Gợi ý giải pháp cho CTV của các NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 62 - 66)

CHƯƠNG 4 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP

4.2 Gợi ý giải pháp cho CTV của các NHTM Việt Nam

4.2.1 Căn cứ gợi ý

Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả gợi ý các giải pháp về CTV cho các NHTM Việt Nam dựa trên ba mục tiêu chính như sau:

- Gia tăng địn bẩy tài chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng sức cạnh tranh cho các NHTM Việt Nam nhưng vẫn đảm bảo năng lực tài chính.

- Tiết kiệm chi phí và gia tăng lợi nhuận cho các NHTM Việt Nam. - Tăng năng lực tài chính, đảm bảo an tồn vốn cho các NHTM Việt Nam.

4.2.2 Gợi ý các giải pháp về CTV cho các NHTM Việt Nam từ kết quả phân tích thực trạng và phân tích nhân tố. thực trạng và phân tích nhân tố.

4.2.2.1 Nhân tố Lợi nhuận (PRE)

Qua kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy lợi nhuận có quan hệ ngược chiều với địn bẩy tài chính và địn bẩy tài chính ngắn hạn trong khi đó cùng chiều với địn bẩy tài chính dài hạn nghĩa là khi Ngân hàng có mức lợi nhuận tăng thì địn bẩy tài chính và địn bẩy tài chính ngắn hạn có xu hướng giảm, cịn địn bẩy tài chính dài hạn tăng. Như vậy, khi Ngân hàng có lợi nhuận tăng cao thì nên ưu tiên huy động thêm nguồn vốn bằng cách mở rộng VCSH. VCSH tăng mang đến nhiều lợi ích cho Ngân hàng như tăng niềm tin về thương hiệu Ngân hàng, nâng cao sức mạnh tài chính và năng lực cạnh tranh trong giai đoạn thị trường tài chính có mức độ cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Việc gia tăng VCSH có thể thơng qua nguồn vốn trong nước hoặc thu hút vốn từ cổ đơng chiến lược nước ngồi.

4.2.2.2 Nhân tố Tốc độ tăng trưởng (GROW)

Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy tốc độ tăng trưởng có mối quan hệ cùng chiều với địn bẩy tài chính. Điều này đồng nghĩa với việc tăng trưởng của các NHTM Việt Nam chủ yếu dựa vào sự tăng trưởng từ nợ, nghĩa là từ nguồn vốn huy động trong khu vực dân cư, tổ chức kinh tế. Vì vậy, Ngân hàng muốn tăng trưởng nhanh cần phải gia tăng việc huy động nguồn vốn từ các thành phần trong nên kinh tế. Tuy nhiên, để việc tăng trưởng nợ cao khơng làm tăng rủi ro cho Ngân hàng thì các NHTM cần thực hiện đồng thời việc tăng cường huy động vốn để phục vụ tăng trưởng vừa tận dụng lợi thế từ sự tăng trưởng để tăng VCSH.

4.2.2.3 Nhân tố Tài sản cố định hữu hình (TAN)

Tài sản cố định hữu hình có mối quan hệ ngược chiều với địn bẩy tài chính với mức tác động khá thấp, hàm ý các NHTM Việt Nam gia tăng tỷ lệ nợ hay cần thực hiện nghiệp vụ huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau sẽ không cần quan tâm đến tài sản cố định hữu hình để đảm bảo mà chỉ dựa trên tín nhiệm cũng như quy mô Ngân hàng. Điều này một phần tâm lý, người dân, các tổ chức kinh tế mặc nhiên cho rằng việc gửi tiền vào các ngân hàng là an tồn mà khơng cần sự đảm bảo của nhiều tài sản hữu hình

do các NHTM đã được nhà nước bảo trợ. Tuy nhiên khi Luật phá sản 2014 do Quốc hội ban hành ngày 19/6/2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015 đã quy định cụ thể thủ tục phá sản của các Tổ chức tín dụng tại Chương III, nghĩa là chính thức cho phá sản Ngân hàng yếu kém. Do đó, vẫn có khả năng việc huy động nguồn vốn chịu tác động bởi yếu tố tài sản cố định hữu hình của các NHTM sau khi Luật Phá sản 2014 được ban hành. Các NHTM vẫn nên xem xét cẩn trọng nhân tố tài sản cố định hữu hình khi muốn gia tăng địn bẩy tài chính.

4.2.2.4 Nhân tố Rủi ro kinh doanh (RSK)

Biến rủi ro kinh doanh có tác động rất lớn đến địn bẩy tài chính, địn bẩy tài chính ngắn hạn và địn bẩy tài chính dài hạn. Đáng lưu ý là những ngân hàng có rủi ro càng cao thì có xu hướng tăng nợ ngắn hạn và giảm nợ dài hạn dẫn đến tăng nợ phải trả. Như vậy, khi biến động lợi nhuận gia tăng, NHTM có xu hướng tăng huy động từ nguồn vốn bên ngồi. Điều này có thể được lý giải một phần do Ngành ngân hàng Việt Nam nói chung và các NHTM Việt Nam nói riêng thường nhận được sự bảo trợ của Nhà nước, trong khi việc tài trợ từ nợ vay ln có lợi thế hơn thì các NHTM sẽ tận dụng để gia tăng địn bẩy tài chính. Tuy nhiên, khi Luật Phá sản 2014 được ban hành, các NHTM cần cân nhắc giữa rủi ro và việc gia tăng địn bẩy tài chính một cách cẩn trọng. Ngồi ra, nếu NHTM muốn gia tăng địn bẩy tài chính dài hạn thì có thể giảm biến động lợi nhuận nhằm đạt được mức địn bẩy tài chính dài hạn mong muốn trong CTV.

4.2.2.5 Nhân tố Quy mô (SZE)

Qua kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy quy mơ có tác động cùng chiều đến biến địn bẩy tài chính và biến địn bẩy tài chính ngắn hạn. Do đó, để tăng địn bẩy tài chính và địn bẩy tài chính ngắn hạn, các NHTM cần tăng quy mô thông qua việc mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch, tăng thị phần trên thị trường về huy động vốn, cấp tín dụng hoặc cung ứng các dịch vụ thanh toán…Tuy nhiên việc mở rộng mạng lưới giao dịch mà cụ thể là việc thành lập chi nhánh mới bị giới hạn do chịu sự quy định của Thông tư số 21/2013/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

ban hành ngày 09/9/2013. Tại Điều 7 Thông tư số 21/2013/TT-NHNN giới hạn số lượng chi nhánh của một NHTM như sau:

Số lượng chi nhánh < (300 tỷ đồng x N1 + 50 tỷ đồng x N2) < C Trong đó:

- C là giá trị thực của vốn điều lệ của NHTM đến thời điểm đề nghị (tính bằng tỷ Đồng Việt Nam).

- N1 là số lượng chi nhánh đã thành lập và đề nghị thành lập tại khu vực nội thành thành phố Hà Nội và khu vực nội thành thành phố Hồ Chí Minh.

- N2 là số lượng chi nhánh đã thành lập và đề nghị thành lập tại khu vực ngoại thành thành phố Hà Nội, khu vực ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh; và các tỉnh, thành phố khác trực thuộc Trung ương.

Việc Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định việc gia tăng số lượng chi nhánh bị khống chế bởi vốn điều lệ là nhằm hạn chế rủi ro trong việc các NHTM mở rộng quy mô ào ạt, chạy đua tăng vốn trong khi đó khả năng quản trị, năng lực quản lý, giám sát của NHTM đối với quy mô vốn, quy mô hoạt động không theo kịp. Như vậy, để NHTM gia tăng địn bẩy tài chính hoặc địn bẩy tài chính ngắn hạn thơng qua việc gia tăng quy mô NH, vừa đáp ứng quy định của Ngân hàng Nhà nước, vừa đảm bảo tăng năng lực tài chính cho chính NHTM thì giải pháp bắt buộc và tối ưu nhất là các NHTM phải tập trung tăng VCSH. Việc tăng VCSH này có thể được thực hiện thơng qua việc tăng vốn điều lệ, hoặc tăng lợi nhuận giữ lại hoặc vừa tăng vốn điều lệ, vừa tăng lợi nhuận giữ lại phụ thuộc vào tình hình kinh doanh thực tế và đặc điểm cụ thể của từng NH. Bên cạnh đó, giải pháp sáp nhập và mua lại cũng là phương án phù hợp cho các NHTM nhỏ muốn tăng quy mô vốn đồng thời nâng cao năng lực quản trị vả tiết kiệm chi phí.

Nói tóm lại, dù lựa chọn phương án tăng quy mơ nào thì các NHTM cần phải có lộ trình phù hợp cho quá trình mở rộng quy mơ, kiểm sốt thận trọng trong việc sử dụng đòn bẩy để đảm bảo các rủi ro gia tăng do việc mở rộng quy mơ ln được kiểm sốt chặt chẽ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)