Dấu hiệu nhận biết các ngân hàng thương mại có khả năng phá sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng phá sản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 28 - 29)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.3. Khả năng phá sản của ngân hàng thương mại

2.3.2. Dấu hiệu nhận biết các ngân hàng thương mại có khả năng phá sản

 Tỷ lệ nợ xấu tăng cao; tỷ lệ nợ xấu càng cao cho thấy ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng càng lớn (Delis, 2011). Vì vậy, tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu quan trọng dùng để đo lường rủi ro tín dụng của NHTM. Và khi rủi ro tín dụng càng lớn, khả năng khách hàng khơng trả được nợ cho ngân hàng cao, dẫn tới ngân hàng có khả năng mất vốn, sụt giảm doanh thu. Đồng thời, ngân hàng sẽ bị giảm thanh khoản dẫn đến mất khả năng thanh toán các khoản tiền gửi khi đến hạn, và ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng có khả năng phá sản.

 Ngân hàng mất khả năng chi trả; Ngân hàng có thể rơi vào tình trạng mất khả năng chi trả khi các khoản bên tài sản “có” hay khoản cho vay đa số là trung và dài hạn khơng thể thanh tốn ngay, trong khi đó các khoản tài sản “nợ” hay khoản huy động là ngắn hạn hay thậm chí là phải thanh toán ngay. Và khi xảy ra tình trạng trên, sẽ tạo hiệu ứng dây chuyền tác động đến tâm lý các khách hàng khác, từ đó khả năng phá sản của ngân hàng sẽ tăng cao.

 Lợi nhuận ngân hàng giảm sụt; Lợi nhuận ngân hàng giảm sụt liên tục qua các năm, số lỗ lũy kế lớn hơn nhiều so với tổng số vốn điều lệ thực có và các quỹ. Lợi nhuận của ngân hàng sụt giảm có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân: sự gia tăng của các khoản nợ xấu khiến ngân hàng phải tăng cường chi phí dự phịng, vì vậy sẽ làm giảm ROA, ROE; Không thu được nợ và lãi vay làm thu nhập lãi thuần suy giảm hoặc biến động lãi suất cũng làm cho thu nhập lãi thuần sụt giảm.

 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (Capital Adequacy Ratio – CAR) không đạt được theo quy định; Theo Basel tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thể hiện sự an toàn vốn và năng lực tài chính của ngân hàng. Tỷ lệ an tồn vốn tối thiếu được dùng để xác định năng lực của ngân hàng trong việc thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành. Đồng thời, tỷ lệ này thường được dùng để quy chuẩn cho các NHTM nhằm để bảo vệ các khách hàng gửi tiền trước rủi ro của ngân hàng và tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống tài chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng phá sản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)