Đánh giá và kiểm định thang đo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các thành phần văn hóa doanh nghiệp đến cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên khối ngân hàng TMCP tại TP HCM , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 41)

3.4.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Mục đích của việc đánh giá độ tin cậy thang đo để đánh giá mức độ hội tụ của các biến quan sát (biểu hiện qua trị số Cronbach alpha) đồng thời xem xét các biến trong cùng thang đo có tương quan biến tổng (item total correlation) với nhau không.

Hệ số Cronbach alpha có giá trị biến thiên trong khoảng [0,1]. Về mặt lý thuyết Cronbach alpha có giá trị càng cao càng tốt (thang đo càng có độ tin cậy cao). Tuy nhiên nếu hệ số Cronbach alpha quá lớn (> 0,95) xảy ra hiện tượng trùng lắp trong thang đo. Vì vậy một thang đo có độ tin cậy tốt khi nó biến thiên trong khoảng [0,7 -0,8]. Nếu Cronbach alpha 0,6 là thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy (Nunnally & Bernstein 1994, trích trong Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Bên cạnh hệ số Cronbach alpha, người ta còn sử dụng hệ số tương quan biến tổng (item – total correlation). Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tởng 0,30 thì biến đó đạt yêu cầu (Nunnally & Bernstein 1994, trích trong Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Trong luận văn này, tác giả giữ lại các thang đo có hệ số Cronbach alpha từ 0,6 trở lên đồng thời thang đo phải đảm bảo tất các biến có tương quan biến tởng lớn hơn 0,3.

3.4.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Sau khi đánh giá độ tin cậy các thang đo bằng hệ số Cronbach alpha, tác giả tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA. Để mơ hình EFA đảm bảo khả năng tin cậy đòi hỏi phải thực hiện các kiểm định chính sau:

- Kiểm định tính thích hợp của EFA: Sử dụng thước đo KMO (Kaiser- Meyer-Olkin) để đánh giá sự thích hợp của mơ hình EFA đối với ứng dụng vào dữ liệu thực tế nghiên cứu. Khi trị số KMO thỏa mãn điều kiện 0,5 < KMO < 1 thì phân tích nhân tố khám phá là thích hợp cho dữ liệu thực tế. - Kiểm định tương quan biến quan sát trong thước đo đại diện: Sử dụng

kiểm định Barlett để đánh giá các biến quan sát có tương quan với nhau trong một thang đo. Khi mức ý nghĩa của kiểm định Barlett nhỏ hơn 0,05 thì các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện.

- Kiểm định mức độ giải thích các biến quan sát với nhân tố: Sử dụng phương sai trích (%cumulative variance) để đánh giá mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố. Trị số phương sai trích được chấp nhận khi lớn hơn 50%.

Ngồi ra một số tiêu chí khác để kiểm định EFA

- Hệ số tải nhân tố (factor loadings) là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Theo Hair và cộng sự (1998 trích trong Nguyễn Đình Thọ, 2011) thì Factor loading ≥ 0,3 được xem là đạt mức tối thiểu, Factor loading ≥ 0,4 được xem là quan trọng, Factor loading ≥ 0,5 được xem là có ý nghĩa

thực tiễn. Trong phạm vi luận văn này nếu biến quan sát nào có Factor loading nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại.

- Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0,3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

- Hệ số Eigenvalue có giá trị ≥ 1, Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008, trang 34) đại lượng Eigenvalue đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố. Những biến có Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ không có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn một biến gốc.

3.4.3 Phân tích hồi qui

Mục đích của phân tích hời qui bội là xác định mối quan hệ giữa biến phụ thuộc (là cam kết gắn bó với tổ chức) và các biến độc lập (các thành phần đo lường văn hóa doanh nghiệp). Tác giả thực hiện phân tích hời qui bội theo trình tự: xem xét sự tương quan giữa các biến, kiểm định các giả định của mơ hình hời qui và phân tích hời qui.

3.4.3.1 Xem xét sự tương quan giữa các biến

Sử dụng hệ số Pearson để xem xét các mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa biến phụ thuộc với biến độc lập, cũng như giữa các biến độc lập với nhau. Nếu hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập lớn, chứng tỏ giữa chúng có mối quan hệ với nhau và phân tích hời qui tún tính có thể phù hợp. Mặt khác, nếu giữa các biến độc lập cũng có tương quan lớn với nhau thì đó cũng là dấu hiệu cho biết giữa chúng có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

3.4.3.2 Đánh giá kết quả phân tích hồi qui

Kiểm định mức độ giải thích của mơ hình: Hệ số xác định R2 và R2 hiệu chỉnh (Adjusted R square) được dùng để đánh giá độ phù hợp của mơ hình. Vì R2 sẽ tăng khi đưa thêm biến độc lập vào mơ hình nên dùng R2 hiệu chỉnh sẽ an toàn hơn khi đánh giá độ phù hợp của mơ hình. R2 hiệu chỉnh càng lớn thể hiện độ phù hợp của mơ hình càng cao. Hệ số R2 có giá trị từ 0 đến 1, R2 càng gần 1 thì mơ hình đã

xây dựng càng thích hợp, R2 càng gần 0 mơ hình càng kém phù hợp với tập dữ liệu mẫu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Kiểm định độ phù hợp của mơ hình: Kiểm định F sử dụng trong phân tích

phương sai là một phép kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mơ hình hời qui tún tính tởng thể để xem xét biến phụ thuộc có liên hệ tún tính với tồn bộ tập hợp của các biến độc lập.

Cặp giả thiết:

 H0: Không có mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.

 H1: Tồn tại mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Mức ý nghĩa kiểm định là 5%. Nguyên tắc chấp nhận giả thiết:

 Nếu Sig.< 0,05: Bác bỏ giả thiết H0.

 Nếu Sig.≥ 0,05: Chưa có cơ sở bác bỏ giả thiết H0.

3.4.3.3 Kiểm định các giả định của mơ hình hồi qui

Phương sai của sai số không đổi: Để kiểm định phương sai của sai số (phần (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dư) không đổi, tác giả sử dụng đồ thị phân tán của phần dư đã được chuẩn hóa (Standardized Residual) và giá trị dự báo đã được chuẩn hóa (Standardized Predicted Value).

Các phần dư có phân phối chuẩn: Nghiên cứu này, tác giả sẽ sử dụng cách

xây dựng biểu đồ tần số Histogram và biểu đồ P-P plot để khảo sát phân phối của phần dư.

Khơng có hiện tượng đa cộng tuyến: Hiện tượng này được kiểm định

thông qua hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance inflation factor). Khi VIF vượt quá 10, đó là dấu hiệu của đa cộng tuyến. Tuy nhiên, theo Nguyễn Hùng Phong (2012), khơng có tiêu chuẩn chính xác nào của VIF nói lên độ lớn của VIF là bao nhiêu thì hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra nhưng theo kinh nghiệm nếu VIF > 5 thì hiện tượng đa cộng tuyến xuất hiện. Với nghiên cứu này, tác giả sử dụng VIF ≤ 5 thì khơng có hiện tượng đa cộng tún xảy.

Khơng có mối tương quan giữa các phần dư: Căn cứ vào đại lượng thống

kê Durbin-Watson để kiểm định tương quan này. Nếu Durbin-Watson nằm trong đoạn từ 1 đến 3 thì có thể kết luận hiện tượng tương quan không xảy ra.

3.4.4 Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm thống kê

Sử dụng kiểm định T- test và ANOVA một chiều để kiểm định có hay không sự khác nhau trong đánh giá về cam kết gắn bó với tổ chức giữa các nhóm thống kê bao gờm: giới tính, độ t̉i, trình độ học vấn, vị trí cơng tác, thu nhập.

Các giả thiết được kiểm định là:

 HT1 : Có sự khác biệt về cam kết gắn bó với tở chức giữa các giới tính

 HT2 : Có sự khác biệt về cam kết gắn bó với tổ chức giữa các nhóm độ tuổi.

 HT3 : Có sự khác biệt về cam kết gắn bó với tở chức giữa các trình độ học vấn.

 HT4 : Có sự khác biệt về cam kết gắn bó với tổ chức giữa các vị trí cơng tác.

 HT5 : Có sự khác biệt về cam kết gắn bó với tổ chức giữa các mức thu nhập.

Với mức ý nghĩa kiểm định là 95% .

Tuy nhiên, trước khi thực hiện kiểm định One Way ANOVA cần phải kiểm định Levene's Test sự bằng nhau của các phương sai tổng thể để xem xét mức độ đồng đều của dữ liệu quan sát.

 Nếu Sig. < 0,05: Phương sai giữa các nhóm đối tượng khác nhau là khác nhau hay không có phân phối chuẩn thì kiểm định Kruskal Wallis được sử dụng để kết luận cho trường hợp này.

 Nếu Sig.≥0,05: Phương sai không khác nhau hay có phân phối chuẩn. Ta sẽ sử dụng kiểm định One Way ANOVA để kết luận.

Tóm tắt chương 3:

Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện để xây dựng, đánh giá các thang đo và mơ hình lý thút về tác động của các thành phần văn hóa

doanh nghiệp đến cam kết gắn bó với tổ chức. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện qua 2 bước, nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.

Nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thơng qua kỹ thuật thảo luận nhóm, qua bước nghiên cứu này, các thang đo đo lường các khái niệm cũng được xây dựng để phục vụ cho nghiên cứu chính thức.

Nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua kỹ thuật phỏng vấn với cỡ mẫu là 392.

Chương 4 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trong chương này, sẽ trình bày kết quả phân tích dữ liệu được thu thập thông qua khảo sát định lượng. Những nội dung chính của chương gờm: đánh giá độ tin cậy của các thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hời qui để đánh giá sự tác động của các thành phần văn hóa doanh nghiệp đến cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên khối Ngân hàng TMCP tại TP.HCM.

4.1 Đặc điểm mẫu khảo sát

Có 415 bảng câu hỏi được phát ra cho đối tượng là nhân viên các ngân hàng TMCP tại TP.HCM. Kết quả thu về được 408 bảng, sau khi loại bỏ các phiếu trả lời không đạt yêu cầu (trả lời không đầy đủ, câu trả lời mâu thuẫn, câu trả lời có từ hai lựa chọn trở lên, không thuộc đối tượng khảo sát) thì số lượng còn lại là 392 bảng. Thống kê mẫu đối với các biến nhân khẩu học cho thấy khơng có sự đờng đều về giới tính, t̉i, trình độ học vấn, vị trí cơng tác và mức thu nhập. Cụ thể:

- Về giới tính: 191 người là nam chiếm tỷ lệ 48,7% và 201 người là nữ chiếm tỷ lệ 51,3%.

- Về độ tuổi: Có 158 nhân viên có độ tuổi dưới 26 chiếm tỷ lệ 40,3%; 149 nhân viên có độ tuổi từ 26 đến 31 tuổi chiếm tỷ lệ 38%; có 49 nhân viên có độ tuổi từ 31 đến 36 tuổi chiếm tỷ lệ 12,5%; có 36 nhân viên trên 36 tuổi chiếm tỷ lệ 9,2%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Về trình độ học vấn: Số lượng nhân viên có trình độ đến đại học là 290 mẫu khảo sát chiếm tỷ lệ 74%; số lượng nhân viên đạt trình độ sau đại học là 102 mẫu khảo sát chiếm tỷ lệ 26%.

- Về vị trí cơng tác: Số lượng nhân viên, chuyên viên nghiệp vụ là 298 người chiếm tỷ lệ 76%; số lượng Trưởng/phó bộ phận, Trưởng/phó phòng là 48 người chiếm tỷ lệ 12,3%; số lượng Giám đốc/Phó giám đốc là 9 người chiếm tỷ lệ 2,3 %, số lượng nhân viên ở vị trí cơng tác khác là 37 người chiếm tỷ lệ 9,4%.

- Về thu nhập: 153 thu nhập dưới 7 triệu đồng/tháng chiếm tỷ lệ 39%; 112 người có thu nhập từ 7 đến 11 triệu đồng/tháng chiếm tỷ lệ 28,6%; có 96 người có thu nhập từ 11 đến 15 triệu đồng/tháng chiếm tỷ lệ 24,5%; có 31 người có thu nhập trên 15 triệu đồng /tháng chiếm tỷ lệ 7,9%.

Bảng 4.1- Thống kê mô tả các đặc điểm của mẫu nghiên cứu.

Cở mẫu nghiên cứu

n=392 Tần số Phần trăm (%) Phần trăm hợp lệ (%) Phần trăm lũy kế (%) Giới tính Nam 191 48,7 48,7 48,7 Nữ 201 51,3 51,3 100,0 Độ tuổi Dưới 26 tuổi 158 40,3 40,3 40,3 Từ 26 – 31 tuổi 149 38,0 38,0 78,3 Từ 31 – 36 tuổi 49 12,5 12,5 90,8 Trên 36 tuổi 36 9,2 9,2 100,0 Trình độ học vấn Đến đại học 290 74,0 74,0 74,0 Sau đại học 102 26,0 26,0 100,0 Vị trí cơng tác

Nhân viên, chuyên viên 298 76,0 76,0 76,0 Trưởng/phó bộ phận,

Trưởng/phó phòng 48 12,3 12,3 88,3 Giám đốc/phó Giám đốc 9 2,3 2,3 90,6 Vị trí cơng tác khác 37 9,4 9,4 10,0

Thu nhập

Dưới 7 triệu/tháng 153 39,0 39,0 39,0 Từ 7 - 11 triệu/tháng 112 28,6 28,6 67,6 Từ 11 - 15 triệu/tháng 96 24,5 24,5 92,1 Trên 15 triệu/tháng 31 7,9 7,9 100,0

4.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo

4.2.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Cạnh tranh năng lực (COMPETI)

Thang đo Cạnh tranh năng lực gồm 4 biến quan sát từ COMPETI1 đến COMPETI4.

 Giá trị Cronbach alpha : 0,705.

 Tương quan biến tổng nhỏ nhất 0,408.

Như vậy bốn biến quan sát của thang đo Cạnh tranh năng lực đều được giữ lại để phân tích nhân tố khám phá.

(Chi tiết phụ lục 4.2.1)

4.2.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Trách nhiệm xã hội (RESPONSI)

Thang đo Trách nhiệm xã hội gồm 3 biến quan sát từ RESPONSI1 đến RESPONSI3.

 Giá trị Cronbach alpha : 0,594.

 Tương quan biến tổng nhỏ nhất 0,381.

Nhận thấy giá trị Cronbach alpha = 0,594 < 0,6. So với điều kiện kiểm định đưa ra thì thang đo khơng đạt yêu cầu. Tác giả loại thang đo Trách nhiệm xã hội khỏi mơ hình nghiên cứu.

(Chi tiết phụ lục 4.2.2)

4.2.3 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Định hướng làm việc nhóm (TEAM)

Thang đo Định hướng nhóm làm việc gồm 5 biến quan sát từ TEAM1 đến TEAM5.

 Giá trị Cronbach alpha của thang đo Định hướng làm việc nhóm là 0,606.

 Tương quan biến tổng của biến TEAM2 là -0,012 (tiêu chuẩn đưa ra phải lớn hơn 0,3).

Như vậy TEAM2 không đạt yêu cầu, để tránh trường hợp mất biến quan sát, tác giả loại bỏ biến TEAM2 và tiến hành kiểm định lại giá trị Cronbach alpha.

Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Định hướng làm việc nhóm lần 2

 Giá trị Cronbach alpha sau khi loại bỏ biến TEAM2 là 0,702. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy bốn biến của thang đo Định hướng làm việc nhóm đều được giữ lại để phân tích nhân tố khám phá.

(Chi tiết phụ lục 4.2.3)

4.2.4 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Cải tiến (INNOVA)

Thang đo Cải tiến: 4 biến quan sát từ INNOVA1 đến INNOVA4.

 Giá trị Cronbach alpha : 0,766.

 Tương quan biến tổng nhỏ nhất 0,495.

Như vậy bốn biến của thang đo Cải tiến đều được giữ lại để phân tích nhân tố khám phá.

(Chi tiết phụ lục 4.2.4)

4.2.5 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Định hướng năng suất (PERFORM)

Thang đo Định hướng năng suất gồm 5 biến quan sát từ PERFORM1 đến PERFORM4.

 Giá trị Cronbach alpha: 0,765.

 Tương quan biến tổng của tất cả các biến đều từ 0,479 trở lên.

Như vậy năm biến của thang đo Định hướng năng suất đều được giữ lại để phân tích nhân tố khám phá.

(Chi tiết phụ lục 4.2.5)

4.2.6 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Sự ổn định (STABILI)

Thang đo Sự ổn định: 4 biến quan sát từ STABILI1 đến STABILI4.

 Giá trị Cronbach alpha là 0,707.

 Tương quan biến tổng của biến STABILI4 là 0,209.

Tác giả loại bỏ biến STABILI4 và tiến hành kiểm định lại độ tin cậy của thang đo Sự ổn định.

Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Sự ổn định lần 2

 Giá trị Cronbach alpha 0,812.

 Tương quan biến tổng nhỏ nhất 0,628.

(Chi tiết phụ lục 4.2.6)

4.2.7 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Nhấn mạnh vào phần thưởng (REWARD)

Thang đo Nhấn mạnh vào phần thưởng gồm 5 biến quan sát từ REWARD1 đến REWARD5.

 Giá trị Cronbach alpha là 0,815.

 Tương quan biến tổng của tất cả các biến đều từ 0,564 trở lên.

Như vậy năm biến của thang đo Nhấn mạnh vào phần thưởng đều được giữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các thành phần văn hóa doanh nghiệp đến cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên khối ngân hàng TMCP tại TP HCM , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 41)