chính, NHNN khống chế trần lãi suất huy động và giảm từ 14%/ năm xuống còn 8%/năm vào thời điểm cuối năm. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo sát sao của Ban lãnh đạo,

coi công tác huy động vốn là một trong những mục tiêu then chốt nên công tác huy động vốn của NHPN vẫn đạt mức tăng trƣởng khá. Tổng huy động năm 2012 đạt 69.541,87 tỷ đồng, tăng 4.472,77 tỷ đồng, tăng 6,87% so với năm 2011, trong đó:

− Huy động từ dân cƣ và các tổ chức kinh tế là: 63.193,28 tỷ đồng, tăng 17.807,87 tỷ đồng, tốc độ tăng 39,24% so với đầu năm, chiếm 90,87% tổng nguồn vốn, hoàn thành 98,08% kế hoạch. Mặc dù khơng hồn thành kế hoạch đƣợc giao nhƣng đây đƣợc xem là thành công trong công tác huy động và thể hiện niềm tin của khách hàng đối với NHPN.

− Tiền gửi của các tổ chức tín dụng là: 6.347,69 tỷ đồng, giảm 8.336 tỷ đồng, giảm 56,77% so với đầu năm, chiếm 9,13% tổng nguồn vốn. Giảm theo đúng định hƣớng của Ban Lãnh đạo Ngân hàng.

b. Hoạt động tín dụng:

Mục tiêu chính của năm 2012 theo sự chỉ đạo của Chính phủ và NHNN là phải ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội. Do vậy, chỉ tiêu tăng trƣởng tín dụng năm 2012 đƣợc NHNN kiểm sốt và phân bổ đến từng tổ chức tín dụng. Trên cơ sở đó, Ban lãnh đạo đã cân nhắc, phân bổ chỉ tiêu hợp lý cho từng chi nhánh, kiểm sốt chất lƣợng tín dụng. Đến hết 31/12/2012, dự nợ tồn hệ thống đạt 45.307,81 tỷ, tăng 7.329,88 tỷ đồng, tốc độ tăng 19,30% so với năm 2011. Trong đó:

− Cho vay khách hàng: 43.633,58 tỷ đồng, tăng 8.295,06 tỷ đồng, tƣơng đƣơng tăng 23,47% so với năm 2011.

− Cho vay các tổ chức tín dụng: 20,82 tỷ đồng.

− Bảo lãnh: 606,64 tỷ đồng, tăng 387,23 tỷ đồng, tƣơng đƣơng tăng 176,49% so với năm 2011.

− Trái phiếu: 1.046,77 tỷ đồng, giảm 1.373,23 tỷ đồng, tƣơng đƣơng giảm 56,75% so với năm 2011.

c. Hoạt động thanh toán quốc tế:

Mặc dù tình hình kinh tế trong năm qua hết sức khó khăn, tồn kho tăng dẫn đến nhu cầu nhập khẩu giảm. Tuy nhiên, hoạt động thanh tốn quốc tế vẫn có mức

tăng trƣởng so với năm 2011, doanh số đạt 206.993.900 USD, tăng 0,75% so với cùng kỳ năm trƣớc; trong đó doanh số xuất khẩu đạt 62.877.329 USD, tăng 16,7% và doanh số nhập khẩu đạt 120.265.104 USD, giảm 4,5%.

d. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ:

Nhìn chung hoạt động kinh doanh ngoại tệ cung ứng đủ nguồn ngoại tệ cho hoạt động thanh toán quốc tế và các nhu cầu khác của khách hàng. Tuy nhiên, doanh số giao dịch ngoại tệ giảm khá nhiều so với năm 2011, nguyên nhân chủ yếu là do tình hình kinh tế khó khăn, khách hàng giảm nhu cầu giao dịch ngoại tệ tại Ngân hàng. Đối với hoạt động kiều hối, mặc dù thị trƣờng khá lớn, tuy nhiên doanh

số tại Ngân hàng PN lại khá thấp. Nguyên nhân là do Ngân hàng PN chỉ là đại lý

phụ của Western Union dƣới quyền đại lý chính là Ngân hàng BIDV nên không nhận đƣợc hỗ trợ chính thức từ phía Western Union.Tổng doanh số chi trả kiều hối năm 2012 là 27.543.000 USD bằng 87,6% so với năm 2011.

e. Hoạt động kế toán:

Trong năm, Phịng kế tốn đã thực hiện chuyển tiền qua hệ thống Citad, VCB, TTBT nhanh chóng chính xác, kịp thời, cụ thể tổng số giao dịch năm 2012 là 142.000 giao dịch chuyển tiền với tổng giá trị 103.163 tỷ đồng, đáp ứng đƣợc yêu cầu của khách hàng, khơng có xảy ra sai sót và khơng có ý kiến phàn nàn nào từ khách hàng. Ngồi ra, chƣơng trình Ebanking đã đi vào hoạt động ổn định với tổng giá trị giao dịch 3.603 tỷ đồng đƣợc thực hiện thành công.

f. Hoạt động kinh doanh thẻ:

Năm 2012, Ngân hàng PN chính thức phát hành thẻ quốc tế MasterCard với hai dịng sản phẩm thẻ chính là thẻ ghi nợ quốc tế và thẻ trả trƣớc quốc tế. Kết quả đạt đƣợc nhƣ sau:

− Số lƣợng phát hành gồm: 64.056 thẻ, trong đó: 10.692 thẻ Ghi nợ quốc tế, 44.191 thẻ Trả trƣớc quốc tế và 9.173 thẻ ghi nợ nội địa.

− Doanh số thanh tốn thẻ đạt 658 tỷ đồng (trong đó, doanh số thẻ Ghi nợ nội địa là 349 tỷ đồng, doanh số thẻ Ghi nợ quốc tế là 49 tỷ đồng và doanh số thẻ Trả trƣớc quốc tế là 258.66 tỷ đồng).

− Trong năm, Ngân hàng PN đã kết hợp với Tổ chức thẻ MasterCard và đối

tác Nguyễn Kim, Trung tâm thƣơng mại Vincom A để thực hiện 4 chƣơng trình phát hành nhanh thẻ Trả trƣớc quốc tế tại các Trung tâm mua sắm Nguyễn Kim trên toàn quốc và đã thu đƣợc kết quả về doanh số và lợi nhuận đáng kể.

− Về ATM, Ngân hàng PN có 44 máy ATM đang vận hành trên toàn quốc.

Với số lƣợng máy còn khiêm tốn nên ngân hàng cịn gặp nhiều khó khăn: đó là việc bù đắp chi phí cho khách hàng khi thực hiện các giao dịch tại máy ATM ngồi hệ thống. Bên cạnh đó, cịn một số máy ATM cũ, chƣa đƣợc trang bị máy camera theo dõi nên cơng tác an tồn cho hoạt động và hiệu quả chƣa cao.

− Về kinh doanh POS, đến hết năm 2012, ngân hàng PN đạt 314 máy POS

thơng qua UOB, doanh số 18 tỷ đồng, bình quân 1,52 tỷ đồng/tháng

− Triển khai và thực hiện việc thu hộ tiền điện, tiền nƣớc với công ty cấp nƣớc Chợ Lớn và Tổng công ty Điện lực Tp.HCM.

g. Hoạt động của Công ty Quản Lý Nợ và khai thác tài sản:

− Doanh thu tính đến thời điểm 29/12/2012 là 281 tỷ đồng, trong đó:

− Chi phí là 256 tỷ đồng, tăng 168 tỷ đồng so với năm 2011, trong đó chi phí lãi trái phiếu là 244 tỷ đồng.

− Lợi nhuận trƣớc thuế là 25 tỷ đồng.

h. Hoạt động công nghệ thông tin:

NHPN luôn coi công nghệ thông tin là một trong những tiêu chí then chốt trong việc phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh. Do vậy, trong năm 2012, hệ thống cơng nghệ thơng tin ln đƣợc duy trì hoạt động ổn định. Thêm vào đó, trong năm 2012, NHPN đã đầu tƣ và nâng cấp một số chƣơng trình để hỗ trợ cho việc phát triển các sản phẩm mới nhƣ đƣa ra phần mềm giao tiếp giữa Core-banking và Core-card, kết nối chƣơng thành cơng để triển khai chƣơng trình thẻ ghi nợ và thẻ trả trƣớc Mastercard, triển khai dịch vụ thanh toán tiền điện, tiền nƣớc,…

Tại Ngân hàng PN, dịch vụ IB bắt đầu đƣợc triển khai từ ngày 01/01/2011, thông qua dịch vụ này, khách hàng cá nhân và doanh nghiệp có tài khoản tại Ngân hàng PN có thể thực hiện các giao dịch sau:

 Tra cứu số dƣ tài khoản

 Tra cứu thông tin giao dịch trên tài khoản

 Tra cứu thông tin tỷ giá, lãi suất, biểu phí

 Chuyển khoản trong và ngoài hệ thống Ngân hàng PN

 Chuyển tiền cho ngƣời nhận bằng CMND

 Thanh tốn hóa đơn, tiền điện, nƣớc  Đặt lịch thanh toán

 Chuyển khoản theo lô giao dịch

 Thiết lập dịch vụ IB cho doanh nghiệp (doanh nghiệp chủ động thiết

lập các hạn mức, quy trình thực hiện giao dịch, xét duyệt giao dịch an toàn nhất) Đến thời điểm hiện tại, theo quy định của ngân hàng, khách hàng cá nhân có thể chuyển khoản với hạn mức 200.000.000 đồng/1 ngày dựa trên phƣơng thức bảo mật OTP Token.

Qua hơn 02 năm triển khai dịch vụ IB đến với khách hàng, đã có 14.600 khách hàng (trong đó có 2000 nhân viên của ngân hàng) đăng ký sử dụng gói e- banking (bao gồm internet, mobile, phone, sms banking) và thực hiện đƣợc hơn 95.500 giao dịch với tổng giá trị giao dịch hơn 200 tỷ đồng. Kết quả này đã thể hiện sự nỗ lực rất lớn của ngân hàng PN trong việc phát triển dịch vụ IB đến với khách hàng, trong đó, quan trọng nhất là việc mạnh dạn đầu tƣ vào công nghệ hiện đại với phƣơng thức bảo mật tiên tiến nhất đối với hệ thống IB. Khơng những vậy, ngân hàng PN cịn phổ biến IB đến với từng nhân viên với mong muốn mỗi nhân viên sẽ là một kênh quảng bá hữu hiệu dịch vụ IB đến với khách hàng của mình.

Tuy nhiên, với tỷ lệ ngƣời sử dụng IB tại ngân hàng chƣa đến 1% tổng số khách hàng giao dịch, cho thấy q trình phát triển IB của ngân hàng PN cịn chậm và chƣa thực sự hiệu quả, mà chủ yếu là do những nguyên nhân sau:

- Hoạt động kinh doanh của ngân hàng vẫn chủ yếu dựa trên các nghiệp vụ truyền thống nhƣ tín dụng, thanh tốn quốc tế… với những khoản doanh thu khổng lồ, trong khi đó, IB với mức phí thu về khơng cao nên khơng đƣợc ngân hàng coi trọng nhƣ các dịch vụ khác.

- Do áp lực chỉ tiêu về doanh số khá lớn, những nhà quản lý thƣờng chỉ chú trọng đến những hoạt động kinh doanh mang đến nhiều lợi nhuận nhất để đảm bảo cho sự nghiệp của mình. Trong khi đó, IB chỉ thực sự có ý nghĩa về lâu dài đối với cả hệ thống ngân hàng chứ không mang lại lợi ích tức thời cho một chi nhánh hoặc cá nhân nào.

- Nhận thức của nhân viên ngân hàng về vai trò của IB còn chƣa cao, dẫn đến việc giới thiệu dịch vụ IB đến với khách hàng còn hạn chế và thậm chí làm cho khách hàng cảm thấy nghi ngờ đối với dịch vụ này.

- Các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng vẫn chƣa đƣợc hiện đại hóa một cách đồng bộ, do đó ngân hàng PN phải đối mặt với nhiều trở ngại trong việc phát triển đa dạng hơn nữa các sản phẩm thông qua IB.

- Hệ thống pháp lý của Nhà nƣớc nói chung và những quy định của Ngân hàng PN về giao dịch qua IB vẫn cịn chƣa hồn thiện, điều này khiến ngân hàng một mặt vừa tìm cách phát triển dịch vụ IB để thu hút khách hàng, mặt khác lại phải bó hẹp các gói sản phẩm của mình theo các quy định pháp luật vốn đã không theo kịp với sự phát triển của hệ thống ngân hàng hiện đại.

Trên đây là một số yếu tố gây trở ngại đến việc phát triển IB của ngân hàng PN trong thời gian qua, dẫn đến việc số lƣợng khách hàng sử dụng IB của ngân hàng PN cịn rất khiêm tốn. Để khắc phục tình trạng trên địi hỏi ngân hàng phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu, phát triển đối với dịch vụ IB nhằm nâng cao số lƣợng

ngƣời dùng để tƣơng xứng với năng lực tài chính, cơng nghệ cũng nhƣ nguồn vốn đầu tƣ của ngân hàng đối với dịch vụ này.

Tóm tắt chƣơng 2

Chƣơng này giới thiệu sơ lƣợc về quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng PN cũng nhƣ các dịch vụ mà ngân hàng này cung cấp, đặc biệt là dịch vụ IB, từ đó đánh giá tình hình, nêu ra các ƣu điểm và nhƣợc điểm, yếu kém cần khắc phục. Phƣơng pháp nghiên cứu sẽ đƣợc trình bày ở chƣơng tiếp theo.

Chƣơng 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Chƣơng 2 đã giới thiệu tổng quan về dịch vụ IB, hoạt động của ngân hàng Phƣơng Nam, đánh giá tình hình triển khai IB tại ngân hàng PN và nêu ra các ƣu điểm và hạn chế cần khắc phục. Chƣơng 3 sẽ trình bày quy trình nghiên cứu, tiến độ thực hiện nghiên cứu, kết quả nghiên cứu định tính. Trên cơ sở đó, thang đo chính thức cho nghiên cứu định lƣợng sẽ đƣợc xác định. Ngoài ra, cỡ mẫu thích hợp cho nghiên cứu, kế hoạch phân tích dữ liệu cũng đƣợc trình bày trong chƣơng này.

3.1 Thiết kế nghiên cứu

3.1.1 Phƣơng pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này đƣợc thực hiện qua hai giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu chính thức đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng.

Nghiên cứu định tính: đƣợc thực hiện bằng phỏng vấn tay đôi với 10 ngƣời là các chuyên viên của ngân hàng PN và khách hàng (5 chuyên viên ngân hàng và 5 khách hàng của ngân hàng) và khảo sát thử 10 khách hàng nhằm khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát và đo lƣờng các khái niệm nghiên cứu. Dựa trên các lý thuyết về hành vi ngƣời tiêu dùng, cũng nhƣ các Lý thuyết hành động hợp lý (TRA) của Ajzen and Fishbein (1973); Mơ hình hành vi có dự định (TPB) của Ajzen (1991); Mô hình chấp nhận cơng nghệ (Extended TAM) của Davis (1996); Lý thuyết chấp nhận sự đổi mới (DIT). Quá trình phỏng vấn này sẽ hình thành nên hệ thống thang đo, bảng câu hỏi khảo sát nhằm thu thập dữ liệu sơ cấp để phục vụ cho giai đoạn nghiên cứu định lƣợng.

Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng đƣợc thực hiện thông qua bảng câu hỏi khảo sát với mẫu nghiên cứu tối thiểu là 200 ngƣời bằng phƣơng pháp lấy mẫu thuận tiện. Thông tin để nghiên cứu định lƣợng đƣợc thu thập thông qua phƣơng pháp phỏng vấn mặt đối mặt với công cụ là bảng khảo sát định lƣợng. Mẫu này

đƣợc sử dụng để kiểm định độ tin cậy và giá trị các thang đo thơng qua phân tích hệ số Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá cũng nhƣ kiểm định mơ hình lý thuyết và các giả thuyết bằng phân tích hồi qui tuyến tính bội. Ngồi ra, các bƣớc kiểm định trung bình tổng thể bằng t – test, Anova hoặc Kruskal – Wallis thông qua phần mềm SPSS 16.0.

3.1.2 Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu này theo quy trình và các bƣớc nhƣ sau:

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết

• Lý thuyết hành vi của ngƣời tiêu dùng • Lý thuyết hành động hợp lý (TRA) • Mơ hình hành vi có dự định (TPB)

• Mơ hình chấp nhận cơng nghệ mở rộng (Extended

TAM)

• Mơ hình và thang đo Mohammed và cơng sự •

Nghiên cứu định tính

Kết luận và kiến nghị Nghiên cứu định lƣợng

n = 202

• Thảo luận tay đơi (n = 10) • Khảo sát thử (n = 10) Vấn đề nghiên cứu

Thang đo nháp

• Phân tích Cronbach’s Alpha • Phân tích nhân tố khám phá • Phân tích tƣơng quan • Phân tích hồi qui tuyến tính • T-test, Anova

Thang đo chính thức

Bước 1: Xây dựng thang đo

Vì mục đích của đề tài là phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến ý định sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ internet banking của khách hàng cá nhân trường hợp ngiên cứu , ngân hàng TMCP phương nam khu vực TPHCM (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)