2.3.2.2 .Những mặt còn tồn tại
3.2. Tái cơ cấu hoạt động kinh doanh giai đoạn 2017-2020
3.2.3.7. Tận thu nợ ngoại bảng
Tập trung làm sạch bảng tổng kết tài sản thông qua việc xử lý cơ bản các khoản nợ xấu, tận thu hồi tối đa các khoản nợ đã hạch toán ngoại bảng để tăng năng lực tài chính của Cơng ty.
3.2.3.8. Nâng cao chất lượng hoạt động cho thuê tài chính a) Chuyên nghiệp hóa chức năng bán hàng
Thực tế hoạt động nhiều năm qua cho thấy, khách hàng của BLC chủ yếu là nguồn khách hàng do nhà cung cấp giới thiệu, do khách hàng tự tìm đến hoặc nguồn khách hàng từ các mối quan hệ cá nhân. Việc bán hàng thụ động như vậy làm hạn chế khả năng sàng lọc khách hàng, dẫn đến chất lượng các khoản cho thuê chưa tốt. Vì vậy, trong thời gian tới BLC cần đẩy mạnh cơng tác tìm kiếm khách hàng một cách chủ động hơn bằng cách xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu, khu vực thị trường và ngành nghề tiềm năng để chủ động tiếp cận; đồng thời tăng cường hợp tác chặt chẽ với SMTB và Chi nhánh BIDV để mở rộng cơ sở khách hàng vì thực tế cho thấy đa số các khách hàng từ nguồn này đều là khách hàng có uy tín tốt. Ngoài ra, BLC cũng cần chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu, quảng bá hình ảnh cơng ty thơng qua các truyền thông nhằm giới thiệu dịch vụ CTTC rộng rãi đến các doanh nghiệp và công chúng.
b) Xây dựng chính sách và khung điều kiện cho thuê
Phối hợp với SMTB xây dựng chính sách cho thuê càng rõ ràng, khung điều kiện cho thuê càng chi tiết sẽ giúp BLC đáp ứng tốt hơn nhu cầu thuê của khách hàng, hạn chế được rủi ro chủ quan trong quá trình thẩm định đồng thời quản lý được danh mục cho thuê.
Khung điều kiện cho thuê cần được nghiên cứu, ban hành, điều chỉnh thường xuyên phù hợp với chính sách cho thuê của BLC và tình hình biến động của nền kinh tế trong từng thời kỳ. BLC có thể xây dựng khung điều kiện cho thuê dựa trên sự kết hợp của nhiều yếu tố như chính sách cấp tín dụng, tình hình nguồn vốn, tình
hình lãi suất và sự cạnh tranh trên thị trường.
c) Nâng cao chất lượng công tác thẩm định
Chất lượng các khoản CTTC phụ thuộc rất lớn vào khâu thẩm định trước khi ra quyết định cho thuê. Tính tuân thủ các quy định và quy trình cho thuê phải đặt lên trên hết và nội dung thẩm định cần phải đánh giá một cách toàn diện mọi yếu tố thuận lợi cũng như rủi ro phát sinh trong quá trình phê duyệt cho thuê.
d) Xây dựng mơ hình nhận dạng và quy trình cảnh báo sớm rủi ro tín dụng
Các bước thực hiện như sau:
- Giám sát liên tục do cán bộ quan hệ khách hàng thực hiện - Rà sốt các khoản vay theo lịch trình
- Kiểm tra, kiểm sốt từ bên ngồi
- Phát hiện các dấu hiệu cảnh báo nợ xấu:
+ Dấu hiệu về tình hình tài chính của khách hàng vay thơng qua các số liệu trên bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ và tình hình thanh tốn cơng nợ của khách hàng, giảm các khoản phải trả và tăng các khoản phải thu, các hệ số thanh toán phát triển theo chiều hướng xấu, sử dụng nhiều các khoản tài trợ ngắn hạn cho các hoạt động phát triển dài hạn…
+ Dấu hiệu về hoạt động tập trung vào các bất ổn trong sản xuất, tình hình luân chuyển hàng tồn kho, quan hệ với các nhà cung cấp, nhà phân phối và khách hàng…
+ Dấu hiệu về hệ thống quản lý thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau trong hành vi quản lý, thay đổi thường xuyên cơ cấu của hệ thống quản trị hoặc ban điều hành, hệ thống điều hành ln bất đồng vì mục đích, quản trị, điều hành độc đốn hoặc quá phân tán, chiến lược được hoạch định bởi HĐQT hoặc giám đốc điều hành ít hay khơng có kinh nghiệm, thuyên chuyển nhân viên diễn ra thường xuyên…
+ Dấu hiệu cảnh báo có liên quan đến giao dịch ngân hàng tập trung ở những biểu hiện bất thường trong quan hệ với các TCTD như giảm số dư tiền gửi, nhu cầu vay nợ tăng, việc thanh tốn các khoản nợ cũ có dấu hiệu chậm trễ …
- Báo cáo các khoản vay có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ, xây dựng phương án giảm thiểu rủi ro.
e) Tăng cường chất lượng hoạt động tác nghiệp, giám sát sau cho thuê và quản lý tài sản cho thuê
Các khâu tác nghiệp sau khi khoản CTTC được phê duyệt cần phải được tuân thủ nghiêm ngặt theo quy trình. Trong đó cần đặc biệt lưu ý đến trình tự mua bán, bàn giao tài sản cho thuê; giải ngân tiền CTTC; hồn thiện và đảm bảo tính chặt chẽ hồ sơ cho thuê; thực hiện các thủ tục đăng ký hợp đồng CTTC với Trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm của Bộ tư pháp theo đúng quy định.
Việc giám sát chặt chẽ tình hình hoạt động và trả nợ của khách hàng cần phải được quan tâm đặc biệt. Quy trình cho thuê phải quy định chặt chẽ hơn việc định kỳ cập nhật thông tin và thực hiện các báo cáo đánh giá tình hình hoạt động của khách hàng để phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro. Đặc biệt đối với các khoản nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) cần phải sát sao đơn đốc thu nợ khách hàng và có giải pháp xử lý kịp thời ngay khi khoản cho thuê mới bắt đầu có dấu hiệu rủi ro.
Cơng tác kiểm tra, quản lý tài sản cho thuê phải được thực hiện thường xuyên, hạn chế tối đa việc ký khống các biên bản kiểm tra để đối phó mà khơng tiến hành kiểm tra thực tế. Việc kiểm tra tài sản cần phải được thực hiện một cách cẩn trọng, có ảnh chụp tài sản và ghi chú kỹ các đặc điểm nhận biết tài sản như biển số đăng ký, số seri,đặc biệt cần tuân thủ quy định đính ký hiệu chủ sở hữu của BLC lên tài sản thuê để hạn chế việc tài sản cho thuê bị nhầm lẫn, bị đánh tráo.
BLC nên tận dụng những phương pháp quản lý tài sản tiên tiến từ SMTB đã và đang áp dụng như: gắn thiết bị định vị theo dõi vị trí, hành trình di chuyển của tài sản thuê để có biện pháp xử lý kịp thời khi cần thiết.
BLC cần nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ để hạn chế tối thiểu các sai sót phát sinh trong q trình tác nghiệp, góp phần phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro trong mọi mặt hoạt động. Ngồi việc kiểm tra, phát hiện thì cơng tác giám sát để khắc phục sau kiểm tra cần phải được thực hiện quyết liệt để giải quyết triệt để những sai phạm, tránh dây dưa, kéo dài.
f) Tăng cường quản trị rủi tín dụng
Ngồi việc rà sốt rủi ro độc lập đối với các khoản cho thuê riêng lẻ, việc quản trị RRTD phải được thực hiện một cách toàn diện, xuyên suốt mọi hoạt động. BLC cần đánh giá toàn diện những RRTD có thể có để xây dựng chiến lược quản trị RRTD phù hợp. Chiến lược quản trị rủi ro này cần tập trung vào quản trị danh mục cho thuê để tránh việc cho thuê quá tập trung và một loại hình danh nghiệp, ngành nghề hoặc loại tài sản nhất định. Chính sách quản trị RRTD cần xem xét điều chỉnh theo từng thời kỳ và phải được truyền đạt tới toàn thể cán bộ BLC, đặc biệt là cán bộ làm công tác khách hàng để đảm bảo phát triển theo đúng định hướng đã đề ra. DPRR cần phải được tính trích đầy đủ theo quy định để đảm bảo sự phát triển an tồn, ổn định. Trong đó, dự phịng cụ thể cần căn cứ trên kết quả định giá lại các tài sản cho thuê tương ứng nhằm đảm bảo tính đúng, tính đủ số DPRR cần thiết.
g) Kiện tồn cơng tác quản trị điều hành
BLC cần tăng cường công tác quản trị theo chiều sâu, nghiên cứu áp dụng các phương pháp và chuẩn mực quốc tế trong quản trị điều hành. Việc tổ chức mơ hình quản trị phải đảm bảo thực hiện đủ bốn chức năng là lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm sốt. Trong đó vai trị của người lãnh đạo có ý nghĩa quan trọng, quyết định hiệu quả công tác quản trị điều hành. BLC nên áp dụng phương pháp quản trị theo mục tiêu, lập và chuyển giao mục tiêu quản trị xuống từng cấp kết hợp giám sát chặt chẽ kết quả hoàn thành mục tiêu được giao.
h) Tăng cường đầu tư cho hệ thống công nghệ thông tin
Nên tận dụng những chương trình quản lý tiên tiến từ SMTB bằng việc thiết lập, xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại phù hợp với hoạt động CTTCtại Việt nam, tránh việc theo dõi thủ công như trước đây (vừa mất thời gian và tốn kém nguồn nhân lực). Cụ thể:
- Cần xây dựng và ứng dụng các phần mềm tiện ích trong hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực: quản lý, thẩm định, phân tích tài chính, quản lý tài sản, tạo điều kiện nâng cao chất lượng quản lý điều hành. Hệ thống thông tin Quản trị rủi ro tín dụng hoạt động CTTC phải được xây dựng thành hai cấp:
- Cấp thơng tin có tính vĩ mơ, định hướng: Bao gồm các định hướng, chính sách kinh tế của Nhà nước; hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động CTTC.
- Cấp thông tin phục vụ trực tiếp cho hoạt động Quản trị rủi ro tín dụng hoạt động CTTC:
+ Hệ thống thơng tin từ khách hàng th tài chính: Bên cạnh thơng tin từ báo cáo tài chính mà khách hàng cung cấp, cán bộ tín dụng cần thường xuyên kết hợp với nhau để trao đổi thông tin, đi khảo sát thực tế tại nơi sản xuất kinh doanh của khách hàng để tìm hiểu thơng tin về: tình trạng nhà xưởng, máy móc thiết bị, kĩ thuật, quy trình cơng nghệ hiện có của khách hàng; địa điểm hạ tầng cơ sở nơi sẽ thực hiện dự án...
+ Các hệ thống thông tin về giá cả thị trường, tình hình cung cầu chung của thị trường. Tìm hiểu từ các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, mạng, Internet...), từ các cơ quan quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp...
-Xây dựng hệ thống tạo báo cáo, chiết xuất dữ liệu phục vụ báo cáo nghiệp vụ, quản trị điều hành. Xây dựng và ứng dụng các chương trình về quản lý biển số xe, chương trình tính lịch CTTC, chương trình quản lý mọi tài sản thuê.
- Xây dựng Website riêng để khách hàng có thể truy cập, tra cứu thông tin về hoạt động.
- Cơng nghệ phải bảo mật, an tồn.
3.2.3.9. Công tác nhân sự và cơ chế tiền lương
BLC cần nâng cao chất lượng nhân sự ngay từ khâu tuyển dụng đầu vào và bố trí đúng người đúng việc để đạt được năng suất lao động cao nhất. Tăng cường đầu tư cho công tác đào tạo, huấn luyện nội bộ kết hợp với đào tạo bên ngoài nhưng phải tập trung và đúng trọng tâm. Đồng thời,BLC cũng cần có chính sách khuyến khích, hổ trợ đối với cán bộ tự học tập nâng cao trình độ.
Cơ chế tiền lương cũng như chế độ khen thưởng là một trong những yếu tố quan trọng luôn phải được chú trọng song song với công tác nhân sự. Chính sách tiền lương phải được xây dựng một cách hợp lý, công bằng nhưng không cào bằng
để tạo động lực làm việc cho người lao động. Một chính sách lương hiệu quả ln phải đi kèm với một hệ thống đánh giá kết quả cơng việc với các tiêu chí đánh giá cụ thể rõ ràng.
3.3. Một số đề xuất, kiến nghị 3.3.1. Đề xuất với nội bộ BLC 3.3.1. Đề xuất với nội bộ BLC 3.3.1.1. Đối với HĐTV
- HĐTV cần định hướng hoạt động CTTC sau khi hợp tác với đối tác SMTB và chỉ đạo sát saoviệc triển khai tổ chức hoạt động theo đúng định hướng đã đề ra.
- Xây dựng lại mơ hình tổ chức và hoạt động sau khi hợp tác với đối tác SMTB theo hướng hiện đại, hiệu quả phù hợp với lợi ích các bên.
- Chỉ đạo ban điều hành và các bộ phận phòng ban xây dựng hệ thống KPIs kèm theo chính sách tiền lương và phân phối quỹ lương một cách công bằng, đảm bảo quyền lợi của người lao động.
- Nâng cao hoạt động của Ban kiểm sốt HĐTV khơng dừng lại ở việc phát hiện các sai sót thơng thường về tác nghiệp mà phải kiểm tra công tác quản trị điều hành của ban điều hành, lãnh đạo các phịng ban, rà sốt việc ban hành các văn bản nội bộ đảm bảo tính pháp lý trong hoạt động của tồn cơng ty.
3.3.1.2. Đối với Ban điều hành
- Rà soát sửa đổi và ban hành đầy đủ các quy định, quy trình và hệ thống văn bản liên quan đến công tác XLNX nhằm đảm bảo hành lang pháp lý chặt chẽ trongviệc xử lý cũng như hoạt động của BLC.
- Kiên quyết và có định hướng rõ ràng hơn trong quản trị điều hành từ việc bố trí nhân sự, giao việc cũng như kiểm tra kết quả thực hiện công việc. Riêng việc chỉ đạo và kiểm tra giám sát đối với công tác xử lý nợ và ngăn ngừa nợ xấu phát sinh phải thật cụ thể, sát sao.
- Tiếp tục đầu tư cho cơng tác đào tạo cán bộ từ chương trình đào tạo hội nhập cho đến các khóa đào tạo về kỹ năng chuyên môn, kỹ năng quản lý phù hợp với nội dung công việc.
kết thực hiện bán chéo sản phẩm với các chi nhánh, vừa giúp gia tăng tiện ích cung cấp cho khách hàng vừa giúp mở rộng cơ sở khách hàng. Ví dụ,đối với những khách hàng có tài khoản tiền gửi tại hệ thống BIDV với một quy mơ giao dịch nhất định nếu th tài chính tại BLC sẽ được hưởng các điều kiện thuê ưu đãi hơn. Đổi lại, BLC sẽ thuận lợi hơn trong việc kiểm soát nguồn tiền của khách hàng và chủ động có hướng xử lý ngay khách hàng có biểu hiện khó khăn trong thanh tốn. Đổi lại, về phía các Chi nhánh BIDV cũng sẽ có thêm khách hàng mở tài khoản giao dịch và tăng quy mô giao dịch để hưởng những ưu đãi về dịch vụ CTTC.
- Tăng cường mối quan hệ hợp tác với các nhà sản xuất, các nhà cung ứng và tăng cường công tác quảng bá hình ảnh để ngày càng nhiều khách hàng biết đến CTTC, từ đó chủ động chọn lọc, lựa chọn những khách hàng có năng lực tốt.
- Xây dựng, tăng cường mối quan hệ với các cơ quan chức năng như Đăng kiểm, Cơng An, Tịa Án, Thi Hành Án… để có sự hỗ trợ cần thiết khi thu hồi, xử lý tài sản.
3.3.2. Đề xuất với cơ quan chủ quản BIDV
- BIDV cần quan tâm hơn nữa đến hoạt động CTTCkhi có sự tham gia của đối tác nước ngồi chẳng hạn cho BLC được tham gia đồng tài trợ các dự án có hiệu quả do BIDV làm đầu mối.
- Chỉ đạo các chi nhánh BIDV hỗ trợ trong quá trình XLNX
- Tạo điều kiện thuận lợi về chính sách phân phối quỹ lương và chi trả tiền lương của BLC để có sự động viên hợp lý đối với người lao động, giảm thiểu tình trạng chảy máu chất xám.
- Hỗ trợ BLC làm việc với các cơ quan cấp phép nhằm nhanh chóng hồn tất q trình chuyển đổi hình thức sở hữu đưa hoạt động BLC lên tầm cao mới.
- Hỗ trợ về mặt công nghệ thông tin để xây dựng hệ thống công nghệ thông tin.
- Quan tâm hổ trợ trong công tác đào tạo cán bộ cho BLC. Tạo điều kiện cho BLC được tham gia tất cả các chương trình đào tạo của BIDV, đặc biệt là đào tạo kỹ năng quản lý và các lớp tập huấn về nghiệp vụ tín dụng.
3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
- Làm đầu mối kết hợp với các bộ ngành có liên quan nghiên cứu tính khả thi áp dụng CTTC đối với bất động sản tại Việt Nam để trình Chính phủ xem xét. Hiện