Mơ hình nghiên cứu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các yếu tố quản trị doanh nghiệp và cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại việt nam (Trang 39)

CHƯƠNG 3 : DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3 Mơ hình nghiên cứu:

Dựa trên nghiên cứu của Andres và Vallelado (2008) và các nghiên cứu trước đây về quan hệ giữa các yếu tố quản trị doanh nghiệp và cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động ngân hàng, mơ hình nghiên cứu áp dụng cho bài nghiên cứu này như sau:

HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG (ĐO LƯỜNG BẰNG ROA VÀ ROE)

QUY MÔ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ MỨC ĐỘ ĐỘC LẬP HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BIẾN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP CỔ ĐÔNG NHÀ NƯỚC LÀ CỔ ĐÔNG LỚN

CỔ ĐƠNG NƯỚC NGỒI LÀ CỔ ĐÔNG LỚN BIẾN

CẤU TRÚC SỞ HỮU

QUY MÔ TỔNG TÀI SẢN

TỶ LỆ DƯ NỢ CHO VAY TRÊN TỔNG TÀI SẢN BIẾN

KIỂM SOÁT

𝑩𝒂𝒏𝒌 𝑷𝒆𝒓𝒇𝒐𝒓𝒎𝒂𝒏𝒄𝒆𝒊𝒕 = 𝜷𝟎 + 𝜷𝟏× 𝒃𝒐𝒂𝒔𝒊𝒛𝒆𝒊𝒕+ 𝜷𝟐× 𝒐𝒖𝒕𝒔𝒊𝒅𝒆𝒓𝒔𝒊𝒕+ 𝜷𝟑× 𝒔𝒕𝒂𝒕𝒆𝒄𝒂𝒑𝒊𝒕+ 𝜷𝟒× 𝒇𝒐𝒓𝒆𝒊𝒈𝒏𝒄𝒂𝒑𝒊𝒕+ 𝜷𝟓× 𝒔𝒊𝒛𝒆𝒊𝒕+ 𝜷𝟔 × 𝒍𝒐𝒂𝒏𝒔𝒕𝒂𝒊𝒕+ 𝒆𝒊𝒕 (1)

Trong đó:

Bank Performance: đại diện hiệu quả hoạt động ngân hàng bao gồm hai yếu

tố được lần lượt xem xét là roa và roe.

boasize: số lượng thành viên HĐQT hay còn được gọi là quy mô HĐQT. outsiders: tỷ lệ thành viên HĐQT không tham gia vào Ban điều hành/Ban

giám đốc hay còn được gọi là tỷ lệ độc lập của HĐQT.

statecap: biến giả đại diện cho yếu tố cổ đông nhà nước là cổ đông lớn. foreigncap: biến giả đại diện cho yếu tố cổ đơng nước ngồi là cổ đơng lớn. size: Quy mô tổng tài sản hay cụ thể hơn là logarit tự nhiên của tổng tài sản

ngân hàng vào cuối năm tài chính.

loansta: Tỷ lệ dư nợ cho vay/Tổng dư nợ.

Do tính chất của dữ liệu được thu thập dưới dạng dữ liệu bảng không cân đối (unbalanced panel data), nên dữ liệu sẽ được hồi quy theo phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất pooled OLS. Tuy nhiên, độ vững và tính hiệu quả của các hệ số trong phân tích dữ liệu bảng dựa trên phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất tổng thể có thể bị nghi ngờ vì mơ hình OLS tổng thể dựa trên quá nhiều giả định, không cần quan tâm đến các yếu tố không thể thu thập được hoặc ảnh hưởng riêng lẻ, đặc thù của từng ngân hàng, trong khi vấn đề ảnh hưởng riêng lẻ lại là một trong những hiện tượng xảy ra thường xuyên ở những nghiên cứu thực nghiệm. Do đó, để xử lý vấn đề về các yếu tố không quan sát được (unobserved heterogeneity), mơ hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) và ảnh hưởng cố định (FEM) được sử dụng. Trong luận văn này, mơ hình (1) sẽ được tiến hành hồi quy đồng thời bằng cả 3 phương pháp ước lượng như pooled OLS, FEM, REM để tìm phương pháp ước lượng phù hợp nhất cho dữ liệu trong các trường hợp biến phụ thuộc đại diện hiệu quả hoạt động ngân hàng lần lượt là roa và roe.

Các kiểm tra liên quan bao gồm:

Thứ nhất, kiểm tra ma trận hệ số tương quan giữa các biến nhằm loại bỏ vấn đề

tự tương quan và các kiểm tra phương sai thay đổi của từng mơ hình hồi quy theo các phương pháp OLS, FEM và REM để phát hiện các hiện tượng làm sai lệch của các mơ hình hồi quy này.

Thứ hai, ngoài kiểm tra ý nghĩa từng mơ hình thơng qua P-value hoặc Wald chi2

của các phương pháp OLS, FEM và REM, trong từng trường hợp hồi quy với biến phụ thuộc là roa và roe, luận văn sử dụng hausman test giữa FEM và REM để lựa chọn

phương pháp hồi quy thích hợp nhất cho dữ liệu của mơ hình.

Thứ ba, trong trường hợp phát hiện các hiện tượng làm sai lệch kết quả nghiên

cứu như tự tương quan hay phương sai thay đổi như trên, phương pháp GMM sẽ được sử dụng cùng với các kiểm định liên quan như Arellano-Bond test hay Sargan/Hansen test để kiểm tra việc đáp ứng các điều kiện về biến công cụ cũng như vấn đề nội sinh trong mơ hình cuối cùng. GMM là phương pháp tổng quát của rất nhiều phương pháp ước lượng phổ biến khác. Ngay cả trong điều kiện giả thiết nội sinh bị vi phạm, phương pháp GMM cho ra các hệ số ước lượng vững, không chệch, phân phối chuẩn và hiệu quả.

3.4 Cơ sở thu thập và đo lường các biến

Các biến được thu thập cho bài nghiên cứu được chia thành các nhóm biến chính như sau:

3.4.1 Các biến đại diện cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng

Khi nghiên cứu tác động của các yếu tố quản trị doanh nghiệp và cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng, các nghiên cứu của

Andres và Vallelado (2008), Choi và Hasan (2005); Aebi và cộng sự (2012) đều sử

dụng các chỉ số ROA và ROE là các chỉ số đại diện cho hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại.

Trong một số nghiên cứu của Andres và Vallelado (2008), Staikouras và cộng

sự (2007), Aebi và cộng sự (2012), chỉ số Tobin's Q hoặc lợi nhuận bình quân cổ

phiếu ngân hàng cũng được xem xét sử dụng làm biến đại diện cho hiệu quả hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, đến thời điểm 30/09/2017, theo thống kê các công ty đang niêm yết hoặc đăng ký giao dịch tại hai Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM và Hà Nội, chỉ có 11 ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam có cổ phiếu được chính thức niêm yết hoặc đăng ký giao dịch đó là: NH TMCP Cơng thương Việt Nam (Vietinbank), NH TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), NH TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank), NH TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB), NH TMCP Quốc Dân (NCB), NH TMCP Quân đội (MMB), NH TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), NH TMCP Á Châu (ACB), NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), NH TMCP Kiên Long (Kienlongbank). Do đó việc sử dụng các chỉ số được tính tốn dựa trên giá thị trường của cổ phiếu như Tobin's Q hoặc lợi nhuận bình quân cổ phiếu ngân hàng sẽ làm giảm mạnh số lượng quan sát cần thiết của bài nghiên cứu.

Do đó, để phù hợp với tình hình ngành ngân hàng Việt Nam cũng như đáp ứng số lượng quan sát cho việc thống kê nghiên cứu, bài nghiên cứu này sử dụng ROA và ROE như là các biến đại diện cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Theo đó, ROA của một ngân hàng trong một năm tài chính nhất định được tính bằng thu nhập sau thuế của ngân hàng chia cho bình quân tổng tài sản của hai năm gần nhất (Andres và

Vallelado, 2008; Peni và Vähämaa, 2012). Tương tự như vậy, ROE của một ngân

hàng cũng được tính bằng thu nhập sau thuế của ngân hàng chia cho bình quân vốn chủ sở hữu của ngân hàng đó trong hai năm gần nhất.

3.4.2 Các biến đại diện cho yếu tố quản trị doanh nghiệp

Biến boasize đại diện cho số lượng thành viên Hội đồng quản trị đương nhiệm

theo báo cáo tài chính kiểm toán của các Ngân hàng tại thời điểm kết thúc năm tài chính.

Trong nghiên cứu của Andres và Vallelado (2008), toàn bộ Hội đồng quản trị

của các ngân hàng thuộc các nước OECD được lấy làm đối tượng nghiên cứu là Hội đồng quản trị theo hệ thống 1 cấp (1-tier structure) theo đó Hội đồng quản trị là nơi duy nhất ra quyết định cho công ty, nắm quyền ra quyết định và kiểm soát hoạt động của Giám đốc điều hành (CEO) và Ban giám đốc bên dưới. Theo thống kê của Andres và

Vallelado (2008), số lượng thành viên Hội đồng quản trị của nghiên cứu được lấy mẫu

từ 620 quan sát dao động từ mức thấp nhất là 6 thành viên đến mức cao nhất là 32 thành viên.

Hội đồng quản trị tại Việt Nam có sự khác biệt với quy mô Hội đồng quản trị trong nhiều nghiên cứu nước ngoài. Tại Việt Nam, theo quy định tại điều 134 Luật doanh nghiệp 2014, các Cơng ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mơ hình. Một là, Đại hội đồng cổ đơng, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Hai là, Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Tuy nhiên hầu như tất cả các NH TMCP tại Việt Nam đều được cấu trúc theo hệ thống quản trị 2 cấp theo lựa chọn một, theo đó, Đại hội đồng cổ đơng sẽ đồng thời bầu ra Hội đồng quản trị và Ban kiểm sốt cho Cơng ty. Hội đồng quản trị có chức năng chính là thực thi các quyết định cần thiết để phát triển và tạo ra giá trị cho cơng ty. Ban kiểm sốt đóng vai trò kiểm sốt hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban điều hành, bảo vệ quyền lợi của cổ đơng. Bên cạnh đó, số lượng thành viên HĐQT các NH TMCP Việt Nam trong nghiên cứu này dao động từ 4 -15 thành viên (chi tiết xem bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến trong mơ hình).

Theo một số nghiên cứu của Andres và Vallelado (2008) hay Grove và cộng sự

(2011); biến boasize có tương quan phi tuyến tính dạng hàm chữ U ngược (inverted u-

sharp) với hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Theo đó, quy mơ Hội đồng quản trị càng lớn, nguồn nhân lực quản trị cùng với việc tăng cường giám sát gia tăng, tương ứng là hiệu quả hoạt động ngân hàng càng được gia tăng. Khi số lượng thành viên tăng đến

một mức độ nhất định, hội đồng quản trị với quá nhiều người sẽ gây ra nhiều vấn đề trong việc hợp tác, kiểm sốt và khó khăn trong việc ra quyết định và có thể gây tác động xấu lên hiệu quả hoạt động (Andres và Vallelado, 2008). Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu thực nghiệm khác như của Mollah và Zaman (2015), Bokpin (2013), Aebi và cộng sự (2012), Staikouras và cộng sự (2007) cho thấy tác động của biến boasize đến các biến hiệu quả hoạt động đo lường bằng roa và roe chỉ là tương quan

dương, tương quan âm hoặc khơng có ý nghĩa tương quan với nhau.

Do có sự khác biệt về điều kiện nghiên cứu của biến boasize giữa các nghiên cứu trước đây và tình hình thực tế tại Việt Nam, trong phạm vi của bài luận văn này, biến

boasize sẽ được kỳ vọng có mối quan hệ tương quan dương với hiệu quả hoạt động các

ngân hàng. Cụ thể, số lượng thành viên HĐQT gia tăng được kỳ vọng sẽ mang lại hiệu quả hoạt động tích cực hơn ngân hàng.

Biến outsiders thể hiện tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị của ngân hàng không tham gia vào ban điều hành (ban Tổng giám đốc) của Ngân hàng hay còn được hiểu là biến đại diện cho mức độ độc lập của HĐQT. Mức độ độc lập ở đây có nghĩa là càng thêm nhiều người trở thành thành viên HĐQT không thuộc Ban Giám đốc, đặc biệt là những người có kinh nghiệm, kỹ năng giám sát và tư vấn có thể làm giảm xung đột lợi ích giữa người nội bộ và cổ đông (Andres và Vallelado, 2008). Tương tự như biến

boasize, kết quả nghiên cứu của Andres và Vallelado (2008) cho thấy sự tồn tại tương

quan phi tuyến dạng hàm chữ U ngược (inverted u-sharp) giữa tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị không điều hành với hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Nghiên cứu của

Cornett và cộng sự (2009) chỉ tìm thấy mối quan hệ tương quan dương giữa hai yếu tố

trên. Mặt khác, nghiên cứu của Choi và Hasan (2005) lại khơng tìm thấy mối liên hệ nào giữa tỷ lệ thành viên HĐQT không tham gia điều hành với hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Do đó, dựa trên tổng quan các nghiên cứu trước, biến outsiders được kỳ

3.4.3 Các biến đại diện cho yếu tố cấu trúc vốn

Yếu tố cổ đơng lớn trong cấu trúc sở hữu có vai trị quan trọng đối với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại trong các nghiên cứu trước đây. Theo như nghiên cứu của Nguyễn Hồng Sơn (2014), các biến đại diện cho cổ đơng lớn đều có tương quan dương với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Bên cạnh đó, các nghiên cứu của Berger và cộng sự (2005), Lin và Zhang (2009), Williams và Nguyen (2005) cho rằng các ngân hàng quốc doanh (100% vốn nhà nước hoặc cổ đông sở hữu

phần lớn cổ phần là nhà nước) có hiệu quả hoạt động kém hơn so với các loại hình sở hữu khác. Mặt khác, Choi và Hasan (2005) cho rằng ra rằng mức độ sở hữu nước

ngồi chứ khơng phải sự tồn tại của sở hữu nước ngồi có mối liên hệ tương quan dương với lợi nhuận của ngân hàng và mối liên hệ tương quan âm đáng kể với rủi ro của các ngân hàng.

Tại Việt Nam, cấu trúc sở hữu tại các Ngân hàng thương mại chịu tác động mạnh của các quy định của Chính phủ. Trong giai đoạn 2006 – 2016, giới hạn sở hữu của các các nhân và tổ chức tại các tổ chức tín dụng được quy định và điều chỉnh theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11 ngày 15/06/2004, Nghị định 69/2007/NĐ-CP ngày 20/04/2007, Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010 và Nghị định số 01/2014/NĐ-CP ngày 03/01/2014, cụ thể như sau:

Bảng 3.1 Tổng hợp mức sở hữu tối đa hiện nay tại các tổ chức tín dụng Việt Nam

Loại hình

cổ đơng Tỷ lệ sở hữu

Cá nhân trong nước

Không được sở hữu vượt quá 5% vốn điều lệ của một tổ chức tín

dụng.

Cổ đơng và người có liên quan của cổ đơng đó khơng được sở hữu vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng.

Loại hình

cổ đơng Tỷ lệ sở hữu

Tổ chức trong nước

Không được sở hữu vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín

dụng, trừ các trường hợp sau đây:

a) Sở hữu cổ phần theo quy định tại khoản 3 Điều 149 của Luật các tổ chức tín dụng 2010 để xử lý tổ chức tín dụng gặp khó khăn, bảo đảm an tồn hệ thống tổ chức tín dụng;

b) Sở hữu cổ phần nhà nước tại tổ chức tín dụng cổ phần hóa;

c) Sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật các tổ chức tín dụng 2010.

Cổ đông và người có liên quan của cổ đơng đó khơng được sở hữu vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng.

Cá nhân nước ngồi

Khơng được vượt quá 5% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam.

Tỷ lệ sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư nước ngồi và người có liên quan của nhà đầu tư nước ngoài đó khơng được vượt q 20% vốn

điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam.

Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngồi khơng vượt q 30% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại Việt Nam. Tổ chức

nước ngồi

Khơng được vượt q 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam trừ trường hợp nhà đầu tư chiến lược nước ngồi khơng được vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam.

Tỷ lệ sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư nước ngồi và người có liên quan của nhà đầu tư nước ngồi đó khơng được vượt q 20% vốn

điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam.

Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngồi khơng vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại Việt Nam.

Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt để thực hiện cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém, gặp khó khăn, bảo đảm an tồn hệ thống tổ chức tín dụng, Thủ tướng Chính phủ

quyết định tỷ lệ sở hữu cổ phần của một tổ chức nước ngoài, một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại một tổ chức tín dụng cổ phần yếu kém được cơ cấu lại vượt quá giới hạn quy định đối với từng trường hợp cụ thể.

Trong giai đoạn 2006 – 2016, với nhiều sự kiện lớn tác động đến ngành ngân hàng, nhìn chung nhiều NH TMCP tại Việt Nam có một cấu trúc sở hữu phức tạp với sự tham gia của vốn nhà nước, các tổng công ty nhà nước, các tổ chức nước ngồi và các định chế tài chính nước ngồi với mức độ sở hữu khác nhau. Theo thống kê của tác giả, trong giai đoạn 2006 – 2016, trong 21 ngân hàng lấy mẫu, có một số đặc điểm về cấu trúc sở hữu của các Ngân hàng TMCP Việt Nam như sau:

Đối với cổ đông lớn là nhà đầu tư nước ngoài, trong một số năm nhất định,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các yếu tố quản trị doanh nghiệp và cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại việt nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)