Kết quả hồi quy biến phụ thuộc SHORT, LONG, LEV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 52 - 56)

STT Biến độc lập

SHORT LONG LEV

Constant (C) 0.110 0.204 0.351 (*) 01 PRE -7.108 (***) 1.234 -6.068 (***) 02 GROW 0.007 0.013 0.027 (***) 03 TAX 0.062 -1.111 -0.060 04 TAN 0.093 -0.646 -1.080 (**) 05 RSK 8.310 (***) -3.531(*) 4.474 (***) 06 SZE 0.041 (***) -0.006 0.034 (***) R2 0.558 0.049 0.699 Prob >F 0.000 0.191 0.000

Ghi chú: *,**,*** lần lượt là mức ý nghĩa 10%, 5%, 1%

(Chi tiết trong phụ lục 4)

Xét về bản chất, kết quả các mơ hình hồi quy ước lượng trong bảng cũng đã giúp ta nhận dạng được ý nghĩa và chiều hướng ảnh hưởng của các nhân tố đến cấu trúc vốn của các NHTM VN, cụ thể như sau:

-Biến lợi nhuận (PRE)

Kết quả hồi quy trong 3 mô hình REM của 3 biến phụ thuộc (Bảng 3.7) cho thấy lợi nhuận PRE có quan hệ ngược chiều với địn bẩy tài chính LEV, địn bẩy tài chính ngắn hạn SHORT nhưng lại cùng chiều với biến đòn bẩy tài chính dài hạn LONG, phản ánh những NHTM có lợi nhuận cao thì có xu hướng tăng sử dụng nợ dài hạn, giảm nợ

ngắn hạn và khiến tổng nợ/tổng tài sản giảm. Kết quả này cũng hàm ý những NHTM nào có mức lợi nhuận thấp sẽ có cấu trúc vốn thâm dụng nợ.

Mối tương quan (-) của yếu tố lợi nhuận ủng hộ cho lý thuyết trật tự phân hạng trong tài trợ của doanh nghiệp/ngân hàng nhưng ngược với Lý thuyết Đánh đổi cấu trúc vốn (lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng các ngân hàng hoạt động có lợi nhuận nhiều sẽ có nhiều nguồn vốn giữ lại để tài trợ cho các hoạt động của mình do đó sẽ sử dụng ít nợ vay hơn). Kết luận này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Mohammed Amidu (2007) tuy nhiên nghiên cứu của Mohammed Amidu tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa biến địn bẩy tài chính dài hạn LONG và biến lợi nhuận PRE có ý nghĩa thống kê (ở mức ý nghĩa 1%) trong khi kết quả kiểm định của đề tài chỉ cho thấy mức ý nghĩa thống kê đối với mơ hình có biến phụ thuộc là LEV, SHORT và khơng có ý nghĩa thống kê với mơ hình có biến phụ thuộc LONG nên hàm ý về sự ảnh hưởng của lợi nhuận lên cấu trúc vốn là chưa chắc chắn.

-Biến tốc độ tăng trưởng (GROW):

Kết quả hồi quy trong 3 mơ hình REM của 3 biến phụ thuộc (Bảng 3.7) cho thấy tốc độ tăng trưởng, đo lường bằng tăng trưởng của doanh thu đều có mối quan hệ cùng chiều với địn bẩy tài chính, địn bẩy tài chính ngắn hạn và địn bẩy tài chính dài hạn. Tuy nhiên trong khi tương quan giữa tăng trưởng và địn bẩy tài chính có ý nghĩa thống kê tại mức 1% thì biến địn bẩy tài chính ngắn hạn và địn bẩy tài chính dài hạn khơng có ý nghĩa thống kê.

Điều này cho thấy các NHTM có mức tăng trưởng càng cao thì sử dụng tỷ lệ nợ càng lớn. Hệ số hồi quy tương ứng với biến phụ thuộc LEV là 0.027 cho thấy khi tăng trưởng doanh thu của các NHTM VN tăng 1 đơn vị , địn bẩy tài chính sẽ tăng 0.027 đơn vị.

-Biến thuế thu nhập doanh nghiệp (TAX)

Kết quả cho thấy biến thuế TNDN đều có hệ số tương quan tương đối thấp và khơng có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5%, và 10% đối với cơ cấu vốn của ngân hàng (SHORT, LONG, LEV).

Điều này được lý giải do thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tương đối ổn định trong giai đoạn 2010-2015 với thuế suất là 25%/năm được duy trì từ kỳ tính thuế năm 2010 đến kỳ tính thuế năm 2013, giảm cịn 22%/năm từ kỳ tính thuế năm 2014 đến 2015. Nhìn chung trong giai đoạn 2010-2015 Các NHTM có mức thuế suất bằng nhau và mức thuế suất tương đối ổn định nên đề tài khơng tìm thấy mối quan hệ giữa thuế thu nhập doanh nghiệp và đòn bẩy tài chính của các NHTM.

- Biến Tài sản cố định hữu hình (TAN)

Tài sản cố định hữu hình có mối quan hệ ngược chiều với LEV với mức ý nghĩa 5%. Điều này cho thấy các NHTM có tài sản cố định hữu hình càng nhiều thì sử dụng tỷ lệ nợ càng ít. Hệ số hồi quy của biến LEV là -1.080 cho thấy khi tài sản cố định hữu hình của các NHTM tăng 1 đơn vị , địn bẩy tài chính sẽ giảm 1.080 đơn vị.

Cịn trong mối quan hệ với SHORT và LONG, yếu tố tài sản cố định hữu hình TAN có quan hệ cùng chiều với SHORT và ngược chiều với LONG nhưng khơng có ý nghĩa thống kê trong mơ hình.

Kết quả nghiên cứu đúng với lý thuyết trật tự phân hạng trong tài trợ của doanh nghiệp/ngân hàng nhưng ngược với Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn (lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng tài sản hữu hình có mối tương quan ngược chiều với địn bẩy tài chính do các ngân hàng có tài sản cố định hữu hình nhiều thì vấn đề bất cân xứng thơng tin sẽ ít hơn, do đó chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu sẽ thấp hơn, các ngân hàng sẽ ưu tiên lựa chọn phát hành vốn cổ phần thay vì vay nợ.). Bên cạnh đó, thực tế hệ thống NHTM VN vẫn được sự bảo trợ của Ngân hàng Nhà nước trong việc ổn định thanh khoản khi các NHTM gặp khó khăn trong thanh khoản. Sự hỗ trợ này khiến cho người dân, các tổ chức kinh tế mặc nhiên cho rằng việc gửi tiền vào các ngân hàng là an toàn mà không cần sự đảm bảo của nhiều tài sản hữu hình. Khi các cá nhân, tổ chức gửi tiền thường dựa vào thương hiệu, mạng lưới và cơ sở vật chất của các Ngân hàng thay vì quan tâm đế tài sản của các Ngân hàng.

-Biến rủi ro kinh doanh (RSK)

Biến rủi ro kinh doanh có tác động rất lớn đến 3 biến phụ thuộc cho dù biến phụ thuộc là LEV, SHORT (tại mức ý nghĩa 1%) hay LONG (tại mức ý nghĩa 10%). Đáng

lưu ý là những ngân hàng có rủi ro càng cao thì có xu hướng tăng nợ ngắn hạn (hệ số hồi quy là 8.310) và giảm nợ dài hạn (hệ số hồi quy là -3.531) dẫn đến tăng nợ phải trả (hệ số hồi quy là 4.474) .

Kết quả này trái ngược với lý thuyết trật tự phân hạng (lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng có mối tương quan ngược chiều giữa rủi ro và địn bẩy tài chính) nhưng tương đồng với kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Mohammed Amidu (2007) khi tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa rủi ro và địn bẩy tài chính. Điều này có thể được lý giải do Ngành ngân hàng Việt Nam nói chung và các NHTM ở Việt Nam nói riêng thường nhận được sự bảo trợ của Nhà nước. Do đó, việc tài trợ từ nợ vay ln có lợi thế hơn các ngành khác. Kết quả cho thấy rủi ro kinh doanh cao nhưng vẫn có khả năng tài trợ từ nợ vay.

-Biến quy mô (SZE)

Kết quả hồi quy cho thấy quy mơ Ngân hàng có tác động cùng chiều đến biến địn bẩy tài chính và biến địn bẩy tài chính ngắn hạn (có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 10%) trong khi đó có tác động ngược chiều đến biến địn bẩy tài chính dài hạn nhưng khơng có ý nghĩa thống kê. Kết quả nghiên cứu cũng đồng nhất với kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Mohammed Amidu (2007)

Dấu đồng biến (+) cho ta kết luận rằng quy mô Ngân hàng càng tăng thì địn bẩy tài chính càng tăng. Điều này phù hợp với thực tế là các NHTM với quy mô, mạng lưới rộng lớn gia tăng sẽ tăng uy tín và thuận tiện hơn trong việc huy động vốn tiền gửi từ khách hàng và dễ dàng vay mượn trên thị trường liên NH và NHNN, do đó địn bẩy tài chính sẽ gia tăng. Phần lớn các khoản nợ vay của ngân hàng là nợ ngắn hạn, nên biến quy mơ có tác động cùng chiều đến biến địn bẩy tài chính và biến địn bẩy tài chính ngắn hạn với mức độ tương tự nhau. Hệ số hồi quy cho thấy khi quy mô của các NHTM VN tăng 1 đơn vị, địn bẩy tài chính sẽ tăng 0.034 đơn vị và địn bẩy tài chính ngắn hạn sẽ tăng 0.041 đơn vị.

3.4 Kiểm định đa cộng tuyến

3.4.1 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến

Phân tích tương quan là để đo lường mối quan hệ giữa các biến trong mơ hình. Một hệ số tương quan tuyệt đối lớn hơn 0.8 là dấu hiệu của hiện tượng đa cộng tuyến- nghĩa là các khái niệm nghiên cứu trùng lắp với nhau và có thể chúng đang đo lường cùng một chỉ tiêu [Hoàng Thị Phương Thảo và cộng sự, 2010]. Vì vậy, trường hợp kết quả hệ số tương quan giữa hai biến độc lập trong mơ hình nhỏ hơn 0.8 thì cặp biến kiểm nghiệm được chấp nhận và ngược lại thì xem như mơ hình bị hiện tượng đa cộng tuyến. Từ kết quả tính tốn của phần mềm Stata cho thấy kết quả về mối quan hệ tương quan giữa các biến độc lập với nhau, giữa biến phụ thuộc và biến độc lập như bảng sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)