CHƢƠNG 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.6. Phân tích dữ liệu
3.6.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo
Sau khi có đƣợc thang đo nháp cuối cùng, cơng việc trƣớc tiên là phải đánh giá lại độ tin cậy của thang đo. Độ tin cậy thƣờng dùng nhất là hệ số Cronbach Alpha. Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng Cronbach Alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lƣờng là tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng đƣợc. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng đƣợc trong trƣờng hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với ngƣời trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Đối với nghiên cứu này, Cronbach Alpha từ 0,7 trở lên là chấp nhận đƣợc.
Hệ số tƣơng quan biến tổng là hệ số tƣơng quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo, do đó hệ số này càng cao thì sự tƣơng quan của biến này với các biến khác trong nhóm càng cao. Theo Nunnally & Burnstein (1994), các biến có hệ số tƣơng quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 đƣợc coi là biến rác và sẽ bị loại khỏi thang đo với mục đích tăng hệ số Cronbach Alpha. Tuy nhiên nếu hệ số Cronbach Alpha đã đạt u cầu thì khơng nhất thiết phải loại biến
có hệ số tƣơng quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 vì đã đạt đƣợc giá trị nội dung cần nghiên cứu.
3.6.2 Phân tích nhân tố khám phá
Sau khi kiểm tra Cronbach Alpha, công việc tiếp theo là sử dụng phân tích nhân tố khám phá EFA để đánh giá sơ bộ tính đơn hƣớng, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo. Một số tiêu chuẩn mà các nhà nghiên cứu thƣờng quan tâm khi phân tích nhân tố khám phá (EFA), Thứ nhất, số lƣợng nhân tố trích cho phù hợp với giả thuyết ban đầu về số lƣợng thành phần của thang đo. Thứ hai, trọng số nhân tố λ ≥ 0.5 là chấp nhận đƣợc. Thứ ba, thang đo đƣợc chấp nhận khi tổng phƣơng sai trích TVE ≥ 50%.
3.6.3 Kiểm định mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu
Phân tích tƣơng quan và hồi quy tuyến tính (Phần mềm SPSS 16.0): Sử dụng phần mềm SPSS để kiểm định mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu vì là phần mềm phổ biến, thông dụng trong nghiên cứu nhất là các nghiên cứu ứng dụng trong kinh doanh. Mơ hình đƣợc chọn là mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến, các mơ hình hồi quy lần lƣợt đƣợc thêm vào từng biến tiểu sử để xem xét mức độ ảnh hƣởng của các biến này lên CRM
3.7. Kết luận
Chƣơng này đã cung cấp chi tiết về phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này. Trọng tâm của chƣơng này là vào sự phát triển của câu hỏi và các phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng để đánh giá thang đo lƣờng và phân tích sơ bộ để đƣa vào nghiên cứu chính thức. Chƣơng tiếp theo sẽ cung cấp kết quả nghiên cứu và nêu bật một số kết quả đáng chú ý.