Sự kiện bất khả kháng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về xử lý vi phạm hợp đồng mua bán thủy hải sản tại cà mau thực trạng và giải pháp (Trang 43 - 44)

1.2. Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại

1.2.6. Sự kiện bất khả kháng

Sự kiện bất khả kháng là căn cứ miễn trách nhiệm phổ biến được quy định trong các hợp đồng. Sự kiện như thế nào được coi là bất khả kháng để miễn trách nhiệm hợp đồng được quy định tại Bộ luật Dân sự (2015) như sau34:

“1. Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.

Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự khơng thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc khơng thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình”.

Một sự kiện được coi là bất khả kháng với tính chất là căn cứ đế miễn trách nhiệm hợp đồng phải thoả mãn các dấu hiệu sau: Xảy ra sau khi các bên đã giao kết

hợp đồng và trong thời hạn thực hiện hợp đồng; có tính chất khách quan, bất thường mà các bên không thê lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng biện pháp cần thiết; là nguyên nhân dẫn đến sự vi phạm hợp đồng.

Với cách hiểu như vậy, các trường hợp bất khả kháng thường gặp trong thực tế, bao gồm: thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh, đình cơng, sự thay đổi chính sách pháp luật của nhà nước.

34 Khoản 1, Điều 156, Bộ Luật Dân sự (2015).

39

Chương 2: Thực trạng và giải pháp xử lý vi phạm hợp đồng mua bán thủy hải sản tại Cà Mau, nhìn từ một số vụ tranh chấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về xử lý vi phạm hợp đồng mua bán thủy hải sản tại cà mau thực trạng và giải pháp (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)