Tổng quan về hiệu quả hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các yếu tố quản trị doanh nghiệp và cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại việt nam (Trang 26 - 28)

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

2.4 Tổng quan về hiệu quả hoạt động

Các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động hay khả năng sinh lợi của ngân hàng cơ bản dựa trên 2 lý thuyết: lý thuyết quyền lực thị trường (MP – Market Power) và lý thuyết cấu trúc hiệu quả (ES – Efficient Structure)

Lý thuyết MP có hai hướng tiếp cận chính: Lý thuyết cấu trúc hành vi hiệu quả (SCP, Structure - Conduct – Performance) và lý thuyết quyền lực thị trường tương đối. Lý thuyết SCP cho rằng, cấu trúc thị trường quyết định hành vi của công ty và hành vi quyết định kết quả trên thị trường. Đặc biệt, nhiều ngành có sự tập trung cao tạo ra những hành vi dẫn đến kết quả kinh tế nghèo nàn, đặc biệt là làm giảm sản lượng và hình thành giá cả độc quyền (Bain, 1951). Trong khi đó, lý thuyết MRP cho rằng, các cơng ty có thị phần lớn và các sản phẩm khác biệt có thể thực hiện quyền lực thị trường và kiếm lợi nhuận không cạnh tranh (Berger, 1995). Ví dụ như, một số ngân hàng lớn với ưu thế thương hiệu lâu năm, có cơ sở khách hàng lớn và chất lượng sản phẩm tốt

có thể tăng giá sản phẩm dịch vụ và thu được nhiều lợi nhuận hơn so với các ngân hàng khác. Một số chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động theo hướng tiếp cận MP: Tobin’s Q, lợi nhuận cổ phiếu bình quân, …

Ngược lại lý thuyết ES cho rằng mối quan hệ giữa thị trường và hiệu suất công ty được xác định bởi hiệu suất cơng ty, hay nói cách khác hiệu suất cơng ty tạo nên cấu trúc thị trường. Theo đó, các ngân hàng đạt được lợi nhuận cao hơn là do chúng hoạt động hiệu quả hơn (Olweny và Shipho, 2011). Lý thuyết ES lại được tiếp cận theo hai hướng khác nhau là hướng tiếp cận theo hiệu quả (Efficiency) và hướng tiếp cận theo hiệu quả quy mô (Scale – Efficiency). Theo hướng tiếp cận hiệu quả, các công ty hiệu quả hơn thường đạt được lợi nhuận cao và thị phần lớn hơn do họ có thể giảm thiểu chi phí sản xuất ở bất kỳ đầu ra nào. Theo hướng tiếp cận hiệu quả quy mơ, các Ngân hàng có quy mơ càng lớn thì chi phí sản xuất càng thấp hơn, lợi nhuận càng cao hơn do lợi thế theo quy mô. Một số chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động theo hướng tiếp cận ES: DEA, X-efficiency, ROA, ROE, …

Như vậy, hiệu quả hoạt động kinh doanh hay khả năng sinh lợi của ngân hàng, theo lý thuyết MP là một hàm theo các yếu tố thị trường, còn theo lý thuyết ES là hiệu quả chịu ảnh hưởng từ các tác động nội bộ và quyết định quản trị.

Tóm lại, quan điểm tiếp cận về hiệu quả của Ngân hàng là đa dạng, tuỳ theo mục đích nghiên cứu có thể xét hiệu quả theo những khía cạnh khác nhau. Nhưng trong phạm vi luận văn này, dựa trên các nghiên cứu tương tự trước đây và tình hình minh bạch thơng tin thực tế tại Việt Nam, tác giả tiếp cận hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng Thương mại dựa trên các chỉ số đánh giá về hiệu quả hoạt động kinh doanh như suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) của các Ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các yếu tố quản trị doanh nghiệp và cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại việt nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)