2.3.2.2 .Những mặt còn tồn tại
3.1. Đối với công tác xử lý nợ xấu
3.1.2.1. Quy trình cơ cấu nợ
Hiện nay, quy trình cơ cấu nợ đã áp dụng theo thông tư 02/2013/TT/NHNN ngày21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, hiện nay BLC vẫn xây dựng quy trình xử lý nợ theo quyết định 1627/QĐ/NHNN ngày 31/12/2001. Cụ thể:
- Cơ cấu nợ theo thời gian: theo nghị định 1627 thời gian gia hạn, cơ cấu nợ tối đa bằng ½ thời gian cho thuê theo Hợp đồng đã ký kết giữa các bên. Tuy nhiên, thực tế hiện tại các tài sản đã qua sử dụng nếu được bảo trì, bảo dưỡng tốt thì khả năng khai thác vẫn dài(theo khấu hao quy định của Bộ tài chính) cho nênviệc cơ cấu nợ cần phải phù hợp với tình trạng tài sản cũng như thời gian khấu hao đảm bảo cho khách hàng có một khoảng thời gian tương đối rộng đảm bảo tài sản khai thác và đem lại khoản lợi nhuận có thể trả nợ.
- Cơ cấu khoản nợ theo dịng tiền: đối với hoạt động CTTC thì việc theo dõi dịng tiền gặp rất nhiều khó khăn sở dĩ vấn đề này xảy ra là do Công ty CTTC khơng biết chính xác lúc nào tiền về tài khoảncủa khách hàng để thu nợ. Do vậy, việc cơ cấu nợ cho khách hàng nên uyển chuyển và phân bổ hợp lý đảm bảo khách hàng có thể thanh tốn được nợ.
3.1.2.2. Quy trình xử lý nợ
Cần xây dựng một quy trình xử lý nợ khoa học hơn, các biện pháp xử lý nợ phải quy định cụ thể từng trường hợp, hình thức áp dụng và quy trình thực hiện rõ ràng chủ động và đặc biệt là phải có hệ thống công nghệ thông tin trợ giúp.Cụ thể, trường hợp khách hàng không thanh tốn nợ sau khi đã làm văn bản thơng báo thì trong bao nhiêu ngày phải xử lý tài sản cho thuê (chuyển nợ xấu, thu hồi tài sản, gán xiết nợ….) và các biện pháp pháp lý cao hơn như khởi kiện, biện pháp tố tụng hình sự, biện pháp bán nợ hoặc yêu cầu phá sản…
Phân giao thẩm quyền xử lý nợ cụ thể bao gồm các nội dung: tổ chức nào xử lý nợ; quy trình bàn giao, tiếp nhận, phê duyệt hồ sơ xử lý nợ và báo cáo kết quả xử lý nợ.
3.1.2.3. Quy chế xử lý rủi ro
Xây dựng quy chế XLRR cho phù hợp hơn với hoạt động cho thuê tài chính, khơng nhất thiết phải cứng ngắc bởi bản chất của xử lý rủi ro là để làm sạch bảng cân đối kế toán nhưng trách nhiệm khoản nợ vẫn cịn đó. Chẳng hạn, theo quy định của Ngân hàng sau khi xử lý hết tài sản mới được xử lý rủi ro, tuy nhiên CTTClà cho thuê thiết bị để sản xuất, kinh doanh nếu thu hồi về bán thì gần như rất khó địi được khoản nợ cịn lại do doanh nghiệp khơng cịn tài sản để kinh doanh. Vì vậy, nếu phát hiện khoản nợ có dấu hiệu xấu nên mạnh dạn XLRR sau đó sẽ lập kế hoạch thu nợ, theo sát doanh nghiệp để đảm bảo kế hoạch thu hồi khoản nợ có kết quả cao nhất thay vì thu tài sản về bán.
3.1.3. Đa dạng hóa các giải pháp xử lý nợ xấu
- Có thể ký hợp đồng hợp tác với nhà cung ứng về việc thu lại tài sản thuê tài chính sử dụng khai thác không hiệu quả và nhà cung ứng hỗ trợ tìm kiếm đối tác khác thuê lài tài sản này.
- Đối với các khoản nợ xấu tồn đọng dây dưa kéo dài, khó có khả năng thu hồi trong ngắn hạn mà đặc biệt là các khoản nợ xấu còn tài sản nên bán khoản nợ này cho Công ty mua bán nợ, cho Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Việt Nam (VAMC).
3.1.4. Tăng cường kiểm tra giám sát đối với công tác xử lý nợ xấu
Đặc thù của cơng tác XLNX địi hỏi phải có sự kiên trì đeo bám của cả cán bộ trực tiếp thực hiện cũng như cấp lãnh đạo. Việc nắm bắt chính xác tiến độ và tình trạng của từng khoản nợ sẽ giúp BLC đưa ra các giải pháp hợp lý, kịp thời.
Ngoài ra, các khoản nợ xấu nên được phân nhóm theo giải pháp xử lý nợ như tiếp tục đôn đốc thu hồi nợ; cơ cấu nợ; thu hồi tài sản để cho thuê tiếp hoặc để bán phát mãi; khởi kiện khách hàng hoặc các giải pháp khác. Trong đó, việc đề xuất phương ánxử lý tối ưu nhất cho từng khoản nợ phải được lập thành báo cáo, trình lãnh đạo phịng và ban Tổng giám đốc phê duyệt. Sau đó, cấp lãnh đạo phải bám sát việc triển khai thực hiện theo phương án đã được chọn để đảm bảo công tác XLNX không bị buông lỏng.
Đối với các khoản nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý), mặc dù khơng thuộc nhóm nợ xấu nhưng tiềm ẩn trở thành nợ xấu của nhóm này rất cao. Vì vậy, nhóm nợ này phải được giám sát chặt chẽ và có phương án xử lý cụ thể ngay khi khách hàng có dấu hiệu chậm thanh toán nợ để tránh việc tràn nhóm nợ, đồng thời giảm chi phí trích DPRR cho nhóm nợ này.
3.1.5. Ngăn ngừa nợ xấu phát sinh tại BLC
Thực tiễn cuộc sống cũng như bài học kinh nghiệm về XLNX từ nhiều quốc gia cho thấy “phòng bệnh bao giờ cũng hơn chữa bệnh”. Đối với BLC thì việc ngăn ngừa nợ xấu phát sinh trong giai đoạn hiện nay lại càng có ý nghĩa quan trọng nhằm đảm kinh doanh có lãi, sớm khắc phục các khó khăn do vấn đề nợ xấu hiện nay. Các giải pháp đưa ra sau đây đòi hỏi phải được thực hiện một cách đồng bộ, nhất quán và triệt để trên mọi mặt hoạt động để mang lại hiệu quả cao nhất.
3.2. Tái cơ cấu hoạt động kinh doanh giai đoạn 2017-2020
Song song với việc tiếp tục XLNX tồn đọng thì việc tái cơ cấu hoạt động cho thuê tài chính là một yêu cầu tất yếu nhằm đảm bảo duy trì hoạt động và phát triển an tồn, có hiệu quả, tránh những phát sinh nợ xấu lặp lại của thời gian trước đây, đảm bảo tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ theo yêu cầu của NHNN, BLC nên tập trung vào một số giải pháp sau:
3.2.1. Đa dạng hóa hoạt động và sản phẩm cho thuê tài chính
Từ khi thành lập cho đến nay, BLC chủ yếu hoạt động với nghiệp vụ CTTC thông thường, điều này làm hạn chế năng lực cạnh tranh và gia tăng rủi ro. Tuy nhiên, việc đa dạng hóa nghiệp vụ của BLC cần phải được cân nhắc rất cẩn trọng dựa trên năng lực quản trị điều hành và quản trị rủi ro của BLC. Theo thực trạng hiện nay, thì trong ngắn hạn BLC chỉ nên tập trung chú trọng phát triển theo chiều sâu để nâng cao chất lượng hoạt động CTTC thông thường, là sản phẩm cốt lõi của BLC nói riêng và tất cả các Cơng ty CTTC nói chung. Việc phát triển theo chiều sâu được thực hiện bằng cách phát triển những gói sản phẩm phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng và loại hình tài sản CTTC khác nhau. Các gói sản phẩm CTTC là sự kết hợp đa dạng hóa về lãi suất áp dụng, tỷ lệ trả trước, tỷ lệ ký quỹ, giá chọn mua, phương thức thanh tốn... phù hợp với chính sách khách hàng mục tiêu và định hướng quản trị danh mục cho thuê của BLC trong từng thời kỳ.
Riêng việc phát triển hoạt động theo chiều rộng, BLC cần phải có kế hoạch và lộ trình rõ ràng và chỉ nên triển khai các nghiệp vụ có tính khả thi cao, có hiệu quả và BLC có khả năng quản trị tốt như:
- Dịch vụ ủy thác CTTC: BLC có thể đẩy mạnh hợp tác với các chi nhánh khác của BIDV hoặc các tổ chức tài chính, bảo hiểm, quỹ đầu tư… để nhận ủy thác CTTC đối với các khoản cho thuê lớn và khả thi.
- CTTC hợp vốn: có thể tham gia các dự án lớn thơng qua hình thức CTTC hợp vốn với các Công ty CTTC trên địa bàn và các chi nhánh BIDV để giảm thiểu rủi ro.
- Cho vay vốn lưu động đối với các doanh nghiệp thuê tài chính: Nghiệp vụ này có thể giúp BLC đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn cho khách hàng, tăng khả năng thu hút khách hàng và cũng có thể mang lại hiệu quả cao nếu BLC đảm bảo được chất lượng thẩm định và quản trị tốt rủi ro. Về cơ bản, đây vẫn nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn nên BLC hồn tồn có thể có sự chuẩn bị trước về cơ sở vật chất kỹ thuật và nhân sự để có thể sớm đưa vào triển khai.
- Bán các khoản phải thu: Đây là nghiệp vụ mang tính kỹ thuật giúp các cơng ty CTTC giải quyết bài toán vốn đầu vào. BLC có thể bán các khoản phải thu để bổ sung nguồn vốn đầu vào khi cần thiết.
- Cho thuê vận hành: thực tế từ sau khi NHNN ban hành quy chế tạm thời về cho thuê vận hành (quyết định 731/2004/QĐ-NHNN ngày 15/06/2004) cho đến nay vẫn chưa có nhiều Cơng ty CTTC triển khai hoạt động này. Trong khi các nước trên thế giới như Hàn Quốc, Nhật bản ….áp dụng phổ biến và nghiệp vụ này mang lại hiệu quảcao.
3.2.2. Đa dạng hóa nguồn huy động vốn
Để giảm dần sự phụ thuộc về nguồn vốn hoạt động của BIDV, BLC cũng cần tiến hành đa dạng hóa nguồn vốn đầu vào thông quaphát hành trái phiếu trên thị trường, huy động vốn bằng kỳ phiếu, tìm kiếm nguồn vốn ủy thác từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước, liên kết mua trả chậm từ các nhà cung cấp tài sản, nghiên cứu thêm về khả năng cũng nhưng hiệu quả của nghiệp vụ bán các khoản phải thu.
Việc đa dạng hóa nguồn vốn nếu thực hiện tốt sẽ vừa giúp tăng tính chủ động của BLC, vừa giảm chi phí vốn đầu vào giúp tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh.
3.2.3. Chuyển đổi hình thức sở hữu
Đây được xem là kế hoạch then chốt và là xu thế tất yếu giúp cho hoạt động CTTC hoạt động hiệu quả hơn trong thời gian tới, phù hợp với lộ trình cổ phần hóa, tái cơ cấu lại các cơng ty trực thuộc BIDV và lộ trình tài cơ cấu các Tổ chức tín dụng hoạt động khơng hiệu quả của Ngân hàng nhà nước.
Có thể thấy sự tham gia của các đối tác chiến lược, các tập đoàn tài chính có năng lực về tài chính, có cơng nghệ quản lý tiên tiến, có kinh nghiệm về hoạt động CTTC hoặc các đối tác là các nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển có tên tuổi trong và ngoài nước là một lợi thế rất lớn cho hoạt động CTTCtrong tương lai. Ngoài ra, với việc tham gia của đối tác sẽ mang lại nhiều lợi ích cho BIDV, BLC và hệ thống TCTD Việt Nam, cụ thể:
- Thu hút được nguồn lực tài chính mới từ Nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, tăng năng lực tài chính cho BLC khi tăng được vốn điều lệ;
- Mang lại thặng dư lớn cho BIDV thông qua việc chuyển nhượng vốn cho đối tác;
- Tiếp thu được nhiều kinh nghiệm/bài học từ phát triển các sản phẩm tài chính mới đã thành cơng ở các thị trường tương tự và phát triển hơn;
- Bổ sung được sản phẩm phù hợp với phân khúc khách hàng chưa đáp ứng yêu cầu của Ngân hàng Thương mại nói chung và BIDV nói riêng;
- BIDV sẽ tiếp tục phát triển lĩnh vực CTTC và sẽ tăng khả năng cung ứng được sản phẩm trọn gói cho khách hàng;
- Mơ hình kinh doanh có nhiều ưu điểm (rủi ro thấp hơn khi tham gia vào chuỗi cung cấp hàng hóa của các nhà sản xuất quốc tế; thuận lợi trong việc cung cấp các dịch vụ gia tăng liên quan đến tài sản cho thuê; thuận lợi khi cần xử lý tài sản thu hồi nợ; giảm được áp lực về vốn kinh doanh khi có thể thỏa thuận trả chậm hoặc cung cấp tín dụng gián tiếp qua Nhà sản xuất/Nhà cung cấp,…), có khả năng cạnh tranh cao so với mơ hình CTTCtrước đây.
- Góp phần cải thiện năng lực tài chính cho BLC, hỗ trợ BLC có nguồn thu mới để duy trì bộ máy, xử lý nợ tồn đọng cũ.
- Tăng thương hiệu và uy tín cho BIDV khi là ngân hàng đầu tiên triển khai mơ hình kinh doanh này.
Gần đây, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận chủ trương hợp tác với Nhà Đầu tư nước ngoài để tái cấu trúc công ty theo phương án BIDV sẽ chuyển nhượng 49% vốn góp tại BLC cho đối tác nước ngoài.Cụ thể là Ngân hàng Sumitomo Mitsui Trust Bank, Ltd (SMTB) - Nhật Bản là ngân hàng tín thác lớn nhất Nhật Bản, nhà đầu tư chiến lược tiềm năng của BIDV và đã có lịch sử quan hệ lâu dài với BIDV.
SumiTB có thế mạnh trong các hoạt động gồm: kinh doanh bất động sản (môi giới bất động sản, quản lý đầu tư bất động sản, cho vay mua nhà); quản lý tài sản và các dịch vụ hỗ trợ (hoạt động đầu tư tại các quỹ đầu tư, quỹ hưu trí) và kinh doanh ngân hàng (tiền gửi, tín dụng doanh nghiệp, chứng khốn, cho vay mua nhà. Riêng
về mảng Quản lý tài sản và kinh doanh BĐS: SMTB được đánh giá là ngân hàng số 1 của Nhật. SMTB có mạng lưới hoạt động khá rộng với 153 chi nhánh tại Nhật Bản và 10 chi nhánh, VPĐD tại nước ngồi.
SMTB có kinh nghiệm kinh doanh CTTC thông qua đơn vị thành viên là Sumitomo Mitsui Trust Panasonic Finance Company (Công ty liên doanh với Panasonic do SumiTB sở hữu 84,5% vốn điều lệ) là Công ty cho thuê lớn thứ 10 tại Nhật bản, có mạng lưới hoạt động quốc tế thông đơn vị thành viên tại khu vực Đông Nam Á (Singapore). Đây là doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, lợi nhuận của SMTB được duy trì và gia tăng qua các năm, ROE bình quân khoảng 8%/năm.
Ngày 29/04/2016, trên cơ sở chấp thuận chủ trương của NHNN, BIDV đã ký hợp đồng/thỏa thuận với đối tác về chuyển nhượng vốn góp và hợp tác phát triển kinh doanh Cho thuê tài chính. Tuy nhiên, để việc hợp tác kinh doanh có hiệu quả cao Cơng ty cần xây dựng một số mục tiêu cơ bản như sau:
3.2.3.1. Mục tiêu tăng trưởng
- Giai đoạn 5 năm đầu từ 2017-2020: thâm nhập thị trường và phát triển
từng bước ổn định vững chắc, tăng trưởng dư nợ mới ở mức phù hợp, đến 2020: quy mô dư nợ đạt hơn 5.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu <3%;
- Giai đoạn 5 năm sau 2021-2025: phát triển quy mô hoạt động với tốc độ dư
nợ tăng trưởng bình quân 17,3%, đến 2025: tổng dư nợ trên 10.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu <3%;
3.2.3.2. Sản phẩm/khách hàng mục tiêu
- Sản phẩm: CTTCvà cho thuê vận hành;
- Khách hàng mục tiêu: Doanh nghiệp vừa và nhỏ và cá nhân;
-Tài sản cho thuê mục tiêu: ô tô, máy móc thiết bị thuộc các lĩnh vực văn phịng, thi cơng xây lắp;
3.2.3.3. Cơ chế triển khai
- Thực hiện mơ hình bán chéo sản phẩm thông qua hệ thống mạng lưới của BIDV: BLC sẽ tiếp cận với các khách hàng của BIDV có nhu cầu thuê mua tài chính thơng qua các chi nhánh, điểm giao dịch của BIDV.
- Thực hiện mơ hình bán chéo sản phẩm thông qua hệ thống các Nhà cung cấp có thương hiệu
Trên cơ sở giới thiệu của SMTB, BLC sẽ làm việc với hệ thống các Nhà cung cấp Nhật Bản hàng đầu về ô tô và MMTB. Thông qua hệ thống mạng lưới bán hàng của các Nhà cung cấp này, BLC sẽ tiếp cận với Khách hàng để giới thiệu và cung cấp sản phẩm CTTCcho khách hàng.
Ngồi ra, thơng qua Hợp đồng với các Nhà cung cấp Nhật Bản, BLC sẽ mua được các tài sản cho thuê với giá cạnh tranh hợp lý, đảm bảo chất lượng, đi kèm với các sản phẩm dịch vụ hậu mãi góp phần tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm của Công ty.
b) Cho thuê vận hành:
Tập trung vào tài sản là ô tô, bước đầu triển khai đối với các Công ty con, Cơng ty liên kết của BIDV có nhu cầu.
3.2.3.4. Cải thiện chất lượng dịch vụ cho thuê tài chính