1.2. Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại
1.2.4.3. Bồi thường thiệt hại vi phạm hợp đồng
- Bồi thuờng thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm12.
Nếu như hình thức phạt hợp đồng có chức năng chủ yếu là trừng phạt, giáo dục và phịng ngừa thì bồi thường thiệt hại có chức năng chủ yếu là bồi hồn, bù đắp khơi phục lợi ích vật chất bị thiệt hại cho bên bị vi phạm. Với mục đích này, bồi thường thiệt hại chỉ được áp dụng khi có thiệt hại xảy ra.
- Căn cứ áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại phải hội đủ cả 4 căn cứ: có hành vi vi phạm hợp đồng; có thiệt hại thực tế xảy ra; hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại đó; có lỗi của bên vi phạm.
- Nội dung của chế tài bồi thường thiệt hại là bên vi phạm phải trả cho bên bị vi phạm giá trị vật chất bị tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng của mình gây ra.
Về nguyên tắc, bên vi phạm phải “bồi thường toàn bộ” những thiệt hại vật chất cho bên bị vi phạm, không giới hạn bởi giá trị hợp đồng. Tuy nhiên, các khoản thiệt hại đòi bồi thường phải nằm trong phạm vi được pháp luật ghi nhận. Việc bồi thường thiệt hại được tiến hành theo nguyên tắc “bồi thường toàn bộ”, do vậy mà có những trường hợp số tiền bồi thường của một bên lớn hơn cả giá trị hợp đồng đã bị vi phạm. Toàn bộ thiệt hại bao gồm: giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra, chi phí ngăn chặn hạn chế hậu quả của vi phạm, khoản lợi trực tiếp mà bên bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
Khi áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại, có những điểm sau đây:
- Chỉ buộc bên vi phạm phải bồi thường các thiệt hại mà bên bị vi phạm yêu cầu khi bên bị vi phạm có đầy đủ các căn cứ đế chứng minh cho các tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu khơng có hành vi vi phạm hợp đồng. Bên u cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà mình đáng lẽ được hưởng nếu khơng có hành vi vi phạm hợp đồng22.
- Phải xem xét bên bị vi phạm hợp đồng đã áp dụng các biện pháp hợp lý để ngăn chặn hạn chế tổn thất xảy ra hay không. Nếu bên bị vi phạm không áp dụng biện pháp hạn chế mà để mặc cho tổn thất xảy ra thì bên vi phạm có quyền yâu cầu
22Điều 304, Luật Thương mại (2005).
31
giảm bớt giá trị bồi thường thiệt hại bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được nếu bên bị vi phạm đã áp dụng biện pháp khắc phục23.
- Khi áp dụng chế tài bồi thường hại cũng cần lưu ý mối quan hệ giữa phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại. Với bản chất của hợp đồng, các bên trong hợp đồng có quyền thoả thuận về các hình thức chế tài phù hợp với quy định của pháp luật. Các bên có quyền thoả thuận về việc bên vi phạm không phải nộp tiền phạt vi
phạm hợp đồng mà chỉ phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp tiền phạt vi phạm hợp đồng và vừa phải bồi thường thiệt hại. Theo Luật Thương mại (2005),
trong trường hợp các bên của hợp đồng khơng có thoả thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại; trường hợp các bên có thoả thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại24.
Đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ thanh toán, Luật Thương mại (2005) quy định25: “Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm
thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền u cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điếm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”. Tuy nhiên, hiểu
quy định này như thế nào để vận dụng vào thực hiện vẫn còn là vấn đề chưa rõ ràng. Cụ thể, sẽ áp dụng mức lãi suất nào khi các bên có thoả thuận trong hợp đồng về lãi suất chậm thanh tốn. Sự thoả thuận của các bên có thế thấp hơn hoặc cao hơn mức lãi suất nợ quá hạn trung bình tại thời điểm thanh tốn. Trong trường hợp các bên có thoả thuận lức lãi suất thấp hơn mức lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường (vì khi đó sẽ áp dụng theo mức thoả thuận).
Bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm có nhiều điểm giống nhau, nên người ta thường gọi phạt vi phạm là bồi thường thiệt hại được tính trước. Song cũng có điểm khác nhau giữa hai chế tài này vì bồi thường thiệt hại là dựa trên việc chứng minh tổn thất thực tế xảy ra của bên bị vi phạm chứ khơng phải là dự đốn của các bên. Nếu như phạt vi phạm điều kiện bắt buộc phải có sự thoả thuận trước của các bên trong hợp đồng thì bồi thường thiệt hại khơng bắt buộc phải có sự thoả thuận trước trong hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền địi bồi thường thiệt hại cả khi hợp đồng
23 Điều 305, Luật Thương mại (2005).
24Điều 307, Luật Thương mại (2005).
25Điều 306, Luật Thương mại (2005).
32
có quy định phạt vi phạm (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác). Việc bồi thường thiệt hại có hai dạng:
* Bồi thường thiệt hại có tỉnh chất đền bù: Bên vi phạm phải đền bù lại số
thiệt hại mà bên bị vi phạm đã gánh chịu. Loại bồi thường thiệt hại này được áp dụng khi thực hiện không đúng nghĩa vụ hợp đồng như giao hàng kém phẩm chất, giao sai địa điểm... Trong tình hình cạnh tranh gay gắt hiện nay, người ta càng địi hỏi hàng hố có chất lượng cao, thoả mãn tốt hơn nhu cầu biến động của con người và xã hội, sản xuất và thị trường. Do vậy, yếu tố chất lượng hàng hố, chất lượng cơng việc được chú ý nhiều trong các hợp đồng thương mại. Chính vì vậy mà vi phạm về chất lượng cũng bị xử lý nặng hơn.
* Bồi thường thiệt hại không có tính chất đền bù (bồi thường thiệt hại tính
theo thời gian): Bên vi phạm hợp đồng bồi thường tiền tỷ lệ với thời gian vi phạm hợp đồng, loại bồi thường này được áp dụng trong các trường hợp chậm thực hiện các nghĩa vụ, chậm trả tiền. Khi ký kết hợp đồng, nếu người mua nhằm vào hàng hố thì ngược lại người bán nhằm thu được tiền. Vì trong kinh doanh, tốc độ luân chuyển của đồng vốn càng thu hồi nhanh thì tỷ lệ lợi nhuận càng cao, nên cũng dễ hiếu khi người bán mong muốn thu hồi thật nhanh tiền hàng của mình đế tiếp tục sử dụng vào việc khác, còn người mua lại mong muốn việc trả tiền càng chậm càng tốt. Tuy nhiên, khi đã thoả thuận và quy định trong hợp đồng thì thời hạn thanh tốn trở nên bắt buộc đối với người mua. Người bán phải tuân thủ thời gian giao hàng, vì người bán có tiến hành giao hàng thì người mua mới tiến hành thanh tốn hoặc hai bên cùng thực hiện nghĩa vụ cùng một lúc. Đó là đặc điểm của hợp đồng song vụ. Việc chậm trả tiền của người mua dưới hình thức nào cũng là vi phạm hợp đồng và làm tổn hại đến quyền lợi của người bán, do vậy họ sẽ phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại phát sinh. Thông thường người bán đòi bồi thường thiệt hại và ngừng thực hiện nghĩa vụ của mình. Người bán không nhận được tiền đúng kỳ hạn sẽ phải chịu nhiều thiệt hại: nợ vay tín dụng, phải giữ hàng lại và chịu những chi phí bảo quản lưu giữ. Vì vậy, người mua phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đó.