Thực trạng chống chuyển giá ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những khó khăn thách thức trong chống chuyển giá tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở bình dương (Trang 28 - 30)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.2 Thực trạng chống chuyển giá ở Việt Nam

2.2.1 Trong lĩnh vực chính sách

Nếu các nước đã có quy định hành vi chuyển giá là hành vi vi phạm pháp luật từ rất lâu thì cho đến nay, các văn bản pháp luật của Việt Nam vẫn chưa có văn bản ghi nhận hành vi chuyển giá là vi phạm pháp luật. Quá trình chống chuyển giá tại Việt Nam hiện chỉ giới hạn theo các quy định tại Thông tư 66/2010/TT-BTC ngày 22/4/2010 hướng dẫn xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết; Đến năm 2017, Chính phủ ban hành Nghị định 20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 và Thông tư số 41/2017/TT-BTC ngày 28/04/2017 quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Như vậy, tính đến thời điểm hiện nay, các quy định về hành vi chuyển giá vẫn chỉ giới hạn trong các văn bản dưới Luật và Việt Nam hiện vẫn chưa có Luật chống chuyển giá. Điều này gây nên bất cập trong việc quy định rõ hành vi vi phạm pháp luật, dẫn đến công tác thanh tra chống chuyển giá gặp khó khăn trong vấn đề xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế, việc xác

29 Tổng cục Thuế (2013), Tài liệu Họp chuyên đề về Quản lý thuế đối với doanh nghiệp có phát

định mức truy thu thuế và xử phạt thiếu căn cứ pháp lý là trở ngại rất lớn cho cơ quan quản lý thuế.

2.2.2 Về tổ chức bộ máy:

Trong nhiều năm, cơ quan quản lý thuế chưa thể áp dụng nhiều biện pháp thanh tra chống chuyển giá mà chỉ dừng ở việc kiểm tra kê khai trong quy trình tự khai, tự nộp của các doanh nghiệp. Qua đó, cơ quan thuế chỉ có hình thực cao nhất là vận động, giải thích để doanh nghiệp tự điều chỉnh kê khai, xác định lại các khoản giảm lỗ đối với các doanh nghiệp có hành vi chuyển giá, đồng thời chỉ xử phạt hình thức kê khai sai theo quy định tại Thông tư số 166/2013/TT-BTC quy định các mức xử phạt về thuế. Đến năm 2016, trước tình trạng chuyển giá của FDI ngày càng có dấu hiệu rõ và mức độ số doanh nghiệp lỗ nhiều tăng tăng lên, Tổng Cục Thuế đã quyết định thành lập bộ phận chuyên trách thanh tra chống chuyển giá gồm Phòng Thanh tra Giá chuyển nhượng tại Vụ Thanh tra Tổng Cục Thuế, 4 phòng Thanh tra giá tại 4 Cục Thuế lớn gồm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương30. Việc thành lập bộ phận chuyên trách chống chuyển giá khẳng định rõ quyết tâm chống chuyển giá và tạo điều kiện tốt nhất cho công tác thanh tra chống chuyển giá đạt hiệu quả cao. Tổng Cục Thuế cũng tạo điều kiện cho các thanh tra viên thuộc biên chế bộ phận này tham gia nhiều đợt học tập, tập huấn thêm các kỹ năng về chuyên môn, ngoại ngữ đồng thời học hỏi kinh nghiệm chống chuyển giá tại các nước trong khu vực.

2.2.3 Tổ chức thực hiện chống chuyển giá ở Việt Nam

Hiện nay, công tác chống chuyển giá tại Việt Nam do bộ phận chuyên trách đảm nhiệm, bước đầu đã triển khai tại cấp Trung ương từ Tổng Cục Thuế đến cấp địa phương tại các Cục Thuế có số lượng doanh nghiệp FDI lớn. Vấn đề nan giải mà các cuộc thanh tra chống chuyển giá gặp phải bên cạnh việc chưa có các quy định trong Luật thuế về hành vi chuyển giá chính là việc khơng thể tìm điểm chung so sánh giá giữa cơ quan thuế và các doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Do sự khác biệt về thể chế và nguồn lực, Việt Nam bị hạn chế trong việc mua thơng tin về các doanh nghiệp và tập đồn đa quốc gia từ các công ty chuyên cung cấp các thơng tin tài chính, do đó gây hạn chế trong việc chống chuyển giá và hình thành cơ sở giá, dẫn đến việc ấn

định thuế là chủ yếu trong quá trình thực hiện. Nhược điểm của việc ấn định thuế đối với doanh nghiệp chuyển giá chính là thiếu cơ sở pháp lý, gây bất lợi cho cơ quan quản lý trong việc chống thất thu thuế và khó kiểm sốt hành vi của cán bộ thực hiện.

2.2.4 Kết quả chống chuyển giá ở Việt Nam

Công tác thanh tra kiểm tra năm 2016 được xem là một trong những nhiệm vụ được ngành Thuế đặc biệt quan tâm và chú trọng. Năm 2016, toàn ngành thanh tra, kiểm tra được 84.472 doanh nghiệp với tổng số thuế tăng thu qua thanh tra, kiểm tra là 17.164 tỷ đồng; số tiền thuế nộp vào ngân sách là 11.907 tỷ đồng. Riêng thanh tra chống chuyển giá đã thực hiện đối với 329 doanh nghiệp truy thu, truy hoàn và phạt 607,52 tỷ đồng, giảm lỗ 5.162,21 tỷ đồng; Cơ quan thuế đã chuyển sang cơ quan công an hồ sơ của 2.776 vụ việc; cơ quan Cơng an đã xử lý hình sự 23 vụ, kiến nghị thu thu hồi 1.159 tỷ đồng, bắt giữ, tạm giữ 20 đối tượng có dấu hiệu trốn thuế, vi phạm pháp luật về thuế, chiếm đoạt tiền hoàn thuế. Các Cục Thuế thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra như: Hà Nội, TP.HCM, Đồng Nai, Lâm Đồng, Thanh Hố, Thái Bình, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Khánh Hồ, An Giang, Vĩnh Phúc, Bà Rịa Vũng Tàu, Gia Lai, Hà Tĩnh, Kiên Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Phú Yên...31

Qua quá trình thanh tra chống chuyển giá đúc kết những vấn đề sai phạm bao gồm các doanh nghiệp có giao dịch liên kết, nhưng không kê khai giao dịch liên kết theo quy định (không kê khai nộp phụ lục 01, hồ sơ xác định giá thị trường . v.v). các doanh nghiệp có giao dịch liên kết có kê khai giao dịch liên kết theo quy định, nhưng không chứng minh được giá giao dịch theo giá thị trường, hoặc lựa chọn phương pháp xác định giá thị trường (5 phương pháp trong Thông tư 66) không phù hợp.

Do vậy, khi thực hiện cần phải thu thập thơng tin về Hình thức liên kết, Thơng tin giao dịch liên kết; phân tích rủi ro các chỉ tiêu tổng quan như: Lịch sử hình thành và phát triển, Sơ đồ mối quan hệ liên kết, Các phân đoạn thị trường, Xu thế phát triển, quan hệ liên kết hữu cơ, liên kết trọng yếu...để lựa chọn phương pháp xác định giá thị trường đối với sản phẩm chuyển giao trong giao dịch liên kết phù hợp nhất đối với từng doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những khó khăn thách thức trong chống chuyển giá tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở bình dương (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)