Quy chế kiểm soát nội bộ và tham nhũng ở khu vực tư

Một phần của tài liệu Chương 1: sự phát triển các thành tố của chủ nghĩa hợp hiến ở việt nam trước 1954 (Trang 39 - 45)

6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của luận văn

2.1. Các biện pháp phòng chống tham nhũng dưới góc nhìn pháp lý

2.1.3. Quy chế kiểm soát nội bộ và tham nhũng ở khu vực tư

Theo chuẩn mực kiểm toán số 400 của Việt Nam “hệ thống kiểm soát

nội bộ là các qui định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm bảo đảm cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các qui định, để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót; để lập báo cáo tài chính trung thực và hợp lý; nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị. Hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm mơi trường kiểm sốt, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát”. Khái niệm này khá tương

thích với khái niệm về hệ thống kiểm soát nội bộ (internal control system) được chấp nhận rộng rãi trên thế giới. Ví dụ theo báo cáo Turnbull48, phát hành lần đầu vào năm 1999, hệ thống kiểm soát nội bộ được định nghĩa là hệ thống các chính sách, quy trình, nhiệm vụ, hành vi và các khía cạnh khác của một tổ chức nhằm tạo điều kiện cho tổ chức hoạt động hiệu quả, đảm bảo chất lượng của báo cáo nội bộ và bên ngoài và đảm bảo tuân thủ luật pháp và các quy định hiện hành cũng như các chính sách nội bộ49.

Như vậy, có thể hiểu quy chế kiểm sốt nội bộ là hệ thống các quy định nội bộ giúp cơng ty vận hành hiệu quả, trong đó bao gồm cả chống tham nhũng hối lộ ở khu vực tư, giúp công ty tuân thủ với quy định của luật pháp hiện hành có liên quan.

Quy chế kiểm soát nội bộ hoặc quy chế quản trị doanh nghiệp (“corporate governance”), theo Robert Ian (Bob) Tricker – người đầu tiên đưa ra thuật ngữ “corporate governance” trong cuốn sách do ông là tác giả năm 1984, liên quan đến cách doanh nghiệp được quản trị, và khác với cách quản trị vận hành kinh doanh trong các doanh nghiệp này. Quy chế kiểm soát nội bộ giải quyết các vấn đề mà Hội đồng Quản trị phải đối mặt, như sự tương tác với ban giám đốc và mối quan hệ với chủ sở hữu doanh nghiệp và những người có lợi ích khác liên quan đến cơng ty. Theo James D. Wolfensohn, chủ tịch thứ 9

48 ICAEW. Internal Control: Guidance for directors on the Combined Code. Available at:

<https://www.icaew.com/library/subject-gateways/corporate-governance/codes-and-reports/turnbull-report>. [Accessed: 02 September 2017].

49 ACCA. Internal controls. Available at: http://www.accaglobal.com/ca/en/student/exam-support-resources/fundamentals- exams-study-resources/f1/technical-articles/internal-controls.html. [Accessed: 02 September 2017]

của World Bank, quy chế kiểm soát nội bộ thúc đẩy sự “công bằng, minh bạch và trách nhiệm giải trình của cơng ty”50. Một cách hiểu khác, quy chế kiểm soát nội bộ là sự tổng hợp của hai yếu tố tuân thủ (conformance) và hiệu quả hoạt động (performance)51, hai yếu tố này luôn tồn tại song song, bổ sung cho nhau trong mọi quy chế kiểm soát nội bộ tại doanh nghiệp. Như vậy, quy chế kiểm sốt nội bộ có thể được hiểu như một phần không thể tách rời trong sự vận động hàng ngày của doanh nghiệp, hướng đến việc tuân thủ tất cả các giá trị đạo đức trong cuộc sống và đạo đức trong kinh doanh, hệ thống luật pháp và các tục lệ được chấp nhận nhằm làm tăng sự hài lòng của khách hàng, tăng giá trị và tài sản của cổ đơng.

Nói về quy chế kiểm sốt nội bộ của Công ty, theo Luật Doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp tùy theo loại hình và quy mơ có thể thành lập ban kiểm soát, theo đó kiểm sốt viên sẽ có quyền “kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc52” và một số quyền và nghĩa vụ khác, bao gồm cả các quyền và nghĩa vụ không được quy định bởi pháp luật doanh nghiệp nhưng lại được quy định trong điều lệ công ty. Như vậy, nếu công ty đề cao tính trung thực và kinh doanh có đạo đức, những quy định về giám sát phòng chống hối lộ trong khu vực tư nói chung, và trong phạm vi cơng ty nói riêng sẽ được liệt kê trong quy chế kiểm soát nội bộ của công ty, tuy nhiên, đương nhiên đây không phải là điều bắt buộc theo quy định của Luật này.

Trong các loại hình doanh nghiệp đang tồn tại ở Việt Nam, quy chế kiểm soát nội bộ của công ty đại chúng có thể được quan tâm nhiều hơn các loại cịn lại, một phần vì các nhà đầu tư, hiện hữu lẫn tiềm năng, dễ dàng đầu tư vào với hy vọng sinh lợi từ nguồn tiền đầu tư đó của họ, mong muốn tiền đầu tư được sử dụng hiệu quả, cơng ty phát triển bền vững, vì vậy, họ sẽ xem xét và đánh giá cẩn thận về công ty mà họ sẽ đầu tư, bao gồm quy chế kiểm soát nội

50 J. Wolfensohn, President - World bank, as quoted by an article in Financial Times, June 21, 1999. Original statement:

“Corporate governance is about promoting corporate fairness, transparency and accountability”

51 James Beck. et al. 2016. CPA Australia Program: Ethics and Governance. Published by Deakin University, Geelong, Victoria 3127, Australia. Page 164. Paragraph 4.

52 Khoản 2a, Điều 82, Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014, hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2015

bộ của công ty. Một khi vấn đề thu hút sự quan tâm của phần đông dân chúng, luật sẽ ra đời để cụ thể hóa và điều chỉnh. Tại điều 7, Nghị định 71/2017/NĐ- CP ngày 06 tháng 06 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn về quy chế quản trị cơng ty áp dụng đối với cơng ty đại chúng có quy định rằng Bộ Tài chính sẽ là cơ quan đưa ra hướng dẫn về mẫu Quy chế nội bộ về quản trị công ty để công ty đại chúng tham chiếu xây dựng Quy chế nội bộ về quản trị riêng cho cơng ty của mình53. Cũng tại Nghị định này, ngăn ngừa xung đột lợi ích là một trong những vấn đề mà công ty cần phải thực hiện, hoặc “công ty đại chúng áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa những người có liên quan can thiệp vào hoạt động của công ty và gây tổn hại cho lợi ích của cơng ty thơng qua việc kiểm sốt các giao dịch, mua bán, giá cả hàng hóa và dịch vụ của cơng ty”54… Mặc dù khơng cụ thể hóa quy định về kinh doanh minh bạch không tham nhũng hối lộ, nhưng với những yêu cầu trên đây cũng góp phần buộc doanh nghiệp kinh doanh minh bạch, không vi phạm các pháp luật về giao dịch nội gián, cạnh tranh lành mạnh… vốn dĩ có mối liên hệ mật thiết với tham nhũng hối lộ.

Một dấu hiệu đáng mừng là tại dự thảo sửa đổi Luật Phịng, chống Tham nhũng có quy định rằng “doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề ban hành quy tắc đạo đức kinh doanh đối với thành viên, hội viên, nhân viên của mình”, theo đó, “doanh nghiệp có trách nhiệm ban hành, thực hiện quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp mình nhằm xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh, phi tham nhũng”55, và “trong điều lệ, quy chế hoạt động, doanh nghiệp có trách nhiệm quy định về cơ chế kiểm sốt nội bộ nhằm phịng ngừa xung đột lợi ích, ngăn chặn, xử lý hành vi tham ô, hối lộ, lạm dụng chức vụ,

53 Khoản 2, Điều 7, Nghị định 71/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 06 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn về quản trị Công ty áp dụng đối với công ty đại chúng, hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2017, trừ quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.

54 Điều 24 và 25, Nghị định 71/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 06 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn về quản trị Cơng ty áp dụng đối với công ty đại chúng, hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2017, trừ quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.

55 Khoản 1, Điều 106, Dự thảo Luật Phòng, Chống Tham nhũng. Nguồn:

http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_LUAT/View_Detail.aspx?ItemID=1241&LanID=1410&TabIndex =1. [Ngày xem: 24/9/2017]

quyền hạn và các hành vi tham nhũng khác”56. Với quy định tại dự thảo này, không chỉ công ty đại chúng mà tất cả các doanh nghiệp đều phải tuân thủ các quy chế về quản trị doanh nghiệp trong việc phòng và chống tham nhũng tại khu vực tư. Vấn đề đáng bàn tính thực thi pháp luật, một vấn đề cần nhìn nhận về hệ thống pháp luật Việt Nam, rằng luôn đầy đủ về mặt nội dung nhưng tính thực thi pháp luật (enforcement) chưa cao.

Trên thực tế, theo Luật Chống Tham nhũng ở Nước ngoài của Hoa Kỳ (FCPA 1977) hoặc Luật Chống Hối lộ của Vương quốc Anh (UK BA 2010) quy định trách nhiệm pháp lý đối với các cơng ty hoặc các tập đồn đa quốc gia về hành vi của các nhà cung cấp và nhà phân phối của họ trong hệ thống phân phối và kinh doanh toàn cầu của họ. Việc thực thi các luật này tạo áp lực cho các cơng ty tìm kiếm đối tác kinh doanh ở nước ngồi phải cùng cam kết chống tham nhũng. Do đó, sự yêu cầu đối tác tuân thủ các quy chế kiểm sốt nội bộ nói chung và quy định nội bộ nói riêng của họ về phịng chống tham nhũng hối lộ trở thành một yếu tố quan trọng trong cách quản lý rủi ro của ban quản lý cơng ty.

Nói như PwC, một trong bốn cơng ty kiểm tốn lớn nhất thế giới, trong bộ quy tắc ứng xử của họ “chúng tôi tiến hành hoạt động kinh doanh của chúng tôi bằng sự tuân thủ các chuẩn mực, luật pháp và các quy định hiện hành cùng với các chính sách và tiêu chuẩn của PwC. Tuy nhiên, chúng tôi cũng thừa nhận rằng các chuẩn mực, luật, quy định và chính sách này khơng thể điều chỉnh tất cả các loại hành vi. Do đó, chúng tơi phải có Bộ Quy tắc Ứng xử cho mọi người liên quan đến PwC và các công ty trực thuộc PwC. Bộ Quy tắc Ứng xử này dựa trên các giá trị của chúng tơi và nó sẽ đưa họ đến cấp độ tiếp theo - chứng tỏ giá trị và sự đóng góp của chúng tơi trong việc tích lũy và nâng cao chất lượng của PwC”57

Một hệ thống quản trị doanh nghiệp với những quy chế kiểm soát tốt

56 Khoản 2, Điều 106, Dự thảo Luật Phòng, Chống Tham nhũng. Nguồn:

<http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_LUAT/View_Detail.aspx?ItemID=1241&LanID=1410&TabInde x=1>. [Ngày xem: 24/9/2017]

57 PwC Fraud Academy. Codes of conduct - A barrier or breakthrough for corporate behaviour. August 2013. Available at: <https://www.ibe.org.uk/userassets/surveys/pwccodesofconductreport2013.pdf>. [Accessed: 2 Sept 2017]

không thể mang tính áp đặt, thậm chí nếu ban hành bởi các cấp lãnh đạo cao nhất của công ty; cũng không thể tồn tại một hệ thống quản trị lỏng lẻo, tùy ý mọi người thực hiện hay không. Thực tế cho thấy rằng, công ty sẽ gặp khó khăn trong việc xây dựng một hệ thống quản trị hiệu quả nếu môi trường pháp lý và quy định chung ở một quốc gia không được cải thiện. Đạo đức và giá trị doanh nghiệp (yếu tố mang tính nội bộ), và các thể chế, pháp chế và quy định (yếu tố bên ngồi), là nền tảng để có một hệ thống quản trị doanh nghiệp với những quy chế kiểm soát hiệu quả. Quy chế kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp khơng nên coi đó là “thuốc chữa bách bệnh” hoặc “chữa bệnh tự động” cho tất cả các “căn bệnh” của công ty. Tuy nhiên, nếu quy chế kiểm soát nội bộ được củng cố bởi các giá trị và hành vi tạo ra trong các tổ chức lấy đạo đức làm tiêu chuẩn, tham nhũng sẽ trở thành ngoại lệ hơn là “tục lệ”.

Bên cạnh các vấn đề về phát triển kinh doanh, tăng doanh số, chiếm lĩnh thị trường, các doanh nghiệp nhận thức được rằng, việc phát triển bền vững là cực kỳ cần thiết và bảo vệ danh tiếng là vấn đề cần đặt lên hàng đầu. Danh tiếng bị tổn hại có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, tuy nhiên, sự tổn hại do những vi phạm về tham nhũng không những làm mất uy tín của cơng ty, giảm niềm tin từ người tiêu dùng, mà còn ảnh hưởng trầm trọng đến sự phát triển bền vững. Một hành vi nhỏ có thể phá hủy cả một thương hiệu lớn được gây dựng qua hàng thế kỷ. Vì vậy, tham nhũng hối lộ được xem như hành vi “bẩn cực” tại các tập đồn lớn để nó nghiêm túc xây dựng văn hóa bài trừ. Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi cơng ty kiểm tốn Ernst and Young58 với 1,698 nhân viên làm việc tại các công ty lớn ở 14 vùng lãnh thổ thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương năm 2017, 35% số người được hỏi cho rằng là bình thường để sử dụng hối lộ để có được hợp đồng ở cơng ty của họ (so với 31% năm 2015 và 14% năm 2013), 44% số người được hỏi ở vị trí quản lý cao cấp cho rằng theo họ cần phải chi tiền để có được các ưu đãi kinh doanh. Cũng theo khảo sát này, 85% số người được hỏi cho rằng họ muốn thay đổi chính sách phịng chống tham nhũng hối lộ tại công ty họ để làm nó dễ hiểu hơn, 39% cho

58 EYGM Limited, 2017. APAC Fraud Survey 2017 How should over-burdened compliance function respond?. Page 9-10, 15- 16. Available at: <https://fraudsurveys.ey.com/>. [Accessed: 02 September 2017].

rằng bộ quy tắc hành xử có ảnh hưởng không đáng kể đến hành vi thực tế của nhân viên. Rõ ràng thấy rằng, cho dù cơng ty có xây dựng bộ quy tắc hành xử và quy tắc phòng chống tham nhũng hối lộ, thì hiệu quả áp dụng của nó vẫn còn chưa cao, khi mà người ta chưa nhận thức được về sự phát triển bền vững, khi mà doanh số trước mắt vẫn là ưu tiên cao nhất, hàng đầu.

Nếu như pháp luật quy định bắt buộc về quy chế quản trị doanh nghiệp hay quy chế kiểm soát là bắt buộc ở nhiều nước với một số hoặc tồn bộ các loại hình doanh nghiệp, thì đến thời điểm hiện tại, trừ các cơng ty niêm yết trên một số sàn giao dịch chứng khoán lớn, buộc phải tuân theo US FCPA 1977 hoặc UK BA 2010 với những quy định bắt buộc về chống tham nhũng hối lộ, hầu hết chưa có quy định bắt buộc về việc các doanh nghiệp phải có quy định nội bộ về phịng chống hối lộ tham nhũng ở tại doanh nghiệp mình, có chăng chỉ là kinh doanh có đạo đức một cách chung chung. Mặc dù các doanh nghiệp khi tham gia vào các hiệp hội trong lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của mình như hiệp hội dược phẩm, hiệp hội trang thiết bị y tế, hiệp hội hàng tiêu dùng nhanh, hiệp hội sữa, hiệp hội thuốc lá… sẽ phải tuân theo các bộ quy tắc hành xử riêng của hiệp hội bao gồm cả việc chống tham nhũng hối lộ ở khu vực tư, nhưng với những khảo sát ở trên của cơng ty kiểm tốn Ernst and Young, hiệu lực áp dụng dường như vẫn rất thấp.

Ở Việt Nam, việc phòng chống tham nhũng – hối lộ dường như là điều xa lạ, nhiều chủ doanh nghiệp nghĩ về việc phòng chống tham nhũng như một điều gì đó xa lạ và khơng cần phải phịng chống, đơi khi với bản thân họ, việc phòng chống hối lộ tham nhũng khơng mang đến lợi ích mà còn mang đến tổn thất cho bản thân, cho doanh nghiệp. Dễ dàng nhận ra, Vinamilk, một doanh nghiệp Việt Nam chú ý đến việc phát triển thương hiệu, được ca tụng là doanh nghiệp tiên phong trong việc xây dựng các chuẩn mực cao về đạo đức kinh doanh, nhưng nếu so sánh Bộ quy tắc Ứng xử của Vinamilk với bộ quy tắc ứng xử tại các tập đoàn đa quốc gia hiện nay như Coca-Cola, Unilever, Walmart, HSBC,…hay thậm chí ngay cả Samsung, một tập đồn đa quốc gia nổi tiếng tồn cầu, bộ Quy tắc Ứng xử vẫn có một khoảng cách khá xa. Bản thân người viết lại cảm thấy nhận thức về phòng chống tham nhũng trong các doanh

nghiệp Việt Nam nói riêng, ở các nước đang phát triển khác nói chung, cịn phải mất một thời gian dài, rất dài mới có hy vọng thay đổi.

Một phần của tài liệu Chương 1: sự phát triển các thành tố của chủ nghĩa hợp hiến ở việt nam trước 1954 (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)