1.2. Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại
1.2.4.2. Phạt vi phạm hợp đồng
- Phạt vi phạm là việc bên bi vi phạm yêu cầu bên vi phạm phải trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định của Luật Thương mại (2005)18.
Phạt hợp đồng là một chế tài tiền tệ, được áp dụng phổ biến đối với tất cả các hành vi vi phạm các điều khoản của hợp đồng, khơng cần tính đến hành vi đó đã gây ra thiệt hại hay chưa gây thiệt hại. So với chế tài “buộc thực hiện đúng hợp đồng”, chế tài phạt hợp đồng cứng rắn hơn và có chức năng chủ yếu là trừng phạt, phòng ngừa vi phạm hợp đồng, đề cao ý thức tơn trọng pháp luật nói chung và pháp luật hợp đồng nói riêng.
Mục đích chủ yếu mà bên bị phạm hướng tới khi áp dụng hình thức chế tài
17 Điều 298, Luật Thương mại (2005).
18Điều 294, Luật Thương mại (2005).
28
này không phải là “hành vi” giống như buộc thực hiện đúng hợp đồng mà là khoản tiền phạt mà bên vi phạm phải trả.
Luật Thương mại (2005) quy định các bên có thể thoả thuận về một khoản tiền phạt hợp đồng, nếu xảy ra vi phạm, bên bị vi phạm có quyền địi khoản tiền phạt mà khơng được quyền địi bồi thuờng thiệt hại.
Với quy định như vậy, chế tài phạt vi phạm dường như được áp dụng nhằm đồng thời hai mục đích: răn đe, ngăn chặn vi phạm hợp đồng (trong trường họp có vi phạm thì bên vi phạm sẽ phải nộp "phạt" không phụ thuộc vào việc thực tế vi phạm đó có gây ra thiệt hại cho bên kia không); bồi thường thiệt hại theo khoản tiền định trước (tức là nếu có vi phạm gây thiệt hại thì bên bị thiệt hại không được quyền đòi bồi thường thiệt hại theo mức thiệt hại thực tế mà chỉ được đòi khoản tiền đã xác định trước mặc dù thực tế khơng có thiệt hại hoặc thiệt hại có thể là thấp hơn hoặc cao hơn mức quy định này).
- Căn cứ áp dụng chế tài phạt vi phạm, bao gồm: hợp đồng có thoả thuận về phạt vi phạm; có hành vi vi phạm hợp đồng; có lỗi của bên vi phạm hợp đồng.
Theo Luật Thương mại (2005), chế tài phạt vi phạm hợp đồng chỉ được áp dụng khi các bên có “sự thoả thuận” trong hợp đồng. Nếu hợp đồng khơng có sự
thoả thuận về phạt vi phạm thì bên bị vi phạm mất quyền đòi phạt vi phạm hợp đồng và chỉ có quyền địi bồi thường thiệt hại19. Tuy nhiên, quy định này của Luật Thương mại (2005) tỏ ra “sơ cứng”, không phù hợp với xu hướng đề cao sự tự do ý chí của các bên trong quan hệ hợp đồng. Hợp đồng không thoả thuận về việc phạt vi phạm, nhưng sau đó các bên có thoả thuận mới hoặc một bên thừa nhận vi phạm và chấp nhận mức phạt do bên bị vi phạm đưa ra thì khơng có lý do gì để khơng chấp nhận phạt vi phạm theo thỏa thuận của các bên.
Phạt hợp đồng được áp dụng phổ biến đối với các hành vi vi phạm hợp đồng. Tuy vậy, có những vi phạm mà khơng có cá nhân, tổ chức nào đặt vấn đề áp dụng trách nhiệm đối với hành vi vi phạm đó, như: vi phạm điều khoản về giải quyết tranh chấp, điều khoản về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại. Khi đề cập đến căn cứ áp dụng chế tài phạt hợp đồng, Luật Thương mại (2005) cũng không đề cập đến yếu tố lỗi. Tuy nhiên, khơng có nghĩa là pháp luật đã cho phép áp dụng phạt hợp đồng đối với mọi hành vi vi phạm (không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ theo thoả thuận mà khơng cần tính đến yếu
19 Điều 300, Luật Thương mại (2005).
29
tố lỗi. Pháp luật quy định, được miễn trách nhiệm hợp đồng khi bên vi phạm khơng có lỗi (do bất khả kháng hoặc do lỗi của bên đối tác, xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận, do thực hiện quyết định của cơ quan nhà nuớc có thẩm quyền20). Điều đó cho thấy, lỗi vẫn là yếu tố cần thiết đế áp dụng chế tài phạt vi phạm hợp đồng và các hình thức chế tài khác trong trách nhiệm hợp đồng.
- Nội dung của chế tài phạt vi phạm là bên bị vi phạm buộc bên vi phạm phải trả một khoản tiền nhất định. Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266, Luật Thương mại (2005)21. Mức phạt do các bên thoả thuận trong hợp đồng nhung phải trong khuôn khổ giới hạn của pháp luật. Giới hạn thứ nhất là mức phạt hoặc tổng mức phạt không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm; giới hạn thứ hai là mức phạt được tính trên giá trị nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, vấn đề đặt ra, nếu các bên không thoả thuận cụ thể trong hợp đồng về mức phạt thì có áp dụng phạt vi phạm đuợc không? Vấn đề này trong thực thi pháp luật đang có quan điểm vận dụng trái ngược nhau. Một số chuyên gia pháp lý cho rằng, nếu các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thoả thuận cụ thể trong hợp đồng về mức phạt thì cơ quan tài phán sẽ cân nhắc để áp dụng mức phạt tuỳ thuộc vào mức độ vi phạm và nguyên nhân của vi phạm nhưng tối đa không quá 8% nghĩa vụ bị vi phạm.
Theo quy định của Luật Thương mại (2005), điều khoản phạt vi phạm hợp đồng thương mại chỉ đóng vai trị là “điều khoản tuỳ nghi”, tức là những điều khoản các bên có thể tự thoả thuận với nhau và ghi vào trong hợp đồng khi chưa có quy định của pháp luật hoặc đã có quy định của pháp luật nhưng các bên được phép vận dụng linh hoạt vào hoàn cảnh thực tế của mình mà khơng trái pháp luật. Trong trường họp này, các bên có thể thoả thuận hoặc không thoả thuận về điều khoản phạt vi phạm hợp đồng. Nếu có điều khoản phạt vi phạm, thì điều khoản đó có hiệu lực thi hành. Nếu các bên không thoả thuận và ghi vào trong hợp đồng thì chế tài phạt vi phạm có thể khơng được áp dụng. Các quy định của Luật Thương mại được xây dựng dựa trên nguyên tắc tôn trọng thoả thuận của các bên về mức phạt truớc khi áp dụng mức phạt giới hạn mà pháp luật quy định.
20 Điệu 294, Luật Thương mại (2005)
21 Điều 301, Luật Thương mại (2005).
30