Kết luận thứ ba

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 61 - 62)

CHƯƠNG 4 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP

4.1 Kết luận

4.1.3 Kết luận thứ ba

So sánh với nghiên cứu thực nghiệm của Mohammed Amidu (2007) ta nhận thấy chiều hướng tác động của các nhân tố đến CTV hầu như tương đồng. Biến quy mô Ngân hàng tương quan thuận chiều với CTV của các ngân hàng ở hai quốc gia. NHTM

có quy mơ càng lớn thì càng có ưu thế trong việc vay nợ. Biến lợi nhuận có mối quan hệ cùng chiều với địn bẩy tài chính và địn bẩy tài chính ngắn hạn trong khi ngược chiều với địn bẩy tài chính dài hạn. Chiều hướng tác động của các nhân tố lên biến địn bẩy tài chính và địn bẩy tài chính ngắn hạn thì giống nhau ở cả hai quốc gia, cho thấy các NHTM tại hai quốc gia đều có xu hướng sử dụng nợ ngắn hạn rất cao. Tuy nhiên đề tài khơng tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa ba biến Thuế thu nhập doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng và tài sản cố định hữu hình với địn bẩy tài chính ngắn hạn và địn bẩy tài chính dài hạn. Điều này chứng tỏ tại Việt Nam, ba nhân tố này không có ảnh hưởng rõ ràng đến địn bẩy tài chính ngắn hạn và địn bẩy tài chính dài hạn như các NHTM ở Ghana.

Bên cạnh đó đề tài cũng khơng tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa biến thuế Thu nhập doanh nghiệp và Cấu trúc vốn như trong nghiên cứu của Mohammed Amidu (2007). Các NHTM ở Ghana ngoài chịu mức thuế suất thuế TNDN là 25% thì cịn chịu một mức phí đặc biệt đánh trên thu nhập doanh nghiệp của từng ngân hàng (National Reconstruction Levy) nhằm gia tăng nguồn thu ngân sách cho quốc gia. Điều này dẫn đến các NHTM ở Ghana có xu hướng gia tăng nợ vay để tận dụng lá chắn thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)