1.2. Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại
1.2.5. Một số vấn đề miễn trách nhiệm và không phải chịu trách nhiệm
nói chung. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế thị trường, nhất là khi Việt Nam đã trở thành thành viên của tổ chức Thương mại thế giới WTO, khi bước vào sân chơi chung của thế giới, chúng ta không chỉ phải tuân thủ các quy định của pháp luật trong nước, mặt khác nguyên tắc tự do giao kết, tự do thoả thuận hợp đồng càng có vai trị quan trọng. Do đó, để đáp ứng yếu cầu của xu thế mở cửa hội nhập chung vào nền kinh tế thế giới, Luật Thương mại (2005) đã ghi nhận thêm hình thức chế tài do các bên thoả thuận. Tuy nhiên, không phải cứ biện pháp chế tài nào do các bên thoả thuận là đều được áp dụng khi có hành vi vi phạm, mà các biện pháp khác do các bên thoả thuận phải không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế30.
1.2.5. Một số vấn đề miễn trách nhiệm và không phải chịu trách nhiệm hợp đồng. hợp đồng.
Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế (1989) cũng như Luật Thương mại (1997) và Luật Thương mại (2005) của Việt Nam sử dụng đồng nhất hai khái niệm miễn trách nhiệm và không phải chịu trách nhiệm; cịn Bộ Luật Dân sự (2015) thì sử dụng khái niệm miễn trách nhiệm dân sự trong hợp đồng. Xét về bản chất, đó là việc vi phạm cơ bản là một dạng của hành vi vi phạm hợp đồng, nhưng được xem xét miễn trách nhiệm. Theo các quy định tại Bộ luật Dân sự (2015) thì có 03 trường hợp được miễn trách nhiệm dân sự trong hợp đồng31, bao gồm: Sự kiện bất khả kháng; Thiệt
hại xảy ra là hoàn toàn do lỗi của bên bị vi phạm và thỏa thuận của các bên chủ thể trong hợp đồng. Trong khi đó, Luật Thương mại (2005) thì quy định các trường hợp
miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm32:
“1. Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;
b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
30 Khoản 7, Điều 292, Luật Thương mại (2005).
31 Khoản 2, 3 Điều 351 Bộ luật Dân sự (2015).
32 Điều 294, Luật Thương mại (2005).
37
d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thấm quyền mà các bên khơng thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
2. Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm.”
Ngoài ra, Luật Thương mại (2005) quy định các trường hợp miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics33:
“1. Ngoài những trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm về những tổn thất đối với hàng hoá phát sinh trong các trường hợp sau đây:
a) Tổn thất là do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền;
b) Tổn thất phát sinh do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics làm đúng theo những chỉ dẫn của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền;
c) Tổn thất là do khuyết tật của hàng hoá;
d) Tổn thất phát sinh trong những trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định của pháp luật và tập quán vận tải nếu thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics tố chức vận tải;
đ) Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về khiếu nại trong thời hạn mười bốn ngày, kế từ ngày thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics giao hàng cho người nhận;
e) Sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Tồ án trong thời hạn chín tháng, kế từ ngày giao hàng.
2. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm về việc mất khoản lợi đáng lẽ được hưởng của khách hàng, về sự chậm trễ hoặc thực hiện dịch vụ logistics sai địa điếm khơng do lỗi của mình.”
Thực chất, cần phân biệt không phải chịu trách nhiệm khác miễn trách nhiệm. Các trường hợp quy định tại điểm a, b, c, khoản 1 và khoản 2, Điều 237 cũng như các trường hợp quy định tại điểm b, c, d, khoản 1, Điều 294 của Luật Thương mại (2005) là các trường hợp không phải chịu trách nhiệm, bởi không hội
33 Điều 237, Luật Thương mại (2005).
38
đủ căn cứ áp dụng trách nhiệm (chế tài). Tất cả các trường hợp nêu trên đều cho thấy bên vi phạm khơng có lỗi, mà bên vi phạm khơng có lỗi thì khơng đủ căn cứ để áp dụng chế tài. Còn các trường hợp quy định tại điểm d, đ, e, khoản 1, Điều 237 và các trường hợp quy định tại điếm a khoản 1, Điều 294 của Luật Thương mại (2005) mới là các trường hợp miễn trách nhiệm. Thực chất, các trường hợp này đã hội đủ căn cứ áp dụng trách nhiệm nhưng được các bên thỏa thuận miễn trách nhiệm hoặc pháp luật quy định được miễn trách nhiệm do bên bị vi phạm đã không thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình.