Các yếu tố tác động đến khả năng phá sản của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng phá sản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 29 - 32)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.3. Khả năng phá sản của ngân hàng thương mại

2.3.3. Các yếu tố tác động đến khả năng phá sản của ngân hàng thương mại

2.3.3.1. Các yếu tố thuộc đặc điểm của ngân hàng

Quy mô ngân hàng; Quy mô ngân hàng thường được cho là khả năng của

ngân hàng ngân hàng chống lại và hấp thụ các rủi ro. Theo Boyd (1986), ngân hàng càng có quy mơ lớn thì thường ít bị rủi ro do có năng lực quản lý và và hiệu quả. Các ngân hàng lớn có khả năng đa dạng hóa trên các sản phẩm và quản lý rủi ro tốt hơn so với các ngân hàng nhỏ (Marcoa & Fernández, 2008). Các ngân hàng lớn có xu hướng đa dạng hóa danh mục đầu tư và thường đầu tư vào các tài sản rủi ro cao nhằm gia tăng lợi nhuận mà không làm tăng rủi ro do có lợi thế về đa dạng hóa. Nhờ vào khả năng đa dạng hóa rủi ro và cơ cấu quản lý hiệu quả, quy mô ngân hàng lớn có thể giảm thiểu các rủi ro có thể gây ra thua lỗ, từ đó giảm thiểu khả năng phá sản.

Tuy nhiên, một lý thuyết phổ biến hiện nay cho rằng các ngân hàng lớn có thể gặp nhiều rủi ro hơn trong các vần đề về rủi ro đạo đức (De Jonghe, 2010). Nghiên cứu của Yong Tana & Christos Florosb (2013) cũng chỉ ra quy mô ngân hàng tương quan đồng biến với khả năng phá sản tại ngân hàng.

Vốn hóa thị trường; Tỷ suất vốn hóa thị trường được xác định bằng tỷ lệ

Vốn chủ sở hữu trên Tổng tài sản. Tỷ lệ này thể hiện sức mạnh vốn, tỷ lệ này càng cao cho thấy ngân hàng có đủ vốn hoặc sẽ ít cần nguồn vốn bên ngồi để đáp ứng cho các hoạt động kinh doanh của mình. Trong nghiên cứu của Young Tana & Christos Florosb (2013) nghiên cứu về quan hệ giữa vốn, rủi ro và hiệu quả của các ngân hàng Trung Quốc cho quan hệ nghịch biến. Tức là tỷ lệ Vốn chủ sở hữu trên Tổng tài sản càng lớn thì rủi ro ngân hàng càng thấp.

Địn bẩy tài chính; Tỷ lệ địn bẩy được xác định bằng Vốn chủ sở hữu trên

tổng huy động của ngân hàng. Tỷ lệ đòn bẩy thể hiện tỷ trọng vốn chủ sở hữu so với tổng huy động qua đo cho thấy mức độ tuân thủ theo quy định của NHNN. Đồng thời, vốn chủ sở hữu như một khoảng đệm bảo vệ ngân hàng khi xảy ra những tình huống khó khăn. Vì khi một ngân hàng có mức huy động vốn cao sẽ phải chịu

hàng sẽ không đủ năng lực để vượt qua khủng hoảng. Theo nghiên cứu của Montgomery (2004), tỷ lệ đòn bẩy đồng biến với rủi ro ngân hàng, tuy nhiên khơng có ý nghĩa thống kê. Ngược lại, theo Jordan (2011) cho rằng tỷ lệ đòn bẩy đo bằng tỷ lệ vốn cấp 1 trên tổng tài sản sẽ có quan hệ nghịch biến với rủi ro, nghĩa là địn bẩy càng cao thì rủi ro càng thấp. Ngoài ra, Logan (2001) cũng cho kết quả nghiên cứu tương tự.

2.3.3.2. Các yếu tố thuộc rủi ro tài chính của ngân hàng

Rủi ro tín dụng; Khi rủi ro tín dụng xảy ra, ngân hàng khơng thu hồi được

gốc và lãi cho vay nhưng vẫn phải thanh toán gốc và lãi cho các khoản huy động và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng. Điều này làm cho ngân hàng gia tăng chi phí. Dẫn đến lợi nhuận ngân hàng giảm sút và tác động tiêu cực đến khả năng phá sản ngân hàng. Rủi ro tín dụng có thể đo lường bằng các chỉ tiêu: tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ dự phòng RRTD.

Rủi ro lãi suất; Rủi ro lãi suất sẽ làm tăng chi phí nguồn vốn ngân hàng khi

kỳ hạn giữa tài sản và nợ không cấn xứng với nhau. Rủi ro lãi suất sẽ làm giảm thu nhập lãi thuần của ngân hàng vì ngân hàng áp dụng lãi suất khác nhau trong quá trình huy động vốn và cho vay. Rủi ro lãi suất có thể đo lường bằng chỉ số: tỷ lệ thu nhập lãi thuần.

Tỷ lệ thu nhập lãi thuần là tỷ số quan trọng để đo lường khả năng sinh lời của ngân hàng. Tỷ lệ này thường được xác định bằng: (thu nhập lãi trừ chi phí lãi) trên Tổng tài sản bình quân. Kohler (2012) cho rằng các ngân hàng báo cáo lợi nhuận lãi thuần cao hơn thì ổn định hơn, tín dụng là mảng kinh doanh chính của ngân hàng thương mại, do đó khi thu nhập lãi thuần tăng lên thì lợi nhuận chung càng tăng, khả năng bù dắp rủi ro càng tăng nên giảm nguy cơ phá sản, tuy nhiên, điều này chỉ phù hợp với giả thiết rắng các ngân hàng có ít nhu cầu gia tăng rủi ro để đạt được lợi nhuận khi tỷ lệ này ở mức cao. Theo Logan (2001), tỷ lệ lãi thuần/tổng thu nhập đồng biến với khả năng phá sản. Sự phụ thuộc vào thu nhập lãi thuần làm gia tăng rủi ro ngân hàng tại năm đang xét, ngân hàng càng phụ thuộc

vào thu nhập lãi thuần thì càng chịu tác động của nền kinh tế, tính ổn định từ đó bị suy giảm.

Rủi ro thanh khoản; Khi ngân hàng gặp rủi ro tín dụng và rủi ro lãi suất, thu nhập ngân hàng sẽ giảm sút và đồng thời dẫn đến tình trạng thiếu hụt thanh khoản. Thiếu hụt thanh khoản là hiện tượng cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn về tài chính. Khi gặp tình trạng thiếu hụt thanh khoản, ngân hàng sẽ gặp áp lực các khoản tiền gửi cũ khi đến hạn. Đồng thời, ngân hàng cũng không thể huy động thêm các khoản tiền gửi mới. Ngân hàng sẽ bắt buộc huy động những nguồn vốn có chi phí cao hơn để đảm bảo thanh khoản, việc này sẽ dẫn đến gia tăng chi phí, làm giảm lợi nhuận ngân hàng và dẫn đến khả năng phá sản ngân hàng. Rủi ro thanh khoản có thể đo lường bằng chỉ tiêu: tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản.

Tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản (hay tổng tiển gửi) có thể đại diện cho thanh khoản của ngân hàng, đo lường mức độ phần trăm cho vay trên một đồng tài sản (Mansur & Zitz, 1993). Tỷ lệ này quá cao sẽ là chỉ báo vấn đề tiềm ẩn trong khả năng thanh toán của khách hàng khi đến hạn, do các ngân hàng đa phần cho vay trung và dài hạn trong khi tiền huy động đa phần là tiền gửi có kì hạn ngắn, từ đó, áp lực thanh tốn gốc lãi tiền huy động sẽ gia tăng khi các khoản tiền gửi đến hạn. Cũng theo Agusman (2008), tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản có mối quan hệ cùng chiều với khả năng phá sản, việc phát hành các khoản vay quá nhiều khiến lượng vốn lưu động trong ngân hàng và các khoản dự trữ thanh khoản bị giảm do thanh toán các nghĩa vụ ngắn hạn và các vấn đề bất ngờ phát sinh liên quan tới thanh khoản, từ đó làm tăng khả năng phá sản.

Theo nghiên cứu của Marcoa & Fernández (2008) được thực hiện ở các ngân hàng tại Tây Ban Nha, mối tương quan giữa khả năng phá sản và tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản có sự thay đổi tùy theo các nhóm ngân hàng. Với các ngân hàng thương mại lớn, tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản tác động cùng chiều so với khả năng phá sản. Tuy nhiên, với các ngân hàng tiết kiệm, tập trung vào cho vay nhỏ lẻ thì tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản tác động ngược chiều với khả năng phá sản. Altaee (2013) nghiên cứu về sự ổn định tại các ngân hàng thuộc 6 quốc gia thành viên khu vực Vùng

Vịnh. Nghiên cứu cho thấy khoản cho vay nhiều hơn, các ngân hàng ổn định hơn. Điều này có thể được hiểu là các ngân hàng này kinh doanh cho vay hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên biệt, sử dụng chính sách mở rộng khoản vay dẫn đến sự gia tăng thu nhập.

2.3.3.3. Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế; chỉ số tăng trường kinh tế GDP thể hiện tình trạng kinh tế của một nước. Khi nền kinh tế phát triển tốt sẽ giảm thiểu được các rủi ro trong kinh doanh, rủi ro thị trường dẫn đến các doanh nghiệp hoạt động tốt, hiệu quả, dẫn đến khả năng thanh toán nợ vay đúng hạn. Trong nghiên cứu của Chung- hua Shen & cộng sự (2009) cho thấy trong thời kỳ tăng trưởng thấp, các ngân hàng có xu hướng giảm dữ trữ thanh khoản và thực hiện cho vay nhiều hơn để gia tăng lợi nhuận, chính vì điều này đã tạo ra nhưng rủi ro tiềm ẩn, và dẫn đến nguy cơ phá sản ngân hàng. Cũng theo nghiên cứu của Diaconu & Oanea (2014), tăng trưởng GDP hằng năm có tương quan nghịch biến với khả năng phá sản ngân hàng.

Lạm phát; lạm phát tăng cao sẽ ảnh hưởng tới mọi góc độ của nền kinh tế,

trong đó có lĩnh vực tài chính – tiền tệ. Lạm phát làm giảm sức mua của đồng tiền qua đó sẽ làm ảnh hưởng tới các hoạt động của ngân hàng như huy động vốn , cho vay, đầu tư và các dịch vụ ngân hàng khác. Theo nghiên cứu của Davor Kunovac & Igor Ljubaj (2008) cho rằng lạm phát cao có tác động tiêu cực đến tính ổn định của ngân hàng . Ngoài ra, theo nghiên cứu của Diaconu & Oanea (2014), cũng cho rằng tỷ lệ lạm phát có tương quan nghịch biến với khả năng phá sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng phá sản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)