Nguyên nhân xuất hiện và tác động của tham nhũng ở khu vực tư

Một phần của tài liệu Chương 1: sự phát triển các thành tố của chủ nghĩa hợp hiến ở việt nam trước 1954 (Trang 26 - 29)

6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của luận văn

1.1. Nhận thức của xã hội về tham nhũng ở khu vực tư

1.1.2. Nguyên nhân xuất hiện và tác động của tham nhũng ở khu vực tư

vực tư đối với xã hội

Hối lộ và tham nhũng ở khu vực tư xuất hiện với những tác động xấu của nó đến sự phát triển của xã hội là điều khơng phải bàn cãi. Có thể đánh giá như sau:

1.1.2.1. Nguyên nhân xuất hiện

Công thức nổi tiếng về tham nhũng là một phân tích kinh tế về tham nhũng gồm ba thành phần cấu thành nên, bao gồm "độc quyền + tự quyết - trách nhiệm giải trình" (Klitgaard 1988)30, đây chính là nguyên nhân cơ bản nhất để một hành động tham nhũng xảy ra. Độc quyền ở đây đề cập đến "tính sẵn có nhưng với sự hạn chế của nó", làm cho các quan chức hoặc người có chức vụ quyền hạn liên quan có thể quyết định theo ý mình và địi hỏi những lợi ích cá nhân từ chính sự “hạn chế đó của nó”, ở nơi mà “sự giải trình” hoặc kiểm sốt yếu kém hoặc khơng tồn tại. Điều này có thể được cụ thể hóa qua một số tác động như sau:

 Lợi ích cá nhân thu được từ hành vi hối lộ: Nhiều người cho rằng lương thấp là nguyên nhân dẫn đến tham nhũng của người nắm chức vụ quyền hạn, vì vậy, họ phải tham nhũng để có tiền ni sống bản thân và gia đình. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy, tham nhũng hối lộ xuất hiện ở nhiều dạng khác nhau, trong nhiều trường hợp, một người chấp nhận hành vi hối lộ do áp lực từ các mối quan hệ mà họ đang có, hoặc từ một lợi ích phi vật chất nào đó (ví dụ như tình dục, cơ hội, sự đe dọa …) để thực hiện hành vi hối lộ.

 Quy trình thực hiện cơng việc chưa phù hợp: quy trình bao gồm cả quy trình kiểm sốt hành vi tham nhũng hối lộ cịn nhiều khe hở, lẫn quy trình mà người có chức vụ quyền hạn đang nắm giữ (ví dụ, phân quyền ra quyết định chưa tốt, chưa độc lập, còn chứa đựng nhiều sự độc quyền trong quyết định cũng như dịch vụ…) cũng là nguyên nhân làm xuất hiện hành vi này.

 Tư tưởng muốn nhanh, muốn đi “đường tắt” của phần đơng dân chúng (có thể nói theo người viết là “sự văn minh của nhận thức”) vẫn còn hạn chế.

30 Alexandra Mills, 2012. Causes of corruption in public sector institutions and its impact on development [pdf]. Available at: <http://unpan1.un.org/intradoc/groups/public/documents/un-dpadm/unpan049589.pdf>. [Accessed: 19 August 2017], page 8.

Ai cũng muốn nhanh, muốn được việc bằng bất cứ giá nào, và vì vậy, họ sẵn sàng chi cho hối lộ để được việc. Sự thấp kém của văn minh nhận thức ở người đưa lẫn người nhận hối lộ là nguyên nhân tồn tại và không ngừng gia tăng của tham nhũng hối lộ.

Tập quán văn hóa quà cáp, biếu tặng của phần đông người Châu Á, trong đó có Việt Nam cũng có thể được xem là một nguyên nhân làm xuất hiện hối lộ. Nét văn hoá “miếng trầu là đầu câu chuyện”31, “uống nước nhớ nguồn”... đã và đang bị lợi dụng để thực hiện hành vi tham nhũng, trở thành một thông lệ xấu hay được nhắc đến kiểu như “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”. Quà cáp bị biến tướng với lý do tập quán văn hóa thành nạn quà cáp hối lộ, trở nên có cơ sở tồn tại và phát triển.

1.1.2.2. Tác động của tham nhũng ở khu vực tư đối với sự phát triển xã hội

Tham nhũng, hối lộ ở khu vực tư bằng sự xuất hiện đã tác động và ảnh hưởng đến tất cả các phương diện của đời sống xã hội, đặc biệt là kinh tế. Có thể nhìn nhận trên các phương diện:

 Tha hóa đạo đức xã hội

Trước những lợi ích bất chính đã hoặc sẽ có được khi thực hiện hành vi tham nhũng, nhiều người có chức vụ, quyền hạn đã không giữ được phẩm chất đạo đức của mình, họ đi ngược lại với lòng tin mà xã hội, hoặc tổ chức tin tưởng giao phó. Người đưa hối lộ bất chấp tất cả những tổn thất của người khác, miễn là đạt được mục đích cho riêng họ bằng bất cứ giá nào. Điều đáng nói là, khi họ làm được một lần, họ sẽ làm thêm nhiều lần nữa và cho rằng điều đó là bình thường, là đương nhiên vì theo nhận thức của họ, cả hai cùng có lợi trong khi công việc vẫn được thực hiện.

 Tạo nên môi trường cạnh tranh không lành mạnh

Một người muốn được việc một cách nhanh chóng nên đã chi một khoản lợi ích cho cá nhân người đang nắm giữ quyền ra quyết định. Trong trường hợp này, tính cơng bằng sẽ khơng tồn tại với những người khác không đồng ý làm

31 Thanh Tra Chính Phủ Việt Nam, 2012. Tài Liệu Bồi dưỡng về Phòng Chống Tham nhũng, dành cho GV các trường ĐH, CĐ, TC [sách điện tử]. Chương 1, phần II, điểm 1c. Xem tại: http://thanhtra.gov.vn/ct137/Lists/LTaiLieu/View_Detail.aspx?CatID=- 1&ItemId=6&LVID=&CapChaId=4. Ngày xem: 19/8/2017.

điều đó. Hoặc tệ hơn, một số người khác cũng muốn được việc, họ phải chi một khoản lợi ích cao hơn người ban đầu, cứ như vậy, tham nhũng sẽ trở thành một cuộc đua khơng có điểm dừng, người có quyền ra quyết định vẫn phải ra quyết định theo trách nhiệm được giao, trong khi vẫn nhận một khoản lợi ích bất chính khác từ những người liên quan. Khi đó, mơi trường kinh doanh rối loạn, cạnh tranh khơng cịn minh bạch, lành mạnh.

 Miền đất hứa cho tội phạm rữa tiền

Tham nhũng hối lộ tạo ra một khoản tiền bất chính khổng lồ, để đưa vào lưu thơng, người sở hữu tìm cách hợp pháp hóa nó thơng qua các cơng cụ rữa tiền, trong đó có tài trợ cho khủng bố hoặc tội phạm. Nguy hiểm hơn, nếu tham nhũng hối lộ liên quan đến khu vực công, khu vực của nhà làm luật và thi hành pháp luật (political corruption), nó sẽ làm suy yếu hệ thống luật pháp trong việc ngăn chặn tham nhũng hối lộ, rữa tiền, kiểm soát tài trợ khủng bố, tội phạm…32

 Kiềm hãm sự phát triển kinh tế ổn định và lâu bền

Từ tham nhũng hối lộ, một khoản tiền lớn có thể chảy vào túi một hoặc một vài cá nhân nào đó mà nếu không làm vậy, số tiền đó có thể dùng vào nhiều việc có ích hơn, góp phần phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh đó, do có ý định tham nhũng, người có chức vụ vụ quyền hạn sẽ tìm cách vòi vĩnh, nhũng nhiễu, gây chậm trễ trong quy trình giải quyết cơng việc, ảnh hưởng chung đến sự ổn định, phát triển kinh tế và xã hội.

 Mất lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư FDI trên phương diện quốc gia Dễ dàng nhìn thấy như đã bàn ở phần đầu của luận văn “chỉ số cảm nhận về tham nhũng” mà các nhà đầu tư đánh giá các quốc gia mà họ đầu tư kinh doanh, cũng như tham nhũng được cho là yếu tố trở ngại lớn nhất để thu hút các nhà đầu tư của khu vực tư vào thị trường, ngay cả tội phạm mafia hoặc lạm phát cũng không gây trở ngại cho nhà đầu tư bằng tham nhũng khi họ cân nhắc gia nhập vào một thị trường nào đó, để nhận ra rằng, khơng một nhà đầu tư nào muốn hợp tác kinh doanh với một đối tượng có danh tiếng xấu về tham

32 Yunus Husein, 2007. The Links between Corruption and Money Laundering: Indonesia’s perspective [pdf]. Indonesia Financial Transactions and Analysis Centre. Bankok, Thailand. Availble at:

nhũng hối lộ xét trên cả phạm vi quốc gia, lẫn phạm vi doanh nghiệp với doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Chương 1: sự phát triển các thành tố của chủ nghĩa hợp hiến ở việt nam trước 1954 (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)