KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những khó khăn thách thức trong chống chuyển giá tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở bình dương (Trang 43 - 48)

4.1 Kết luận

Sự thay đổi cơ cấu kinh tế diễn ra nhanh và toàn diện trên nhiều mặt là điều kiện thuận lợi cho phát triển tăng các khoản huy động ngân sách, đồng thời cũng mở ra nhiều thách thức cho quá trình quản lý, nhất là lĩnh vực tài chính-thuế, trong đó Bình Dương cũng trở thành tiêu điểm cho hiện tượng chuyển giá của doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Quá trình quản lý thuế cũng vì thế diễn biến phức tạp hơn, địi hỏi tầm nhìn rộng và sâu hơn trong quản lý, đặt ra bên cạnh các mục tiêu quản lý thuế đơn thuần trước đây nhưng mắc xích mới hơn, phải có chiến lược thích ứng hơn trong thời kỳ hội nhập kinh tế tồn cầu.

Trong khn khổ nghiên cứu ”Những khó khăn, thách thức trong việc chống chuyển giá tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi ở Bình Dương” , đưa ra các khái niệm về chuyển giá và chống chuyển giá, qua đó khảo sát thực trạng cơng tác chống chuyển giá và phân tích năng lực cán bộ, phân tích tình huống điển hình cụ thể tại cuộc thanh tra chống chuyển giá đối với Công ty TNHH ABCST, phân tích các cơ hội và thách thức đối với cơ quan quản lý thuế trong lĩnh vực chống chuyển giá đang đối mặt nhiều thử thách, từ đó đề xuất các khuyến nghị chính sách xuất phát từ thực tiễn đã và đang diễn ra tại Cục Thuế Bình Dương, với mong muốn được học hỏi, trải nghiệm và đóng góp vào q trình thực tế làm việc, đóng góp vào việc định hướng quản lý thuế, tạo sự bình đẳng trong quản lý thuế và huy động ngân sách đối với các loại hình doanh nghiệp, chống thất thu ngân sách, hạn chế tận thu để tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp dân doanh trong nước, giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu và các nhà đầu tư FDI.

4.2 Khuyến nghị chính sách

4.2.1 Nhóm giải pháp chính sách

Thứ nhất, cần quy định rõ chuyển giá là hành vi vi phạm pháp luật trong Luật quản lý thuế, bổ sung quy định riêng đối với trường hợp chuyển giá trong Luật xử phạt vi phạm hành chính theo hướng tăng mức độ mạnh hơn, mang tính răn đe hơn. Mức độ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế đối với các trường hợp

chuyển giá còn quá nhẹ, quy định chung với các hành vi vi phạm khác về thuế (quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13, được Bộ Tài chính hướng dẫn tại Thơng tư số 166/2013/TT-BTC) chỉ xử phạt kê khai sai (20%) và phạt chậm nộp (0,05%/1 ngày chậm nộp). Đề nghị bổ sung quy định hình thức xử phạt riêng, nghiêm khắc hơn đối với trường hợp này để răn đe và tạo mơi trường đầu tư bình đẳng hơn cho tất cả các doanh nghiệp FDI cũng như doanh nghiệp trong nước.

Thứ hai, sửa đổi Luật thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng thu hẹp các ưu đãi thuế. Cần thu hẹp các ưu đãi thuế vì chênh lệch thuế thu nhập doanh nghiệp giữa các quốc gia, chênh lệch thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp trong một quốc gia do áp dụng thuế suất ưu đãi và các ưu đãi khác như miễn, giảm thuế là tiền đề để các doanh nghiệp thực hiện hành vi chuyển giá. Hiện tại thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam mức 20% vẫn còn cao hơn thiên đường thuế như Singapore, Britan .... chỉ 17% đến 0%. Điều đó làm tăng yếu tố lợi dụng thuế suất để chuyển giá, tối đa hóa lợi nhuận các cơng ty mẹ tại các quốc gia thiên đường thuế.

Thứ ba, bổ sung Luật thuế GTGT đối với các trường hợp vi phạm chuyển giá. Đề nghị bổ sung quy định việc điều chỉnh doanh thu khi tính thuế TNDN theo Thơng tư số 66/2010/TT-BTC làm cơ sở điều chỉnh cả doanh thu tính thuế GTGT.

4.2.2 Nhóm nâng cao năng lực thanh tra chống chuyển giá

Thứ nhất, tăng cường kết nối hợp tác quốc tế. Các khó khăn cơ bản nhất trong đấu tranh chống chuyển giá đều xuất phát từ việc thiếu thông tin so sánh công khai để cơ quan thuế và doanh nghiệp cùng sử dụng, chính vì vậy phải áp đặt trên cơ sở dữ liệu thực tế để so sánh. Điều này thật sự là không hợp lý bởi mơ hình hoạt động mỗi doanh nghiệp là khác nhau, dù cùng ngành nghề, cùng quy mô vốn, quy mô lao động....tuy nhiên thực chất chỉ cần có chút khác biệt về thị trường tiêu thụ, về công nghệ sản xuất, chi phí nghiên cứu phát triển khác nhau..... thì cũng dẫn đến việc so sánh đã bị khập khiễng. Và sự so sánh nếu có chút khập khiễng thì đều dễ va vấp, khi đó cán bộ thanh tra thuế sẽ rất mong manh trong cuộc chiến chống chuyển giá bởi vì các căn cứ pháp lý đều khơng có khả năng bảo vệ họ. Cần thiết áp dụng cơ chế trao đổi và mua lại các thơng tin giao dịch tài chính từ các tổ chức quản lý thơng tin tài chính quốc tế đáng tin cậy như các quốc gia khác đang thực hiện.

Thứ hai, bổ sung quyền hạn và nghĩa vụ của cơ quan Thuế vào Luật Tổ chức điều tra hình sự. Quy định về quyền điều tra, mở rộng phạm vi điều tra cho cơ quan thuế. Cơ quan Thuế là cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, việc giao cho cơ quan này thẩm quyền điều tra ban đầu góp phần giảm tải ở các cơ quan điều tra chuyên trách.

Thứ ba, bồi dưỡng năng lực cán bộ. Nâng cao kỹ năng thanh tra, khuyến khích cán bộ thanh tra tự học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ, có cơ chế khen thưởng, trích thưởng để tăng thu nhập chính đáng, tạo cơ hội thăng tiến làm động cơ. Trước đây, quy định trích thưởng 50% số tiền phạt vi phạm về thuế cũng là động cơ khuyến khích để thanh tra thuế làm việc và đấu tranh với doanh nghiệp chống thất thu thuế, tuy nhiên sau năm 2013, quy định này khơng cịn được thực hiện. Nếu vẫn thực hiện quy định trích thưởng sẽ góp phần nào cho cơng tác thanh tra hiệu quả hơn, có động lực tích cực, góp phần hạn chế các tiêu cực trong nguy cơ bắt tay doanh nghiệp, gây tổn thất đối với công tác thu ngân sách và cả về nhân lực nếu vi phạm bởi lẽ các thanh tra thuế trong chống chuyển giá là những nhân viên có kinh nghiệm thanh kiểm tra cũng như tuổi nghề, trình độ nghiệp vụ tốt.

4.3 Hạn chế của đề tài

Do thời gian nghiên cứu hạn hẹp, khả năng bản thân còn những hạn chế, đề tài chưa thể có điều kiện khảo sát hành vi của cán bộ thanh tra trong công tác chống chuyển giá cũng như đưa ra hết các phương pháp thanh tra chống chuyển giá đang áp dụng tại Bình Dương nhưng hy vọng đề tài đã có được những đóng góp cần thiết cho cơ sở hồn thiện các chính sách hỗ trợ công tác chống chuyển giá, góp phần hồn thiện hệ thống chính sách thuế, đáp ứng yêu cầu quản lý tài chính, quản lý kinh tế trong hội nhập và phát triển.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:

1. Bộ Tài chính (2005), Thơng tư Số 117/2005/TT-BTC ngày 19/12/2005 về Hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết.

2. Bộ Tài chính (2010), Thơng tư số 66/2010/TT-BTC ngày 22/4/2010 Hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết.

3. Chính Phủ (2017), Nghị định 20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính Phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.

4. Cục thuế Bình Dương (2016), Báo cáo tổng kết cơng tác thuế tại Cục Thuế Bình Dương giai đoạn 2012 – 2016.

5. Diego (2016) BEPS và việc triển khai ở các nước đang phát triển.

6. Đỗ Thiên Anh Tuấn, (2014), Chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI Việt Nam 7. Hướng dẫn xác định giá chuyển nhượng của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Liên hiệp quốc.

8. Lê Xuân Trường (2011), "Chống chuyển giá ở Việt Nam: Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và các điều kiện thực hiện", Tạp chí Tài chính, số 5, tr18-22).

9. Liên Hợp Quốc (2013), “Cẩm nang thực hành về chuyển giá cho các nước đang phát triển”.

10. Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp 09/2003//QHH 11 ngày 17/06/2003 11. Luật quản lý thuế số 78/2006/QHH 11 ngày 29/11/2006

12. Nhà xuất bản Tài chính (2017), Quản lý thuế đối với hoạt động giao dịch liên kết và chống chuyển giá, Tổng Cục Thuế - Tạp chí thuế nhà nước.

13. Nghị định 83/2013/NĐ-CP

14. Nghị định 20/2017/NĐ-CP ngày 24/2/2017

15. Nguyễn Quang Tiến, “Cơ quan Thuế đang phải đối đầu với sự phản kháng của doanh nghiệp chuyển giá”, http://www.baohaiquan.vn/Pages/Co-quan-Thue-dang- phai-doi-dau-voi-su-phan-khang-cua-DN-chuyen-gia.aspx.

16. Nguyễn Thị Hoánh (2016), Tài liệu tập huấn Thanh tra giá chuyển nhượng tại Tổng Cục Thuế.

18. Thông tư 66/2010/TT-BTC

19. Thông tư 41/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017

20. Tổng cục Thuế (2009) Quyết định Số 460/QĐ-TCT ngày 5/5/2009 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc ban hành quy trình thanh tra thuế.

21. Tổng cục Thuế (2014) Quyết định Số 74/QĐ-TCT ngày 27/01/2014 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc ban hành quy trình thanh tra thuế.

22. Tổng cục Thuế (2015) Quyết định Số 1404/QĐ-TCT ngày 28/7/2015 của Tổng

cục trưởng Tổng cục Thuế về việc ban hành quy trình thanh tra thuế.

23. Tổng cục Thuế (2015) Quyết định Số 1276/QĐ-TCT ngày 16/7/2015 của Tổng

cục trưởng Tổng cục Thuế về việc ban hành Quy chế giải quyết trước khi ký biên bản thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế đối với những trường hợp có khả năng khiếu nại.

24. Tổng cục Thuế (2013), Tài liệu Họp chuyên đề về Quản lý thuế đối với doanh nghiệp có phát sinh trong giao dịch liên kết giai đoạn 2013-2015.

25. Tổng cục Thuế, EU, OECD, WB (2013), Tài liệu xây dựng năng lực cho cán bộ thuế Việt Nam về giá chuyển nhượng (Chuyên đề 1, 2 và 3).

26. Tổng Cục Thuế (2017), Báo cáo hội nghị tổng kết chuyên đề thanh tra giá chuyển nhượng 2016.

27. Tổng Cục Thuế (2017), Báo cáo hội nghị tổng kết ngành thuế năm 2016.

Tài liệu nước ngoài:

28. Department of Economics & Social Affairs (2013), “Practical manual on transfer pricing for Developing Countries”, United Nations.

29. Grant Richardson & Grantley Taylor & Roman Lanis (2013), “Determinants of transfer pricing aggressiveness: Empirical evidence from australian firms”.

30. Jon Hills – Chairman, PKF International Tax Committee (2012), “Malaysia Tax Guide”.

31. NIS, “Determination of transfer pricing in multinational companies faculty of economics”, University of NIS, Serbia.

32. Yeni Mulyani (2010), “Factory influencing transfer pricing compliance: an indonesian perspective”, the University of New South Wales.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những khó khăn thách thức trong chống chuyển giá tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở bình dương (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)