Cơ sở lựa chọn mơ hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 36)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.2 Cơ sở lựa chọn mơ hình

Nghiên cứu sử dụng mơ hình tương tự như nghiên cứu của Mohammed Amidu (2007): “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các Ngân hàng ở Ghana”. Cơ sở mà học viên dựa vào mơ hình của bài nghiên cứu này do học viên thấy

Việt Nam. Do đó, dựa vào mơ hình bài nghiên cứu của Mohammed Amidu, học viên áp dụng các nhân tố này để kiểm định và ước lượng tác động đến CTV của các NHTM Việt Nam.

2.3 Mơ hình nghiên cứu

2.3.1 Các biến trong mơ hình hồi quy

Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu mà luận văn đặt ra, các biến và cách thức đo lường các biến trong bài nghiên cứu này dựa trên các lý thuyết về cấu trúc vốn, kết quả nghiên cứu thực nghiệm về CTV đã được nêu trong chương 1 và dựa trên mơ hình nghiên cứu của Mohammed Amidu (2007). Theo đó, biến phụ thuộc bao gồm địn bẩy tài chính, địn bẩy tài chính dài hạn và địn bẩy tài chính ngắn hạn; các biến độc lập bao gồm: lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng, thuế thu nhập doanh nghiệp, tài sản cố định hữu hình, rủi ro kinh doanh và quy mơ.

2.3.1.1 Biến phụ thuộc:

Địn bẩy tài chính là biến phụ thuộc đại diện đặc trưng cho CTV và thường xuyên được sử dụng trong các mơ hình nghiên cứu định lượng các nhân tố tác động đến CTV.

Ronald, Merle và Esgar (1996) nêu lên khái niệm CTV là tỷ lệ Nợ dài hạn/Vốn cổ phần. Cách đo lường này đã được sử dụng rất nhiều trong các nghiên cứu trước đây về cấu trúc vốn của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, bản chất khoản nợ phải trả của các ngân hàng rất khác biệt so với nợ phải trả của các doanh nghiệp phi tài chính. Đối với các doanh nghiệp nói chung, chủ yếu nợ phải trả là các khoản nợ vay từ Ngân hàng, hầu hết là các khoản nợ vay dài hạn. Trong khi đó khoản nợ phải trả của ngân hàng chủ yếu là các khoản tiền gửi của khách hàng, mà chiếm tỷ trọng lớn là các khoản tiền gửi ngắn hạn. Do đó, áp dụng cách đo lường CTV của Ngân hàng như cách đo lường CTV của các doanh nghiệp phi tài chính là khơng phù hợp.

Tổng hợp cách đo lường địn bẩy tài chính ngân hàng từ các nghiên cứu của Mohammed Amidu (2007), Khizer Ali (2011), Sidra Amjad (2012), địn bẩy tài chính được tính toán bằng Nợ phải trả/Tổng tài sản; nghiên cứu của Monica Octavia và Rayna Brown (2008) địn bẩy tài chính được tính tốn bằng 1 – (VCSH /tổng tài sản),

tác giả đo lường biến đòn bẩy tài chính, địn bẩy tài chính ngắn hạn và đòn bẩy tài chính dài hạn như sau:

Địn bẩy tài chính (LEV) = Nợ phải trả/ Tổng tài sản

Địn bẩy tài chính ngắn hạn (SHORT) = Nợ phải trả ngắn hạn/ Tổng tài sản Địn bẩy tài chính dài hạn (LONG) = Nợ phải trả dài hạn/ Tổng tài sản

Nghiên cứu của Huang và Song (2006) “Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn, bằng chứng thực nghiệm ở Trung Quốc” và nghiên cứu của Hoa Nguyen và Zainab Kayani (2013) “Các nhân tố tác động đến CTV của các Ngân hàng ở Châu Á- so sánh giữa các quốc gia phát triển và quốc gia đang phát triển” đã chứng minh rằng sử dụng địn bẩy tài chính theo giá trị sổ sách hay giá trị thị trường khơng có sự khác biệt nên trong đề tài này, học viên sử dụng giá trị sổ sách đo lường tỷ lệ đòn bẩy tài chính của NHTM

2.3.1.2 Biến độc lập

Biến độc lập của mô hình nghiên cứu được đo lường dựa trên các công trình nghiên cứu của Mohammed Amidu (2007), Monica Octavia và Rayna Brown (2008) , Thian Cheng Lim (2013), Hoa Nguyen và Zainab Kayani (2013), gồm có:

- Biến lợi nhuận (PRE)

Lợi nhuận đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Do lợi nhuận được tạo ra dựa trên tài sản nên để đại diện cho nhân tố lợi nhuận tác động đến CTV của NHTM, tác giả sử dụng tỷ lệ lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản làm nhân tố đại diện, cụ thể như sau:

Biến lợi nhuận (PRE) = Lợi nhuận trước thuế/ Tổng tài sản

Cơng thức tính biến lợi nhuận được xác định dựa trên các nghiên cứu của Mohammed Amidu (2007), Thian Cheng Lim (2013), Hoa Nguyen và Zainab Kayani (2013).

- Biến tốc độ tăng trưởng (GRW)

Nghiên cứu của Mohammed Amidu (2007) đo lường tốc độ tăng trưởng kinh doanh bằng tỷ lệ phần trăm thay đổi trong Doanh thu, Thian Cheng Lim (2013) đo lường tốc độ tăng trưởng kinh doanh bằng tỷ lệ phần trăm thay đổi trong tài sản. Đề tài

này đo lường tốc độ tăng trưởng kinh doanh của các NHTM dựa theo nghiên cứu của Mohammed Amidu (2007):

Biến tốc độ tăng trưởng kinh doanh (GRW)=

(Thu nhập hoạt động (t) - Thu nhập hoạt động (t-1))/Thu nhập hoạt động (t-1)

Thu nhập hoạt động bao gồm thu nhập lãi thuần, lãi từ hoạt động dịch vụ, lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, lãi (lỗ) từ mua bán chứng khoán kinh doanh, lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư, lãi (lỗ) thuần từ hoạt động khác, thu nhập từ góp vốn mua cổ phần.

- Biến thuế thu nhập doanh nghiệp (TAX):

Biến thuế thu nhập doanh nghiệp (TAX) = Thuế thu nhập doanh nghiệp/Lợi nhuận trước thuế

- Biến tài sản cố định hữu hình (TAN)

Tài sản cố định hữu hình là những tài sản thuộc sở hữu của các NHTM mang thuộc tính vật chất được thể hiện dưới hình thức: nhà xưởng, đất đai, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải. Cách đo lường biến tài sản cố định hữu hình Ngân hàng dựa trên nghiên cứu của Mohammed Amidu (2007):

Biến tài sản cố định hữu hình (TAN) = Tài sản cố định hữu hình/Tổng tài sản

- Biến rủi ro kinh doanh (RSK):

Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng là hoạt động chứa nhiều rủi ro nhất, gồm rủi ro tín dụng, rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất…mỗi loại rủi ro được đo lường bằng hệ thống khác nhau. Các ngân hàng có sự biến động doanh thu, lợi nhuận càng cao, thu nhập càng kém ổn định thì chi phí đại diện của nợ cũng cao hơn, rủi ro kinh doanh càng tăng.

Biến rủi ro kinh doanh (RSK) = độ lệch chuẩn của Lợi nhuận trước thuế/ Tổng tài sản

- Biến quy mô (SZE):

Biến quy mô (SZE) = Ln (Tổng tài sản)

Cách đo lường biến quy mô Ngân hàng dựa trên nghiên cứu của Mohammed Amidu (2007), Monica Octavia và Rayna Brown (2008), Thian Cheng Lim (2013),

Hoa Nguyen và Zainab Kayani (2013) đo lường quy mô ngân hàng bằng ln(tổng tài sản).

2.3.2 Giả thiết nghiên cứu

- Tương quan giữa Lợi nhuận (PRE) và địn bẩy tài chính

Theo các lý thuyết về CTV thì khơng có mối quan hệ rõ ràng giữa nhân tố lợi nhuận và đòn bẩy tài chính. Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm đều tìm thấy mối tương quan ngược chiều giữa lợi nhuận và địn bẩy tài chính.

Do đó giả thiết 1 được đặt ra như sau:

H1: Lợi nhuận có mối tương quan (-) với địn bẩy tài chính

- Tương quan giữa Tốc độ tăng trưởng (GRW) và địn bẩy tài chính

Kết quả từ nghiên cứu thực nghiệm của Mohammed Amidu (2007) chỉ ra tốc độ tăng trưởng có mối tương quan cùng chiều với địn bẩy tài chính (khơng có ý nghĩa thống kê) và địn bẩy tài chính ngắn hạn, tương quan ngược chiều với địn bẩy tài chính dài hạn. Nghiên cứu thực nghiệm của Thian Cheng Lim (2013) cũng cho thấy tốc độ tăng trưởng có mối tương quan cùng chiều với địn bẩy tài chính và ngược chiều với địn bẩy tài chính khơng có ý nghĩa thống kê. Đề tài nghiêng về quan điểm của lý thuyết trật tự phân hạng cũng như kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm, tăng trưởng có tương quan cùng chiều với địn bẩy tài chính do các doanh nghiệp có tăng trưởng cao thường có nhu cầu vốn nhiều hơn, trong khi lợi nhuận giữ lại không đủ để tài trợ dẫn đến các doanh nghiệp phải vay nợ nhiều hơn.

Do đó giả thiết 2 được đặt ra như sau:

H2: Tốc độ tăng trưởng có mối tương quan (+) với địn bẩy tài chính

- Tương quan giữa Thuế thu nhập doanh nghiệp (TAX) và địn bẩy tài

chính

Kết quả từ nghiên cứu thực nghiệm của Mohammed Amidu (2007) cho thấy thuế thu nhập doanh nghiệp có mối tương quan cùng chiều và có ý nghĩa thống kê với địn bẩy tài chính và địn bẩy tài chính ngắn hạn. Nghiên cứu được thực hiện ở các ngân hàng tại Ghana với điểm đặc biệt là các ngân hàng này chịu một loại thuế đặc biệt bên cạnh thuế thu nhập doanh nghiệp do đó thúc đẩy các ngân hàng vay nợ nhiều hơn để

tận dụng lợi ích của tấm chắn thuế. Nghiên cứu cũng tìm thấy mối tương quan ngược chiều giữa thuế thu nhập doanh nghiệp và địn bẩy tài chính dài hạn.

Dựa trên lý thuyết MM về cấu trúc vốn trong thị trường khơng hồn hảo và nghiên cứu thực nghiệm của Mohammed Amidu (2007), đề tài dự kiến mối tương quan cùng chiều giữa thuế thu nhập doanh nghiệp và địn bẩy tài chính.

Do đó giả thiết 3 được đặt ra như sau:

H3: Thuế thu nhập doanh nghiệp có mối tương quan (+) với địn bẩy tài chính

- Tương quan giữa Tài sản cố định hữu hình (TAN) và địn bẩy tài chính

Dựa trên lập luận của lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng tài sản hữu hình có mối tương quan ngược chiều với địn bẩy tài chính và nghiên cứu thực nghiệm của Mohammed Amidu (2007), đề tài dự kiến tài sản cố định hữu hình và địn bẩy tài chính có mối tương quan ngược chiều.

Do đó giả thiết 4 được đặt ra như sau:

H4: Tài sản cố định hữu hình có mối tương quan (-) với địn bẩy tài chính

- Tương quan giữa Rủi ro kinh doanh (RSK) và địn bẩy tài chính

Các lý thuyết về cấu trúc vốn và các nghiên cứu thực nghiệm không cho thấy mối tương quan rõ ràng giữa rủi ro kinh doanh và địn bẩy tài chính. Nghiên cứu thực nghiệm của Mohammed Amidu (2007) cho kết quả phù hợp với quan điểm của lý thuyết đánh đổi CTV khi nhận thấy mối tương quan dương giữa rủi ro kinh doanh và địn bẩy tài chính, trong khi đó nghiên cứu thực nghiệm của Thian Cheng Lim (2013) hỗ trợ cho lý thuyết trật tự phân hạng khi cho thấy mối tương quan ngược chiều giữa rủi ro kinh doanh và địn bẩy tài chính.

Do đó giả thiết 5 được đặt ra như sau:

H5: Rủi ro kinh doanh có mối tương quan (+) hoặc (-) với địn bẩy tài chính

- Tương quan giữa Quy mơ (SZE) và địn bẩy tài chính

Các nghiên cứu thực nghiệm trên cũng cho thấy quy mô ngân hàng có mối tương quan cùng chiều với địn bẩy tài chính. Quy mơ NHTM càng lớn thì khả năng huy động vốn càng dễ dàng do uy tín ngân hàng tăng cùng với quy mơ và nhu cầu vay mượn của NHTM cũng tăng cao để tài trợ cho các hoạt động đầu tư kinh doanh. Vì

vậy, đề tài nghiêng về lập luận của lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn và kết quả của phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm, dự kiến quy mô ngân hàng và địn bẩy tài chính có mối tương quan cùng chiều.

Do đó giả thiết 6 được đặt ra như sau:

H6: Quy mơ ngân hàng có mối tương quan (+) với địn bẩy tài chính

Học viên tóm tắt các giả thiết về mối tương quan giữa địn bẩy tài chính và các nhân tố tác động đến địn bẩy tài chính của các NHTM qua bảng chi tiết như sau:

Bảng 2.1: Tóm tắt các giả thuyết về mối tương quan giữa địn bẩy tài chính và các nhân tố.

STT Giả thiết Nhân tố tác động Ký hiệu Xu hướng dự kiến

01 H1 Lợi nhuận PRE -

02 H2 Tốc độ tăng trưởng GRW + 03 H3 Thuế Thu nhập doanh nghiệp TAX + 04 H4 Tài sản cố định hữu hình TAN +

05 H5 Rủi ro RSK +/-

06 H6 Quy mô SZE +

2.3.3 Mơ hình hồi quy

Từ phương trình hồi quy tổng quát cho dữ liệu bảng: Yi,t= β0 + Xi,t+ εi,t

Bài nghiên cứu đề xuất mô hình hồi quy sau cho dữ liệu bảng của các NHTM theo thời gian

LEVi,t = β0 + β1.PREi, t + β2.GRWi,t+ β3. TAXi,t+ β4.TANi,t + β5.RSKi,t + β6.SZEi,t + εi,t LONGi,t = β0 + β1.PREi, t + β2.GRWi,t+ β3. TAXi,t+ β4.TANi,t + β5.RSKi,t + β6.SZEi,t + εi,t

SHORTi,t = β0 + β1.PREi, t + β2.GRWi,t+ β3. TAXi,t+ β4.TANi,t + β5.RSKi,t + β6.SZEi,t + εi,t

Trong đó:

+ PRE: lợi nhuận trước thuế/tổng tài sản

+ TAN: Tài sản cố định hữu hình/Tổng tài sản

+ RSK: độ lệch chuẩn của Lợi nhuận trước thuế/ Tổng tài sản + SZE: logarit của Tổng tài sản

i= 1,…,20 thể hiện chiều ngân hàng, t=1…6 thể hiện chiều thời gian, εi,t là yếu tố nhiễu được thể hiện như sau:

εi,t = αi + ei,t

Trong đó αi là yếu tố ảnh hưởng riêng biệt cho từng ngân hàng không thể quan sát được và ei,t thể hiện phần nhiễu còn lại

Những nghiên cứu thực nghiệm trước đây về các nhân tố ảnh hưởng đến CTV của Ngân hàng hoặc cơng ty tài chính đều sử dụng mơ hình hồi quy tuyến tính để kiểm định các giả thiết về quan hệ giữa địn bẩy tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến địn bẩy tài chính. Mơ hình của Mohammed Amidu (2007) dùng để ước lượng là mơ hình hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS). Tuy nhiên mơ hình OLS lại ràng buộc về thời gian và không gian nên làm mất đi tác động thật của các biến độc lập lên biến phụ thuộc dẫn đến kết quả mơ hình khơng phù hợp. Do đó, học viên sử dụng thêm mơ hình hiệu ứng cố định (mơ hình FEM) và mơ hình hiệu ứng ngẫu nhiên (mơ hình REM) để xem xét đến sự khác biệt giữa các đối tượng chéo (ngân hàng) khi phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến CTV của các NHTM Việt Nam. Trong đó Mơ hình FEM xem xét đặc điểm của từng ngân hàng ảnh hưởng cố định như thế nào đến mơ hình. Mơ hình này loại bỏ ảnh hưởng của các Ngân hàng ra khỏi biến độc lập để có thể ước lượng các tác động thực của biến độc lập lên biến phụ thuộc. Mơ hình REM xem xét đặc điểm của từng ngân hàng ảnh hưởng “ngẫu nhiên” như thế nào đến mơ hình.

2.4 Thu thập và xử lý dữ liệu

2.4.1 Chọn mẫu quan sát

Do một số nguyên nhân khách quan như như Báo cáo tài chính của một số NH TMCP khơng được cơng bố đầy đủ trên các phương tiện thông tin đại chúng và một số NH TMCP bị sáp nhập/nhận sáp nhập giữa giai đoạn làm cho CTV có sự thay đổi lớn, nghiên cứu đã loại dần các NH TMCP khơng phù hợp, và thống kê cuối cùng cịn lại 20

NHTM phù hợp với bài nghiên cứu (danh sách các ngân hàng này được đính kèm trong phụ lục 1).

Như vậy, dữ liệu trong bài nghiên cứu này được học viên thu thập từ báo cáo tài chính đã được kiểm tốn của 20 NHTM Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2015. Nguồn dữ liệu về báo cáo tài chính của các NHTM trong mẫu nghiên cứu được lấy từ trang web có độ tin cậy cao: Vietstock.vn và trang web của các NHTM.

2.4.2 Xử lý dữ liệu

Dữ liệu sau khi được thu thập tiếp tục được phân loại và tập hợp trên phần mềm Excel để tính tốn trực tiếp các biến độc lập và biến phụ thuộc. Sau khi được mã hóa, làm sạch nhằm phát hiện các sai sót, các ơ thiếu thơng tin, dữ liệu được kết xuất vào phần mềm STATA 12 để tính tốn cho bài nghiên cứu.

2.4.3 Phương pháp hồi quy

Dữ liệu trong nghiên cứu vừa theo thời gian vừa theo không gian nên phương pháp hồi quy với dữ liệu bảng được sử dụng trong nghiên cứu. Để đơn giản hóa khi kiểm định bằng phương pháp hồi quy nhỏ nhất OLS thông thường, nghiên cứu bỏ qua yếu tố thời gian, xây dựng dữ liệu bảng và chéo gộp chung (Pooled Cross-sestional Analysis). Sau đó, để tăng tính hiệu quả khi hồi quy, nghiên cứu bổ sung phân tích thêm 2 phương pháp là Random effect model (REM) và Fixed effect model (FEM) nhằm tìm kiếm sự khác biệt giữa các phương pháp (nếu có).

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã nêu một cách khái quát quy trình nghiên cứu, cơ sở nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, cách thu thập và xử lý dữ liệu. Từ đó xây dựng giả thuyết nghiên cứu và đề xuất mơ hình nghiên cứu.

Trên cơ sở giả thuyết đã xây dựng mà mơ hình nghiên cứu đề xuất, Chương tiếp theo học viên sẽ tiến hành phân tích nghiên cứu định tính về thực trạng CTV của các NHTM Việt Nam và tiến hành nghiên cứu định lượng các nhân tố tác động đến CTV của các NHTM Việt Nam nhằm xác định mức độ tác động của các nhân tố này lên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)